Bảo hiểm phi nhân thọ là gì

Bảo hiểm phi nhân thọ là gì

Bảo hiểm phi nhân thọ là gì và gồm những loại nào? Tiêu chí phân biệt bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ?

Bảo hiểm phi nhân thọ là gì?

Căn cứ khoản 14 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 giải thích bảo hiểm phi nhân thọ là loại hình bảo hiểm cho những thiệt hại về tài sản và những tổn thất khác hoặc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba.

Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ.

Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm:

a) Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại;

b) Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không;

c) Bảo hiểm hàng không;

d) Bảo hiểm xe cơ giới;

đ) Bảo hiểm cháy, nổ;

e) Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu;

g) Bảo hiểm trách nhiệm;

h) Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính;

i) Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh;

k) Bảo hiểm nông nghiệp.

Bảo hiểm nhân thọ là gì?

Sắp tới, căn cứ khoản 13 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.

Các loại hình bảo hiểm nhân thọ hiện nay:

– Bảo hiểm trọn đời: Bảo hiểm trọn đời là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt cuộc đời của người đó;

– Bảo hiểm sinh kỳ: Bảo hiểm sinh kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm vẫn sống đến thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;

– Bảo hiểm tử kỳ: Bảo hiểm tử kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết trong một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm chết trong thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;

– Bảo hiểm hỗn hợp: Bảo hiểm hỗn hợp là nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp bảo hiểm sinh kỳ và bảo hiểm tử kỳ;

– Bảo hiểm trả tiền định kỳ: Bảo hiểm trả tiền định kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định; sau thời hạn đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm định kỳ cho người thụ hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;

– Bảo hiểm liên kết đầu tư;

– Bảo hiểm hưu trí: Bảo hiểm hưu trí là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm đạt đến độ tuổi xác định được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Loại hình hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ

Tại Điều 15 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:

– Hợp đồng bảo hiểm tài sản;

– Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại;

– Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.

(So với Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, không còn quy định về hình thức bảo hiểm như sau:

– Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính;

– Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh;

– Bảo hiểm nông nghiệp.

– Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không;

– Bảo hiểm hàng không;

– Bảo hiểm xe cơ giới;

– Bảo hiểm cháy, nổ;

– Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu)

Lưu ý: Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận giao kết một loại hợp đồng bảo hiểm hoặc kết hợp nhiều loại hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và bảo đảm phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 63 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.

Điều 63. Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam

Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chỉ được phép kinh doanh một loại hình bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, trừ các trường hợp sau đây:

a) Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kinh doanh bảo hiểm sức khỏe;

b) Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài kinh doanh các sản phẩm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe có thời hạn từ 01 năm trở xuống và các sản phẩm bảo hiểm cho rủi ro tử vong có thời hạn từ 01 năm trở xuống;

c) Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm cho rủi ro tử vong có thời hạn từ 01 năm trở xuống.

– Hợp đồng bảo hiểm hàng hải được thực hiện theo quy định của Bộ luật Hàng hải; nội dung không quy định tại Bộ luật Hàng hải thì thực hiện theo quy định Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.

– Nội dung liên quan đến hợp đồng bảo hiểm không được quy định trong Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì thực hiện theo quy định Bộ luật Dân sự 2015.

Nội dung hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ

Tại Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có hiệu lực từ 01/01/2023 quy định tại nội dung hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

– Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng (nếu có), doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;

– Đối tượng bảo hiểm;

– Số tiền bảo hiểm hoặc giá trị tài sản được bảo hiểm hoặc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm;

– Phạm vi hoặc quyền lợi bảo hiểm; quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm;

Bảo hiểm phi nhân thọ là gì
bảo hiểm phi nhân thọ là gì

– Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm;

– Thời hạn bảo hiểm, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm;

– Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;

– Phương thức bồi thường, trả tiền bảo hiểm;

– Phương thức giải quyết tranh chấp.

Điều khoản tại loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phi nhân thọ

Tại Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm như sau:

– Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định các trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm.

