Mã số bảo hiểm xã hội là gì

Mã số bảo hiểm xã hội là gì

Mỗi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) đều được cấp một mã số riêng, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Vậy mã số bảo hiểm xã hội là gì? Tra cứu bằng cách nào?

Mã số bảo hiểm xã hội là gì?

Theo khoản 2.13 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, mã số bảo hiểm xã hội là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan BHXH cấp để ghi trên sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế.

Theo đó, mỗi người tham gia sẽ được cấp riêng một mã số BHXH là một dãy các số mà không trùng lặp với bất cứ ai.

Mã số bảo hiểm xã hội bao nhiêu số?

Mã số BHXH là một dãy ký tự gồm 10 chữ số được in trực tiếp trên sổ BHXH của người tham gia. Ví dụ: 0129722530.

Đây cũng chính là mã sổ BHXH của người lao động. Bởi Công văn 3340/BHXH-ST năm 2017 về việc cấp sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) theo mã số BHXH đã nêu rõ:

Về mẫu, mã sổ BHXH:

– Thay thế cụm từ “Số sổ:” in trên bìa và tờ rời của sổ BHXH bằng cụm từ “Mã số:”

Ví dụ: bìa và tờ rời sổ BHXH trước đây in “Số sổ: 0118000001”, nay được in là “Mã số: 0118000001”

– Sổ BHXH được cấp mới, cấp lại theo mẫu (mới) từ ngày 01/8/2017.

Như vậy, 10 chữ số được in trên sổ BHXH vừa là số sổ, vừa là mã số BHXH dành riêng cho mỗi người lao động.

Mã số bảo hiểm xã hội dùng để làm gì?

Mã số BHXH giúp xác định chính xác người lao động tham gia BHXH. Mã số BHXH chủ yếu được dùng để tra cứu quá trình tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.

Dù tra cứu online hay tra cứu bằng tin nhắn thì hệ thống cơ sở dữ liệu cũng đều yêu cầu người lao động phải có thông tin về mã số BHXH thì mới cho phép tra cứu.

Hiện nay, người tham gia BHXH có thể tra cứu quá trình đóng của mình bằng cách cách sau:

Cách 1. Thông qua ứng dụng VssID.

Cách 2. Tra cứu qua tin nhắn điện thoại.

Cách 3. Tra cứu nhờ Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Mã số bảo hiểm xã hội nằm ở đâu?

Theo Điều 2 của Quyết định 595/QĐ-BHXH, mã số bảo hiểm xã hội được ghi trên sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế. Cụ thể như sau:

Tại sổ BHXH:

Căn cứ Quyết định 1035/QĐ-BHXH năm 2015 quy định về mẫu sổ BHXH, mã số BHXH được in trên trang 1 của bìa sổ BHXH, xuất hiện ngay dưới tên của người lao động.

Tại thẻ BHYT:

* Nếu đang dùng thẻ BHYT mẫu cũ được cấp trước ngày 01/4/2021:

Mã số BHXH là 10 số cuối ở ô thứ 4 trên thẻ BHYT.

* Trường hợp được cấp thẻ BHYT mẫu mới từ ngày 01/4/2021:

10 ký tự thể hiện mã số thẻ BHYT cũng chính là mã số BHXH.

Quên mã số bảo hiểm xã hội thì làm thế nào?

Mã số BHXH có đến 10 ký tự nên không phải ai cũng có thể nhớ mã số BHXH của mình. Nếu quên mã số BHXH, bạn đọc có thể dễ dàng tra cứu mã số BHXH nhờ các cách sau:

Cách 1. Xem trên bìa sổ BHXH.

Cách 2. Xem trên thẻ BHYT.

Cách 3. Tra cứu online trên cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam.

Truy cập link sau: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-ho-gia-dinh.aspx

Cách 4. Tra cứu tại ứng dụng VssID.

Bất kì ai cũng có thể tra cứu mã số BHXH của mình nhờ tài khoản VssID của người khác.

