Bảo hiểm sức khỏe là gì

Bảo hiểm sức khỏe là gì

Bảo hiểm sức khỏe là gì? Những năm gần đây, các bệnh nguy hiểm như tim mạch, gan thận, phổi, não bộ,… đang có xu hướng tăng dần và đối tượng bệnh cũng ngày một trẻ hóa. Đứng trước nhu cầu khám, chữa  bệnh tăng cao, có thể nói bảo hiểm sức khỏe là tấm vé bảo vệ hiệu quả. Đây là cách để ta có thể tiếp tục thực hiện ước mơ, nguyện vọng và sống hạnh phúc cùng những người thân yêu trong gia đình.

Không phải lúc nào khám chữa bệnh cũng là điều đơn giản bởi trong những năm gần đây, chi phí y tế ngày càng gia tăng, tỷ lệ thuận với thời gian chờ ở các bệnh viện. Bảo hiểm sức khỏe đã trở thành giải pháp tiết kiệm tài chính, thời gian và tăng chất lượng khám chữa bệnh cho tất cả mọi người.

Bảo hiểm sức khỏe là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2010 quy định:

“20. Bảo hiểm sức khoẻ là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật hoặc chăm sóc sức khỏe được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.”

Bảo hiểm sức khỏe bao gồm những loại bảo hiểm nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 1 Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2010 quy định cụ thể:

“Điều 7. Các loại nghiệp vụ bảo hiểm

Bảo hiểm nhân thọ bao gồm:

a) Bảo hiểm trọn đời;

b) Bảo hiểm sinh kỳ;

c) Bảo hiểm tử kỳ;

d) Bảo hiểm hỗn hợp;

đ) Bảo hiểm trả tiền định kỳ;

e) Bảo hiểm liên kết đầu tư;

g) Bảo hiểm hưu trí.

Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm:

a) Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại;

b) Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không;

c) Bảo hiểm hàng không;

d) Bảo hiểm xe cơ giới;

đ) Bảo hiểm cháy, nổ;

e) Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu;

g) Bảo hiểm trách nhiệm;

h) Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính;

i) Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh;

k) Bảo hiểm nông nghiệp.

Bảo hiểm sức khoẻ bao gồm:

a) Bảo hiểm tai nạn con người;

b) Bảo hiểm y tế;

c) Bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ.

Các nghiệp vụ bảo hiểm khác do Chính phủ quy định.

Bộ Tài chính quy định Danh mục sản phẩm bảo hiểm.”

Như vậy, bảo hiểm sức khỏe bao gồm bao gồm: bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm y tế và bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ.

Hưởng bảo hiểm y tế có được chi trả bảo hiểm sức khỏe không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định:

“Điều 33. Căn cứ trả tiền bảo hiểm tai nạn, sức khoẻ con người

Trong bảo hiểm tai nạn con người, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng trong phạm vi số tiền bảo hiểm, căn cứ vào thương tật thực tế của người được bảo hiểm và thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Trong bảo hiểm sức khoẻ con người, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm trong phạm vi số tiền bảo hiểm, căn cứ vào chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi sức khoẻ của người được bảo hiểm do bệnh tật hoặc tai nạn gây ra và thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.”

Vì vậy, căn cứ để chi trả tiền bảo hiểm sức khoẻ dựa vào phạm vi số tiền bảo hiểm và thoả thuận trong hợp đồng giữa các bên mà không phụ thuộc vào việc đã được hưởng bảo hiểm y tế hay chưa.

Mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về triển khai bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe theo quy định pháp luật

Căn cứ Điều 17 Nghị định 98/2013/NĐ-CP, khoản 7 Điều 1 Nghị định 48/2018/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về triển khai bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe cụ thể:

– Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Tài liệu giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bảo hiểm không rõ ràng, khó hiểu và chứa đựng thông tin dẫn đến hiểu lầm;

b) Tài liệu minh họa bán hàng không rõ ràng, không đầy đủ và chính xác để giúp khách hàng có sự lựa chọn phù hợp;

c) Hàng năm không xem xét lại các giả định dùng trong minh họa bán hàng; không sửa lại minh họa bán hàng nếu giả định không còn phù hợp với thực tế;

d) Tài liệu giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, tài liệu minh họa bán hàng chứa đựng những thông tin về quyền lợi bảo hiểm trái với quy tắc, điều khoản bảo hiểm, biểu phí đã được Bộ Tài chính phê chuẩn.

– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, không giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;

b) Không thực hiện thông báo cho bên mua bảo hiểm về tình trạng hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật;

c) Ép buộc giao kết hợp đồng bảo hiểm bổ trợ kèm theo hợp đồng bảo hiểm chính;

d) Triển khai các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm sức khỏe không theo quy định của pháp luật.

đ) Ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức.

– Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động từ 02 tháng đến 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này.

Bảo hiểm sức khỏe là gì
bảo hiểm sức khỏe là gì

Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe bị tuyên bố phá sản có bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động không?

Theo khoản 13 và khoản 17 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 giải thích thì Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm.

Doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe.

Bảo hiểm sức khỏe là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật hoặc chăm sóc sức khỏe.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 75 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về việc thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động như sau:

Thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động

Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp giấy phép;

b) Quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 73 của Luật này mà không bắt đầu chính thức hoạt động;

c) Bị chia, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chấm dứt hoạt động;

d) Hoạt động không đúng với nội dung tại giấy phép thành lập và hoạt động;

đ) Sau khi Tòa án quyết định tuyên bố doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm phá sản;

e) Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam bị phá sản hoặc bị thu hồi giấy phép.

Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động khi xảy ra một trong các trường hợp sau:

– Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp giấy phép;

– Quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động mà không bắt đầu chính thức hoạt động;

– Bị chia, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chấm dứt hoạt động;

– Hoạt động không đúng với nội dung tại giấy phép thành lập và hoạt động;

– Sau khi Tòa án quyết định tuyên bố doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe phá sản.

Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe bị tuyên bố phá sản thì bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động.

Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe có phải dừng ngay việc giao kết hợp đồng bảo hiểm khi bị tuyên bố phá sản không?

Theo khoản 2 Điều 75 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về việc thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động như sau:

Thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động

Đối với các trường hợp bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động quy định tại các điểm a, c, d và e khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải dừng ngay việc giao kết hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng tái bảo hiểm mới; doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải thực hiện chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm; việc chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm không áp dụng đối với các hợp đồng bảo hiểm vô hiệu theo quy định của Luật này.

Theo quy định trên, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe phải dừng ngay việc giao kết hợp đồng bảo hiểm đối với các trường hợp bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động sau:

– Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp giấy phép;

– Bị chia, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chấm dứt hoạt động;

– Hoạt động không đúng với nội dung tại giấy phép thành lập và hoạt động.

Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe phải thực hiện chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm. Đồng thời, việc chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm không áp dụng đối với các hợp đồng bảo hiểm vô hiệu theo quy định.

Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe chỉ phải dừng ngay việc giao kết hợp đồng bảo hiểm đối với các trường hợp cụ thể trên.

Quyết định thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe có được công bố trên Cổng thông tin điện tử không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 75 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:

Thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động

Quyết định thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam được Bộ Tài chính công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính.

Theo quy định trên, quyết định thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe được Bộ Tài chính công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính.

Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về thắc mắc bảo hiểm sức khỏe là gì? Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139