Ngày 1/7/2011 Luật thi hành án hình sự bắt đầu có hiệu lực. Nổi bật là quy định thay thế việc xử bắn tử tù bằng tiêm thuốc độc; cho phép thân nhân tử tù được nhận xác về mai táng… Mời bạn tham khảo bài viết sau để có thêm thông tin về xử bắn.
Thi hành án tử hình bằng hình thức xử bắn tử tù
Thi hành án tử hình là việc cơ quan có thẩm quyền tước bỏ quyền sống của người chấp hành án theo quy định.
Luật thi hành án hình sự năm 2010 quy định việc thi hành án được thực hiện một cách nghiêm ngặt theo những nguyên tắc như:
Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Bản án, quyết định có hiệu lực thi hành phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh.
Bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tôn trọng nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án.
Kết hợp trừng trị và giáo dục cải tạo trong việc thi hành án; áp dụng biện pháp giáo dục cải tạo phải trên cơ sở tính chất và mức độ phạm tội, độ tuổi, giới tính, trình độ văn hoá và các đặc điểm nhân thân khác của người chấp hành án.
Thi hành án đối với người chưa thành niên chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội.
Khuyến khích người chấp hành án ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo, tự nguyện bồi thường thiệt hại.
Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi, quyết định trái pháp luật trong hoạt động thi hành án hình sự.
Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình vào việc giáo dục cải tạo người chấp hành án.
Cũng như bất cứ hình thức thi hành án nào, việc thi hành án tử hình đặc biệt là xử bắn tử tù cũng cần tuân thủ và đảm bảo nghiêm ngặt các nguyên tắc của pháp luật.
Đồng thời cũng cần thực hiện theo những quy trình cụ thể, để việc thi hành án được diễn ra một cách đúng pháp luật, mang tính giáo dục cao.
Quy trình xử bắn tử tù
Việc thi hành án tử hình phải tuân thủ nghiêm ngặt theo trình tự quy định đảm bảo việc khách quan, tính thống nhất.
Việc xử bắn tử tù đối với một phạm nhân bị kết án tử hình (hay còn gọi là tử tù) thuộc về Hội đồng thi hành án tử hình.
Ngay khi có quyết định thi hành án tử hình đối với phạm nhân phạm tội bị kết án tử hình theo quy định tại Bộ luật hình sự.
Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án có văn bản yêu cầu Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu cử đại diện tham gia Hội đồng thi hành án tử hình.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án làm Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình.
Quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định, họ tên, chức vụ của người ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ của người tham gia Hội đồng.
Việt Nam đã từng tử hình bằng bắn súng như thế nào?
Trên thực tế, ở Việt Nam lâu nay vẫn thi hành án tử hình bằng biện pháp bắn bằng súng trực tiếp vào phạm nhân.
Thường thì một đội thi hành án tử hình sẽ gồm khoảng 5 tay súng, nhắm bắn vào “mục tiêu” là tim người tử tù trong khoảng cách không quá 10m.
Sau đó, người đội trưởng sẽ bắn phát súng “đặc ân” vào não người tử tù. Để thực sự và chắc chắn chấm dứt mạng sống của người tử tù.
Nói chung, đây là một quá trình thực sự “ghê rợn” và cần phải thực hiện nhanh chóng, dứt khoản và hiệu quả. Vì nếu không thì chỉ thêm đau lòng mà thôi. Vậy Việt Nam bỏ tử hình bằng bắn súng từ khi nào?
Tại sao không tử hình song song cả bằng bắn súng và tiêm thuốc độc?
Bởi lẽ việc áp dụng song song hai hình thức này là không nên.
Về việc áp dụng hình thức xử bắn thì tạm thời dừng hẳn việc tiêm thuốc lại; chờ đến khi đã có được loại thuốc đảm bảo yêu cầu thi hành án; cũng như nguồn lực về cơ sở vật chất khác được đảm bảo; thì mới áp dụng việc tiêm thuốc độc và bỏ xử bắn.
Bởi hình thức tiêm thuốc được cho là mang tính nhân đạo hơn cho tử tù; ít gây đau đớn và giữ nguyên được thi thể của hơn so với hình thức xử bắn.
Trong khi nguyên tắc của pháp luật nói chung luôn là bình đẳng, công bằng. Do vậy các tử tù khi chấp hành án tử hình thì đều phải được bình đẳng như nhau.