Có 2 mã số bảo hiểm xã hội, phải làm sao?

Mặc dù theo quy định, mỗi người chỉ được cấp một mã số BHXH duy nhất và trên mỗi sổ BHXH cũng đều in dòng chữ:

Người tham gia được cấp và bảo quản một sổ bảo hiểm xã hội duy nhất. Cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý sổ bảo hiểm xã hội khi người tham gia hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.

Tuy nhiên, do người lao động làm việc tại nhiều nơi và sử dụng đồng thời cả Chứng minh nhân dân và thẻ Căn cước công dân để đăng ký tham gia BHXH nên đã xảy ra nhiều trường hợp một người có hai hoặc nhiều mã số BHXH.

Khi sở hữu đồng thời nhiều mã số BHXH, người lao động sẽ gặp khó khăn khi giải quyết các quyền lợi về BHXH. Trường hợp này, người lao động sẽ phải thực hiện thủ tục gộp sổ BHXH.

– Nếu các sổ BHXH có thời gian đóng trùng nhau: Người lao động sẽ được hoàn trả tiền cho thời gian đóng trùng.

– Nếu các sổ BHXH không có thời gian đóng trùng nhau: Gộp quá trình đóng BHXH của các sổ, hủy sổ BHXH đã gộp.

Mã số bảo hiểm xã hội của người lao động dùng để làm gì?

Tại điểm 2.13 khoản 2 Điều 2 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ

Giải thích từ ngữ

Trong Văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

2.13. Mã số BHXH: là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan BHXH cấp để ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT.

Theo đó, mã số bảo hiểm xã hội là số định danh cá nhân duy nhất mà cơ quan bảo hiểm xã hội cấp cho người tham gia, không trùng lặp với bất cứ ai. Mã số này sẽ ghi trên sổ bảo hiểm xã hội và thẻ bảo hiểm y tế.

Hiện nay, mã số bảo hiểm xã hội được dùng chủ yếu để giúp người tham gia đóng bảo hiểm xã hội:

– Xác định/định danh người tham gia bảo hiểm xã hội trên hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam.

– Tra cứu thông tin tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

– Dùng đăng ký tài khoản bảo hiểm xã hội để đăng nhập cổng dịch vụ công bảo hiểm xã hội việt Nam/ ứng dụng bảo hiểm xã hội số VssID.

Mã số bảo hiểm xã hội là gì
mã số bảo hiểm xã hội là gì

Mã số bảo hiểm xã hội có phải là số sổ bảo hiểm xã hội?

Tại Công văn 3340/BHXH-ST năm 2017 có quy định:

Về mẫu, mã sổ BHXH:

– Thay thế cụm từ “Số sổ:” in trên bìa và tờ rời của sổ BHXH bằng cụm từ “Mã số:”

Ví dụ: bìa và tờ rời sổ BHXH trước đây in “Số sổ: 0118000001”, nay được in là “Mã số: 0118000001”

– Sổ BHXH được cấp mới, cấp lại theo mẫu (mới) từ ngày 01/8/2017.

Như vậy, theo quy định nêu trên, mẫu sổ bảo hiểm xã hội mới sẽ thay thế cụm từ “Số sổ:” in trên bìa và tờ rời của sổ bảo hiểm xã hội bằng cụm từ “Mã số:”

Về bản chất thì 10 chữ số được in trên sổ bảo hiểm xã hội vừa là số sổ, vừa là mã số bảo hiểm xã hội của người lao động.

Mã số bảo hiểm xã hội nằm ở đâu?

Tại Điều 2 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ

Giải thích từ ngữ

Trong Văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

2.13. Mã số BHXH: là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan BHXH cấp để ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT.