– Trường hợp có điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm, phải giải thích rõ ràng, đầy đủ và có bằng chứng xác nhận việc bên mua bảo hiểm đã được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài giải thích đầy đủ và hiểu rõ nội dung này khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.

– Trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan dẫn đến bên mua bảo hiểm chậm thông báo sự kiện bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không được áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm về việc chậm thông báo.

(So với Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, đã bổ sung quy loại trừ trách nhiệm đối với bảo hiểm phi nhân thọ)

Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm phi nhân thọ

Tại Điều 22 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, quy định về quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm như sau:

5.1. Quyền của bên mua bảo hiểm phi nhân thọ

Bên mua bảo hiểm phi nhân thọ có các quyền sau đây:

– Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài để giao kết hợp đồng bảo hiểm;

– Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cung cấp bản yêu cầu bảo hiểm, bảng câu hỏi liên quan đến rủi ro được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm và giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm;

– Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cung cấp bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm quy định tại Điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022;

(Nội dung mới bổ sung)

– Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cấp hóa đơn thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và quy định của pháp luật có liên quan;

(Nội dung mới bổ sung)

– Hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 3 Điều 22 và Điều 35 hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm quy định tại Điều 26 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022;

(So với Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, bổ sung quyền hủy hợp đồng bảo hiểm)

– Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

– Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật;

– Quyền khác theo quy định của pháp luật.

5.2. Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm phi nhân thọ

Bên mua bảo hiểm có các nghĩa vụ sau đây:

– Kê khai đầy đủ, trung thực mọi thông tin có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;

– Đọc và hiểu rõ điều kiện, điều khoản bảo hiểm, quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm và nội dung khác của hợp đồng bảo hiểm;

(Nội dung mới bổ sung)

– Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;

– Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc giảm rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;

– Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;

Phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài trong giám định tổn thất;

– Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và quy định khác của pháp luật có liên quan;

– Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Phân biệt bảo hiểm phi nhân thọ với bảo hiểm nhân thọ?

Tiêu chí

Bảo hiểm phi nhân thọ

Bảo hiểm nhân thọ

Hình thức

Đóng một lần sau khi ký hợp đồng.

Định kỳ đóng phí là tháng, quý, 6 tháng, năm.

Thời hạn

Thường từ 01 – 02 năm hoặc ngắn hơn.

Thường từ 10 – 20 năm hoặc trọn đời.

Phạm vi

Bảo vệ đối với con người, tài sản và trách nhiệm dân sự.

Bảo vệ con người liên quan đến bệnh; khám ngoại trú theo hóa đơn, theo định mức; bảo lãnh viện phí; tử vong (chi trả thường ít hơn bảo hiểm nhân thọ).

Bảo vệ đối với con người gồm:

– Trợ cấp nằm viện, phẫu thuật, cấp cứu.

– Chi trả bệnh hiểm nghèo, bênh lý nghiêm trọng.

– Thương tật.

– Tử vong do bệnh tật, tai nạn.

Thay đổi phí bảo hiểm

– Xác suất rủi ro.

– Số tiền bảo hiểm.

– Giá trị đối tượng được bảo hiểm.

– Tuổi tác và sức khỏe.

– Định kỳ đóng phí.

– Số tiền bảo hiểm.

Nguyên tắc bồi thường

Số tiền chi thường thường theo định mức, khi tử vong chi trả ít.

Số tiền chi trả bảo hiểm rất lớn khi xảy ra rủi ro tử vong, tai nạn.

Tích lũy

– Không mang tính tích lũy.

– Đáo hạn hợp đồng không được hoàn lại phí đã đóng.

– Có tính tích lũy.

– Được trả tiền đáo hạn hợp đồng.

– Hưởng lãi suất hoặc lãi chia.

Ý nghĩa

Bảo vệ trước các rủi ro bất ngờ cho con người, tài sản và trách nhiệm dân sự.

Bảo vệ trước các rủi ro bất ngờ cho con người.

Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về câu hỏi bảo hiểm phi nhân thọ là gì? Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139