Theo tinh thần của Luật doanh nghiệp năm 2020 về vốn điều lệ của công ty được xác định ở hai thời điểm, khi đăng ký doanh nghiệp và sau thời điểm kết thúc thời hạn tối đa cam kết góp vốn. Hết thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, vốn…
Quy định về góp vốn của chủ sở hữu công ty
Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chù sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ. Đồng thời, Luật doanh nghiệp năm 2020 yêu cầu chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Khi thành lập công ty, pháp luật Việt Nam không buộc chủ sở hữu công ty phải thực hiện góp vốn ngay tại thời điểm đăng ký với cơ quan nhà nước mà được cam kết góp trong khoảng thời gian nhất định. Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì khoảng thời hạn này là 90 ngày kể từ ngày mà doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, trước đây, không quy định thời hạn tối đa mà chủ sở hữu công ty phải thực hiện nghĩa vụ góp vốn vào công ty như đã đăng ký. Mặc dù quy định này nhằm tạo điều kiện về thời gian để các nhà đầu tư thu xếp nguồn vốn của mình để chuyển cho công ty, nhưng đây là một điểm dễ bị lợi dụng để kéo dài thời gian góp vốn, làm cho vốn điều lệ của công ty trở thành con số chỉ hiện hữu trên giấy tờ mà thực chất là công ty không có đủ số vốn như đã cam kết Vì vậy, hiện nay, Luật doanh nghiệp năm 2020 đã ấn định thời hạn góp vốn, điều này không những hạn chế tình trạng vốn ảo mà còn giúp cho các công ty nhanh chóng có tài sản để tham gia vào các hoạt động kinh doanh.
Hệ quả khi chủ sở hữu không góp vốn đúng hạn là:
(i) Không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn, chủ sở hữu phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ;
(ii) Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đồi vốn điều lệ;
(iii) Ghủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ.
Theo tinh thần của Luật doanh nghiệp năm 2020 về vốn điều lệ của công ty được xác định ở hai thời điểm, khi đăng ký doanh nghiệp và sau thời điểm kết thúc thời hạn tối đa cam kết góp vốn. Hết thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, vốn điều lệ của công ty được xác định dựa vào số vốn thực góp. Việc chủ sở hữu công ty không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn, chủ sở hữu phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ. Luật doanh nghiệp năm 2020, trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn luật định, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ.
Tăng vốn điều lệ
Theo Luật doanh nghiệp năm 2020, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể tăng vốn điều lệ bằng cách:
Chủ sở hữu đầu tư thêm vốn vào vốn điều lệ công ty:
Tăng vốn điều lệ đồng nghĩa với việc tăng khả năng trả nợ của công ty, góp phần giảm thiểu rủi ro cho các khách hàng, đối tác của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, vì vậy việc tăng vốn điều lệ được khuyến khích.
Tăng vốn điều lệ bằng cách chủ sở hữu tự góp vốn thêm vào vốn điều lệ được xem là hình thức tăng vốn đơn giản và an toàn nhất cho chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty sẽ tự mình cân nhắc dựa trên nhu cầu kinh doanh của công ty và khả năng tài chính của mình để đưa ra quyết định tăng thêm vốn điều lệ. Với cách thức tăng vốn điều lệ này, ưu điểm là chủ sở hữu công ty vẫn tiếp tục duy trì vai trò, vị trí là chủ sở hữu duy nhất của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, không phải san sẻ quyền lực hay lợi nhuận với chủ thể khác. Tuy nhiên, cách tăng vốn điều lệ này nhiều trường hợp sẽ không thể huy động được nguồn vốn cần thiết.
Chủ sở hữu huy động thêm von góp của người khác:
Luật doanh nghiệp năm 2020 còn cho phép công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn bằng cách huy động tổ chức, cá nhân khác góp vốn vào công ty. Những chủ thể góp vốn vào công ty như vậy phải không rơi vào các trường hợp bị cấm theo quy định của pháp luật. Sau khi thực hiện xong việc góp vốn, mỗi chủ thể sẽ sở hữu một phần phần vốn góp, kéo theo đó là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không còn thuộc sở hữu của một chủ nữa mà đã thuộc sở hữu của nhiều chủ, nó không còn mang bàn chất công ty một chủ. Khi chủ sở hữu lựa chọn hình thức huy động vốn bằng cách này cho công ty thì bắt buộc phải làm thủ tục chuyển đổi loại hình thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020.
vỉệc huy động thêm vốn bằng cách kêu gọi chủ thể khác cùng tham gia góp vốn vào công ty thì công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dễ dàng có được một nguồn vốn điều lệ lớn phục vụ cho việc kinh doanh. Tuy nhiên, trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải tổ chức quản lý theo một trong hai loại hình sau đây: công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên hở lên và công ty phải thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thay đổi vốn điều lệ; công ty cổ phần theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020.
Ý nghĩa của việc giảm vốn điều lệ doanh nghiệp ?