Không nên để tình trạng người này được tiêm thuốc người kia phải xử bắn.
Bị cáo chỉ bị tuyên tử hình khi phạm vào tội đặc biệt nghiêm trọng và bị hội đồng xét xử đánh giá là không có khả năng cải tạo.
Khi bị tuyên án tử hình và bản án có hiệu lực pháp luật thì họ trở thành những tử tù và đều bình đẳng, bất kể tội danh họ gây ra là gì. Do vậy không nên đặt ra vấn đề ai nên tiêm thuốc ai nên xử bắn. Vậy Việt Nam bỏ tử hình bằng bắn súng từ khi nào?
Việt Nam bỏ tử hình bằng bắn súng từ khi nào?
Luật thi hành án tử hình có hiệu lực từ ngày 01/07/2011 và Nghị định 82/2011 hướng dẫn thi hành có hiệu lực từ 01/11/2011 trong đó quy định về việc áp dụng hình thức tử hình bằng tiêm thuốc độc.
Tuy nhiên do chưa đảm bảo điều kiện về thuốc và cơ sở vật chất nên chúng ta phải dừng việc thi hành án tử hình đối với tử tù từ 01/07/2011. Mãi đến gần đây mới có một số ít phạm nhân được tử hình bằng tiêm thuốc. Việc dừng một thời gian dài như vậy gây ra tình trạng tồn đọng tử tù rất nhiều.
Do vậy việc áp dụng bổ sung thêm hình thức xử bắn sẽ giúp giảm áp lực cho cơ quan thi hành án và cũng giảm cả áp lực cho các tử tù vì phải sống trong thời gian chờ đợi cái chết quá dài với điều kiện khắc nghiệt khiến họ có những tổn thương về tâm lý.
Sở dĩ Việt Nam chuyển từ hình phạt tử hình bằng cách xử bắn sang tiêm thuốc độc là thể hiện tính chất nhân đạo, nhân văn, làm cho người bị thi hành án tử hình bớt đau đớn hơn, bớt sợ hãi hơn khi phải chấp nhận cái chết.
Án tử hình thực hiện như thế nào?
Luật sư Hình sự Luật Trần và Liên Danh tư vấn Luật Thi hành án hình sự 2019 đã được Quốc Hội thông qua ngày 14 tháng 06 năm 2019 quy định rõ về trình tự, thủ tục thi hành các bản án hình sự đối với những tội phạm. Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc. Bài viết này giới thiệu về việc thi hành án tử hình đối với những người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, bị kết án tử hình.
Hội đồng thi hành án tử hình và việc kiểm tra căn cước tử tù trước giờ ra pháp trường
Thi hành án tử hình là việc “tước bỏ quyền sống của người bị kết án tử hình về tội đặc biệt nghiêm trọng nhằm trừng trị người đó và giáo dục, phòng ngừa chung”.
Việc thực thi án tử hình đối với một phạm nhân bị kết án tử hình (hay còn gọi là tử tù) thuộc về Hội đồng thi hành án tử hình.
Hội đồng thi hành án tử hình gồm đại diện Toà án, Viện kiểm sát và Cơ quan quản lý thi hành án hình sự. Hội đồng này được thành lập bởi vị Chánh án Toà án đã xử sơ thẩm vụ án này. Vị Chánh án này cũng là người ra quyết định thi hành án tử hình với vai trò là Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình.
Hội đồng thi hành án tử hình có nhiệm vụ lên kế hoạch thi hành án và tổ chức chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc thi hành án, công bố các quyết định có liên quan đến việc thi hành án tử hình, quyết định thời gian, địa điểm, hình thức táng, những cơ quan, tổ chức, người cần huy động, những nội dung cần giữ bí mật, thống nhất kế hoạch thực hiện và phân công trách nhiệm cho từng thành viên Hội đồng.
Các cuộc họp của Hội đồng thi hành án phải được lập biên bản, lưu hồ sơ thi hành án tử hình. Hồ sơ thi hành án tử hình do cơ quan Công an, Quân đội có thẩm quyền quản lý.
