Trao đổi hàng hoá

trao đổi hàng hoá

Hiểu thế nào về giá trị sử dụng, trao đổi và giá cả của hàng hóa ? Dưới góc độ kinh tế thì giá trị , giá trị sử dụng, giá trị trao đổi và giá cả của hàng hóa bị ảnh hưởng bởi những nhân tố nào ? … và các vấn đề pháp lý khác liên quan đến giá trị của hàng hóa sẽ dược Luật Trần và Liên Danh phân tích cụ thể:

Giá trị của hàng hóa là gì?

Giá trị của hàng hoá là một thuộc tính của hàng hoá, đó chính là lao động hao phí của người sản xuất để sản xuất ra nó đã được kết tinh vào trong hàng hoá.

– Giá trị của hàng hoá là giá trị lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hoá đó và tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.

– Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động xã hội trung bình để sản xuất ra hàng hoá. Thời gian lao động xã hội cần thiết có thể thay đổi.

– Có ba nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hoá:

+ Thứ nhất, đó là năng suất lao động.

+ Thứ hai, đó là cường độ lao động.

+ Thứ ba là mức độ phức tạp của lao động.

Giá trị sử dụng của hàng hóa là gì?

Giá trị sử dụng của một vật phẩm là tính chất có ích, công dụng của vật thể đó có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó cho việc sản xuất hoặc cho sự tiêu dùng cá nhân. Giá trị sử dụng được quyết định bởi những thuộc tính tự nhiên và những thuộc tính mà con người hoạt động tạo ra cho nó.

Giá trị giao đổi của hàng hóa là gì?

Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là tỉ lệ theo đó một giá trị sử dụng loại hàng hoá này được trao đổi với một giá trị sử dụng khác, trên một cơ sở chung, cái chung đó là lao động (thời gian lao động và công sức lao động) được chứa đựng trong hàng hoá, đó chính là cơ sở giá trị của hàng hoá.

Định lượng giá trị: Tỷ lệ trao đổi tùy thuộc rất nhiều yếu tố: lao động hao phí của người sản xuất ,vị thế, độ bức xúc nhu cầu,thói quen tâm lý, quy định xã hội v.v., vì thế tỷ lệ trao đổi sẽ là ngẫu nhiên nhưng mang tính ổn định nhất định.

Giá cả của hàng hóa là gì?

Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị trao đổi của hàng hoá, Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hoá, một dịch vụ, hay một tài sản nào đó.

Giá cả của hàng hoá nói chung là đại lượng thay đổi xoay quanh giá trị.

– Khi cung và cầu của một hay một loại hàng hóa về cơ bản ăn khớp với nhau thì giá cả phản ánh và phù hợp với giá trị của hàng hoá đó,

– Giá cả sẽ cao hơn giá trị của hàng hoá nếu số lượng cung thấp hơn cầu.

– Giá cả sẽ thấp hơn giá trị của hàng hoá nếu số lượng cung cao hơn cầu.

Giá cả của một mặt hàng phụ thuộc vào:

– Giá trị của bản thân hàng hoá đó: tức là số thời gian và công sức lao động làm ra nó.

– Giá trị của đồng tiền

– Quan hệ cung và cầu cầu về hàng hoá.

Giá trị thị trường là gì?

“Giá trị thị trường của một tài sản là mức giá ước tính sẽ được mua bán trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá, giữa một bên là người mua sẵn sàng mua và một bên là người bán sẵn sàng bán, trong một giao dịch mua bán khách quan và độc lập, trong điều kiện thương mại bình thường”.

Vai trò của tiền trong việc trao đổi

Tiền chiếm một vai trò trung tâm trong nền kinh tế thị trường bởi vì nó hoạt động như một phương tiện trao đổi. Sự ra đời của tiền thay thế sự cần thiết phải trao đổi thông qua hàng đổi hàng.