Theo đó, mã số bảo hiểm xã hội được ghi trên sổ bảo hiểm xã hội và thẻ bảo hiểm y tế. Cụ thể hơn:

(1) Trên sổ bảo hiểm xã hội

Tại điểm 1.3 khoản 1 Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1035/QĐ-BHXH năm 2015 có quy định như sau:

Quy định về mẫu sổ bảo hiểm xã hội

Bìa sổ BHXH: trang 1 và trang 4 nền màu xanh nhạt; trang 2 và trang 3 nền màu trắng.

1.3. Nội dung in sẵn trên phôi bìa sổ.

a) Trang 1:

– Trên cùng in dòng chữ: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” mầu đen bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm. Tiếp dưới in dòng chữ: “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” màu đen bằng chữ in thường, cỡ chữ 15, kiểu chữ đứng, đậm; được đặt canh giữa dưới dòng thứ nhất; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối, có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ.

– Tiếp dưới in biểu tượng BHXH màu xanh cô ban, đường kính 30 mm.

– Tiếp dưới in chữ “SỔ” màu đen, bằng chữ in hoa, cỡ chữ 25, kiểu chữ đứng, đậm.

– Tiếp dưới in dòng chữ “BẢO HIỂM XÃ HỘI” mầu đen, bằng chữ in hoa, cỡ chữ 25, kiểu chữ đứng, đậm.

– Tiếp dưới là ô trống màu trắng, kích thước 30 mm x 100 mm, để ghi họ tên, số sổ và số lần cấp sổ BHXH (từ lần thứ hai trở đi nếu có) của người tham gia.

– Tiếp dưới là biểu tượng hoa văn trang trí.

– Bên ngoài có khung viền nét đôi màu đen.

Theo đó, mã số bảo hiểm xã hội được in trên trang 1 của bìa sổ, ngay dưới tên của người tham gia.

(2) Trên thẻ bảo hiểm y tế

Tại điểm 1.1 khoản 1 Điều 3 Quyết định ban hành kèm theo Quyết định 1666/QĐ-BHXH năm 2020 có quy định như sau:

Thông tin in trên phôi thẻ và yêu cầu quản lý khi cấp cho người sử dụng gồm:

Tiêu thức quản lý người tham gia BHYT

1.1. Mã số: in 10 ký tự mã số BHXH của người tham gia BHYT.

1.2. Họ và tên: in họ và tên của người tham gia BHYT bằng chữ in hoa.

1.3. Ngày sinh: in ngày, tháng, năm sinh của người tham gia BHYT.

1.4. Giới tính: in nam hoặc nữ theo hồ sơ đăng ký tham gia BHYT.

1.5. Mã mức hưởng BHYT: in (01 ký tự: theo số thứ tự từ 1 đến 5) ký hiệu mức hưởng của người tham gia BHYT.

Theo đó, mã số thẻ bảo hiểm y tế 10 số cũng chính là mã số bảo hiểm xã hội của người tham gia.

Hướng dẫn cách tra cứu mã đơn vị BHXH

Để tra cứu mã đơn vị bảo hiểm xã hội, hiện nay quý doanh nghiệp có thể thực hiện theo một trong hai cách sau:

Cách 1: Tra cứu mã đơn vị BHXH qua Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam.

Truy cập trang web Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam – gov.vn. Sau đó, chọn chức năng “Tra cứu trực tuyến” và chọn mục “tra cứu đơn vị tham gia BHXH”.

Nhập các thông tin gồm tỉnh thành, cơ quan BHXH và mã số thuế doanh nghiệp của đơn vị, tổ chức cần tra cứu. Bạn sẽ thấy được “mã đơn vị bảo hiểm xã hội” của đối tượng tra cứu.

Cách 2: Tra cứu mã đơn vị BHXH qua cơ quan BHXH.

Liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH cấp quận, huyện nơi đơn vị, tổ chức đăng ký tham gia BHXH để yêu cầu tra cứu mã đơn vị BHXH.

Lưu ý: cần mang theo giấy tờ chứng minh nhân thân hoặc giấy tờ ủy quyền của người có quyền hạn.

Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về thắc mắc mã số bảo hiểm xã hội là gì? Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139