Trước khi thực hiện việc thi hành án, Hội đồng thi hành án tử hình phải kiểm tra căn cước của người sẽ bị tử hình. Việc này là rất quan trọng, vì giả sử lầm lẫn với người khác thì sẽ rất nguy hiểm, vô phương cứu chữa.
Nếu người bị kết án từ hình phụ nữ thì Hội đồng phải kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện không thi hành án tử hình theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.
Theo đó, không thi hành tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này án tử hình chuyển thành tù chung thân (chính vì vậy, mới có chuyện từng có nữ tử tù “cố tình có bầu” để tránh bị án tử hình).
Chính vì mạng sống của con người là vô giá, nên nếu xác định căn cước của người được kiểm tra không đúng với căn cước của người có tên trong quyết định thi hành án hoặc có nghi ngờ về căn cước của người này hoặc không bảo đảm các điều kiện thi hành án tử hình đối với người có quyết định thi hành án tử hình là phụ nữ theo quy định của Bộ luật hình sự, thì Hội đồng thi hành án tử hình cho dừng ngay việc thi hành án tử hình, báo cáo Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án tử hình biết để xem xét, giải quyết.
Chuẩn bị thuốc, cơ sơ vật chất, trang thiết bị và phương tiện thi hành án theo điều 4 và điều 5 của Nghị định 43/2020/NĐ-CP.
Trình tự thực hiện án tử hình
Theo quy định của Luật thi hành án 2019 và Nghị định 43/2020/NĐ-CP việc thi hành án tử hình như sau:
Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình phải được Hội đồng thi hành án tử hình kiểm tra, mở niêm phong và lập biên bản theo quy định.
Người bị thi hành án tử hình được cố định vào giường với tư thế nằm ngửa, bảo đảm không làm cản trở sự lưu thông máu.
Cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm thực hiện các bước sau:
a) Chuẩn bị đủ 03 liều thuốc (trong đó có 02 liều dự phòng);
b) Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm; trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch;
c) Đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo quy trình:
Bước 1: Tiêm thuốc làm mất tri giác.
Sau khi tiêm thuốc xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất tri giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất tri giác.
Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động.
Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim.
d) Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng;
Mỗi lần tiêm thuốc sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh tiếp tục sử dụng liều thuốc dự phòng tiêm lần thứ hai, thứ ba;
Trường hợp tiêm hết liều thuốc thứ ba sau mười phút mà người bị thi hành án chưa chết thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình ra quyết định tạm dừng thi hành án.
Việc thực hiện các bước có thể được tiến hành theo phương pháp tự động hoặc trực tiếp.
Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, bác sĩ pháp y tiến hành kiểm tra, xác định tình trạng của người bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng.
Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án tử hình đã chết, theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ống dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình.
Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản theo quy định về việc người bị thi hành án đã chết.
Việc giải quyết các thủ tục sau khi người bị thi hành án đã chết thực hiện theo quy định tại các điểm e, g và h khoản 4 Điều 82 và Điều 83 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.
Người nhà được phép nhận thi hài tử tội
Sau khi thi hành xong án tử hình, Hội đồng thi hành án sẽ lập biên bản, báo cáo Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan quản lý thi hành án hình sự và giao Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thi hành án làm thủ tục khai tử cho người bị tử hình.
Trong thời hạn 3 ngày sau khi bản án đã được thi hành, trại tạm giam thông báo cho thân nhân của người bị thi hành án tử hình biết, giao cho họ tiền, tài sản và đồ vật khác có liên quan.
Trường hợp trong thời gian tạm giam chờ thi hành án tử hình mà thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người bị tử hình có đơn đề nghị được nhận thi hài của người đã bị thi hành án tử hình để táng, tự chịu chi phí liên quan, cam kết bảo đảm yêu cầu về vệ sinh môi trường, an ninh, trật tự, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đề nghị đang cư trú thì Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án tử hình xem xét, quyết định.
Liên quan đến án tử hình, hiện nay Liên hiệp quốc đang kêu gọi và nhiều nước đã từ lâu bỏ hình phạt tử hình vì tính thiếu nhân đạo của nó. Tại Việt Nam, mới đây nhất cũng đã có đợt sửa đổi luật hình sự. Theo đó, án tử hình cũng đã được bãi bỏ ở một số tội danh.
Trên đây là nội dung tư vấn về xử bắn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ với công ty luật uy tín Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ nhanh nhất.