Ví dụ, không có tiền, một thợ làm tóc sẽ phải chấp nhận một hàng hóa hoặc dịch vụ khác như khoản thanh toán trực tiếp cho việc cắt tóc. Tuy nhiên, nếu thợ làm tóc được thanh toán bằng khoai tây, điều đó có nghĩa là anh ta phải trả tiền cho trợ lý của mình bằng khoai tây, cũng như trả tiền cho chính mình và các nhà cung cấp khác bằng khoai tây. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu một khách hàng khác muốn trả bằng gạo và một khách hàng khác muốn trả lúa mì? Một mái tóc cắt trị giá có trị giá bằng gạo hay lúa mì? Trao đổi thông qua đổi hàng là rất phức tạp, và các nền kinh tế trao đổi hàng có xu hướng vẫn còn chưa phát triển cao bởi vì giao dịch trực tiếp là vô cùng khó khăn.

Tiền cho phép giao dịch và trao đổi phức tạp. Tiền là bất kỳ tài sản nào được chấp nhận trong việc thanh toán một khoản nợ phát sinh trong một cuộc trao đổi. Đối với một tài sản được sử dụng rộng rãi làm tiền, nó phải có một số đặc điểm nhất định, bao gồm là mang theo được, chia hết, bền và ổn định về giá trị. Một số tài sản thực hiện vai trò của tiền tốt hơn nhiều so với những thứ khác. Ví dụ, khoai tây sẽ không tạo ra một môi trường trao đổi tốt vì chúng không bền và cũng không có giá trị ổn định.

Trong suốt lịch sử, vàng và bạc thường được sử dụng làm tiền, bởi tính có thể chia thành các thanh và tiền xu. Việc giới thiệu tiền giấy của người Trung Quốc trong thế kỷ thứ 9 đã đánh dấu một sự phát triển đáng kể trong sự tiến hóa của tiền, đặc biệt là với sự dễ dàng mà các mệnh giá khác nhau có thể được tạo ra, và tính di động của tiền giấy so với vàng hoặc tiền đúc. Người ta nói rằng người Trung Quốc đã phát minh ra tiền giấy vì thiếu kim loại để làm tiền.

Tìm hiểu về thuyết số lượng tiền tệ

Giá trị của Tiền tệGiá trị của tiền tệ là số lượng hàng hóa và dịch vụ mua được bằng một đơn vị của tiền tệ. Nói một cách khác giá trị của tiền tệ là nghịch đảo của giá cả hàng hóa. Tiền tệ có giá trị không phải vì nó có giá trị tự thân mà vì những gì tiền tệ có thể trao đổi được

– Giá cả của tiền tệ chính là lãi suất, nói một cách khác, giá cả của tiền tệ là số tiền mà người ta phải trả cho cơ hội được vay nó trong một khoảng thời gian xác định

– Thuyết số lượng tiền tệ là lí thuyết về quan hệ giữa lưu lượng tiền tệ và mức giá cả nói chung. Trong tình hình các điều kiện khác không thay đổi thì:

Mức giá cả hàng hoá và số lượng tiền tệ biến đổi theo tỉ lệ thuận,

Giá trị tiền tệ và số lượng tiền tệ biến đổi theo tỉ lệ nghịch.

trao đổi hàng hoá
trao đổi hàng hoá

Do vậymức giá cả của hàng hoá và giá trị của tiền tệ là do số lượng tiền tệ trong lưu thông quyết định.

Có hai cách diễn giải thuyết số lượng tiền tệ:

1) Phương trình cân đối tiền mặt: M= k*Y*P

2) Phương trình Fisher (khi V = 1/k): M*V=Y*P

M là lượng cung về tiền mặt;

P là mức giá chung của nền kinh tế;

Y là thu nhập (GDP) thực tế của toàn bộ nền kinh tế;

k là tỷ lệ thu nhập được giữ ở dạng tiền mặt.

t là thời gian.

V là tốc độ quay vòng của tiền mặt

Thế nghĩa là khi Y và k (V) cố định, tỷ lệ lạm phát sẽ đúng bằng tốc độ tăng cung tiền.

Tìm hiểu về quy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh

+ Qui luật giá trị: Quy luật giá trị đòi hỏi sản xuất và trao đổi hàng hoá phải được thực hiện phù hợp với chi phí lao động xã hội cần thiết.