Vốn điều lệ có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định khả năng trả nợ của công ty, việc giảm vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng lớn đến năng lực tài chính của công ty và tạo thêm rủi ro cho các chủ nợ của công ty. Đồng thời, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ có một thành viên duy nhất, một chủ sở hữu, nên chủ sở hữu có thể giảm vốn điều lệ một cách dễ dàng nhằm trốn tránh các nghĩa vụ về tài sản, dẫn tới quyền lợi của các chủ nợ không được bảo đảm.
Nếu cấm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được giảm vốn điều lệ trong mọi trường hợp, vô tình cấm luôn cả việc công ty được giảm vốn trong trường hợp không sử dụng hết vốn đã đầu tư ban đầu, gây nên tình trạng lãng phí. Một khi mà việc trả nợ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được bảo đảm thì việc giảm vốn điều lệ cần được ghi nhận. Do vậy, Luật doanh nghiệp năm 2020 đã ghi nhận 2 trường hợp mà công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được giảm vốn điều lệ.
Thứ nhất, hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu.
Cách giảm vốn điều lệ như thế này đã góp phần bảo vệ được lợi ích của bên thứ ba và bảo đảm được quyền lợi của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Vi phạm điều kiện hoàn trả vốn thì chủ sở hữu phải đối mặt với chế tài được nêu tại Luật doanh nghiệp năm 2020.
Thứ hai, vốn điều lệ không được chủ sở hữu thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được giảm vôn điều lệ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ, tuy nhiên, chủ sở hữu công ty vẫn phải chịu trách nhiệm với các nghĩa vụ tài chính tương ứng với phần vốn mà chủ sở hữu đã cam kết góp ngay từ đầu cho khoảng thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ công ty.
Quy định này cũng đã bảo đảm được quyền lợi của bên thứ ba và của chính công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Đây cũng là quy định nhằm hạn chế tình trạng vốn ảo, bởi theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thủ tục và yêu cầu để thành lập doanh nghiệp nói chung đã rất thông thoáng và dễ dàng, ngay từ khi thành lập công ty thì chủ sở hữu công ty hách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể kê khai mức vốn điều lệ theo mong muốn nền khả năng dẫn đến tình trạng kê khai vốn điều lệ ảo nhằm mục đích tư lợi.
Ngoài việc buộc chủ sở hữu công ty phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trên số vốn đã cam kết cho các giao dịch phát sinh trước khi đăng ký thay đổi vốn góp thì công ty còn có thể bị phạt
Một số vấn đề khác liên quan đến vốn điều lệ
a) Trường hợp chủ sở hữu chuyển nhượng hoặc tặng cho một phần vốn điều lệ:
Trường hợp chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chuyển nhượng hoặc tặng cho một phần vốn điều lệ, thì lúc này vốn điều lệ của công ty không còn thuộc sở hữu của một chủ. Vậy nên; Luật doanh nghiệp năm 2020 đặt ra trách nhiệm của công ty trong việc tổ chức hoạt động sang các loại hình doanh nghiệp nhiều chủ, để phù hợp với bản chất cùa công ty lúc này.
Theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 thì công ty phải tổ chức hoạt động theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trờ lên hoặc công ty cổ phần. Công ty thực hiện đãng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh ữong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng, tặng cho.
Cũng cần lưu ý rằng nếu chủ sở hữu tặng cho hoặc chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ cho một chủ thể khác thì lúc này công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không cần phải chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty nhiều chủ, nhưng vẫn phải làm thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020.
b) Trường hợp chủ sở hữu là cá nhân chết:
Neu chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một cá nhân, mà cá nhân này chết thì làm phát sinh quan hệ pháp luật về thừa kế đối với phần vốn của người này trong công ty. Lúc này, người thừa kế hợp pháp của chủ sở hữu công ty (theo di chúc hoặc theo pháp luật) sẽ trở thành chủ sở hữu duy nhất của công ty (nếu chỉ có một người thừa kế) hoặc đồng sờ hữu (nếu có hơn một người thừa kế). Trường họp có nhiều người thừa kế, nghĩa là lúc này công ty đang có nhiều chủ sở hữu nên công ty phải tổ chức hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tương ứng và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc việc giải quyết thừa kế.
Lưu ý: Trường hợp không có người thừa kế/người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp của chủ sở hữu được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
c) Trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức bị giải thể hoặc phá sản:
Chủ sở hữu công ty là tổ chức bị giải thể/phá sản thì người nhận chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu sẽ trở thành chủ sở hữu hoặc thành viên công ty. Công ty phải tố chức hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tương ứng và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng.
d) Kiểm soát các giao dịch có nguy cơ tư lợi trong công ty:
Gọi là giao dịch có nguy cơ tư lợi bởi không phải mọi giao dịch như vậy đều dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho lợi ích của công ty, thậm chí nhiều trường hợp chính các giao dịch này giúp công ty tiết kiệm được nhiều nguồn lực. Trong tình huống trên, vì D là vợ của c nên c dễ dàng đàm phán để thuê nhà xưởng X với giá thấp hơn giá thị trường, tiết kiệm cho công ty. Vậy nên, những giao dịch loại này pháp luật đặt ra cơ chế để kiểm soát chứ không cấm đoán.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về giảm vốn điều lệ? Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.