+ Qui luật cung cầu: Theo quy luật này, cung là một hàm số gia tăng của giá: lượng cung và giá tăng giảm tỉ lệ thuận với nhau; cầu là hàm số suy giảm của giá: lượng cầu và giá tăng giảm tỉ lệ nghịch với nhau.

+ Qui luật cạnh tranh: Theo quy luật này Mỗi người sản xuất hàng hoá và những người tham gia thị trường khác đều cố gắng giành được những điều kiện có lợi nhất trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ cũng như trong việc sử dụng tiền vốn.

Chủ thể hoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới gồm những ai?

Căn cứ Điều 16 Nghị định 14/2018/NĐ-CP quy định chủ thể hoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới bao gồm:

Chủ thể hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới

Thương nhân, cá nhân mang quốc tịch Việt Nam, có hộ khẩu thường trú tại khu vực biên giới hoặc có giấy phép của cơ quan công an có thẩm quyền cho cư trú ở khu vực biên giới.

Thương nhân, cá nhân mang quốc tịch của nước có chung biên giới, có một trong các giấy tờ có giá trị sử dụng như sau: Hộ chiếu, Giấy chứng minh thư biên giới, Thẻ Căn cước công dân (áp dụng đối với cư dân biên giới trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Lào, Việt Nam – Cam-pu-chia), Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới, hoặc giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh khác được cấp theo quy định pháp luật của nước có chung biên giới; thương nhân, hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh của nước có chung biên giới đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật của nước có chung biên giới.

Thương nhân, hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh của nước có chung biên giới chỉ được phép mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới và phải thực hiện theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

Như vậy, trường hợp bạn thắc mắc chủ thể hoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới bao gồm:

– Thương nhân, cá nhân mang quốc tịch Việt Nam, có hộ khẩu thường trú tại khu vực biên giới hoặc có giấy phép của cơ quan công an có thẩm quyền cho cư trú ở khu vực biên giới.

– Thương nhân, cá nhân mang quốc tịch của nước có chung biên giới, có một trong các giấy tờ có giá trị sử dụng như trên.

– Thương nhân, hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh của nước có chung biên giới chỉ được phép mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới và phải thực hiện theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

Hàng hóa nào được mua bán và trao đổi tại chợ biên giới?

Căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định 14/2018/NĐ-CP quy định hàng hóa được mua bán, trao đổi tại chợ biên giới như sau:

Hàng hóa được mua bán, trao đổi tại chợ biên giới

Hàng hóa được mua bán, trao đổi tại chợ biên giới phải là hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường Việt Nam theo các quy định của pháp luật.

Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới để kinh doanh tại chợ biên giới phải tuân thủ các quy định của Nghị định này.

Theo đó, hàng hóa được mua bán, trao đổi tại chợ biên giới phải là hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường Việt Nam theo các quy định của pháp luật.

Kiểm dịch đối với hàng hóa mua bán, trao đổi tại chợ biên giới được quy định ra sao?

Căn cứ Điều 19 Nghị định 14/2018/NĐ-CP quy định kiểm dịch đối với hàng hóa mua bán, trao đổi tại chợ biên giới như sau:

Kiểm dịch đối với hàng hóa mua bán, trao đổi tại chợ biên giới

Hàng hóa mua bán, trao đổi tại chợ biên giới thuộc đối tượng phải kiểm dịch y tế, kiểm dịch động vật, thực vật, thủy sản theo quy định của pháp luật về kiểm dịch y tế, kiểm dịch động vật, thực vật, thủy sản.

Hàng hóa mua bán, trao đổi tại chợ biên giới phải kiểm tra, kiểm soát về chất lượng, an toàn thực phẩm.

Khi hàng hóa được nhập khẩu từ nước có chung biên giới đưa vào chợ biên giới phải thực hiện kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch tại cửa khẩu biên giới nơi hàng hóa nhập khẩu. Hàng hóa xuất khẩu từ chợ biên giới sang nước có chung biên giới thực hiện kiểm dịch theo quy định của pháp luật.

Theo đó, kiểm dịch đối với hàng hóa mua bán, trao đổi tại chợ biên giới được quy định như trên.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về trao đổi hàng hoá. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139