Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính

phuong phap dieu chinh cua luat hanh chinh

Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh được hình thành từ quan hệ “ quyền lực – phục tùng ” giữa một bên có quyền nhân danh nhà nước ra những mệnh lệnh bắt buộc đối với bên kia là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có nghĩa vụ phục tùng các mệnh lệnh đó.

Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính được quy định như thế nào 

Đối tượng điều chỉnh là tiêu chuẩn chủ yếu để phân biệt các ngành luật . Nhưng cũng có những trường hợp cùng với đối tượng điều chỉnh còn phải sử dụng phương pháp điều chỉnh thì mới có thể phân biệt rõ ràng .

– Phương pháp điều chỉnh là cách thức mà nhà nước áp dụng trong việc điều chỉnh bằng pháp luật để tác động vào các quan hệ xã hội. Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh được hình thành từ quan hệ “ quyền lực – phục tùng ” giữa một bên có quyền nhân danh nhà nước ra những mệnh lệnh bắt buộc đối với bên kia là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có nghĩa vụ phục tùng các mệnh lệnh đó . Chính mối quan hệ “ quyển lực – phục tùng ” thể hiện sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước . Sự không bình đẳng đó là sự không bình đẳng về ý chí và thể hiện rõ nét ở những điểm sau :

– Trước hết , sự không bình đẳng trong quan hệ quản lí hành chính nhà nước thể hiện ở chỗ chủ thể quản lí có quyền nhân danh nhà nước để áp đặt ý chí của mình lên đối tượng quản lí . Các quan hệ này rất đa dạng nên việc áp đặt ý chí của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí trong những trường hợp khác nhau được thực hiện dưới những hình thức khác nhau:

+ Hoặc một bên có quyển ra các mệnh lệnh cụ thể hay đặt ra các quy định bắt buộc đối với bên kia và kiểm tra việc thực hiện. Phía bên kia có nghĩa vụ thực hiện các quy định , mệnh lệnh của cơ quan có thẩm quyền . Ví dụ điển hình cho trường hợp này là quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới , giữa thủ trưởng với nhân viên .

+ Hoặc một bên có quyền đưa ra yêu cầu, kiến nghị còn bên kia có quyền xem xét, giải quyết và có thể đáp ứng hay bác bỏ yêu cầu, kiến nghị đó. Ví dụ : Công dân có quyền yêu cầu ( cùng với những giấy tờ nhất định ) công an quận, huyện giải quyết cho di chuyển hỗ khẩu . Công an quận , huyện xem xét và có thể chấp nhận yêu cầu ( nếu hồ sơ của công dân đó là hợp lệ ) hoặc không chấp nhận ( nếu hồ sơ không đầy đủ , không hợp lệ ) .

+ Hoặc cả hai bên đều có quyền hạn nhất định nhưng bên này quyết định điều gì phải được bên kia cho phép hay phê chuẩn hoặc cùng phối hợp quyết định. Ví dụ : Quan hệ giữa Bộ giáo dục và đào tạo và các bộ khác về việc quyết định hình thức , quy mô đào tạo . Việc các bộ khác quyết định hình thức , quy mô đào tạo phải được Bộ giáo dục và đào tạo cho phép hay phê chuẩn

– Biểu hiện thứ hai của sự không bình đẳng thể hiện ở chỗ một bên có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhằm buộc đối tượng quản lí phải thực hiện mệnh lệnh của mình. Các trường hợp này được pháp luật quy định cụ thể nội dung và giới hạn.

Sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lí hành chính nhà nước luôn thể hiện rõ nét, xuất phát từ quy định pháp luật, hoàn toàn không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các bên tham gia vào quan hệ đó.

Sự không bình đẳng giữa các bên là các cơ quan trong bộ máy nhà nước bắt nguồn từ quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới trong tổ chức của bộ máy nhà nước .

Sự không bình đẳng giữa các cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội , đơn vị kinh tế, các tổ chức và cá nhân khác không bắt nguồn từ quan hệ tổ chức mà từ quan hệ quyền lực – phục tùng “.

Trong các quan hệ đó , cơ quan hành chính nhà nước nhân danh nhà nước để thực hiện chức năng chấp hành – điều hành trong lĩnh vực được phân công phụ trách.

Do vậy , các đối tượng phục tùng ý chí của Nhà nước mà người đại diện là cơ quan trên phải hành chính nhà nước, Sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lí hành chính nhà nước còn thể hiện rõ nét trong tính chất đơn phương và bắt buộc của các quyết định hành chính.

Các cơ quan hành chính nhà nước và các chủ thể quản lí hành chính khác , dựa vào thẩm quyền của mình, trên cơ sở phân tích , đánh giá tình hình có quyển ra những mệnh lệnh hoặc để ra các biện pháp quản lí thích hợp đối với từng đối tượng cụ thể .Những quyết định ấy có tính chất đơn phương vì chúng thể hiện ý chí của chủ thể quản lý hành chính nhà nước trên cơ sở quyền lực đã được pháp luật quy định .

Trong thực tiễn quản lí có những trường hợp cơ quan hành chính nhà nước ra quyết định do yêu cầu của cơ quan cấp dưới , đơn vị trực thuộc hay của cá nhân. Cũng có nhiều trường hợp trước khi ra quyết định các chủ thể quản lý hành chính nhà nước tổ chức trao đổi, thảo luận về nội dung quyết định với sự tham gia của đại diện cho cơ quan cấp dưới , đơn vị trực thuộc hoặc những đối tượng có liên quan.

Ngay cả trong những trường hợp này quyết định của cơ quan có thẩm quyền vẫn có tính chất đơn phương bởi vì yêu cầu của các đối tượng có liên quan , của cấp dưới hoặc ý kiến đóng góp trong các cuộc thảo luận không có tính chất quyết định mà chỉ là những ý kiến để chủ thể quản lý hành chính nhà nước nghiên cứu , xem xét , tham khảo trước khi ra quyết định

Những quyết định hành chính đơn phương đều mang tính chất bắt buộc đối với các đối tượng quản lí. Tính chất bắt buộc thi hành của các quyết định hành chính được bảo đảm bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước. Tuy nhiên, các quyết định hành chính đơn phương không phải bao giờ cũng được thực hiện trên cơ sở cưỡng chế mà được thực hiện chủ yếu thông qua phương pháp thuyết phục.

Tóm lại, phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh đơn phương . Phương pháp này được xây dựng trên nguyên tắc :

– Xác nhận sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước : một bên được nhân danh nhà nước , sử dụng quyền lực nhà nước để đưa ra các quyết định hành chính , còn bên kia phải phục tùng những quyết định ấy .

– Bên nhân danh Nhà nước , sử dụng quyền lực nhà nước có quyền đơn phương ra quyết định trong phạm vi thẩm quyền của mình vì lợi ích của nhà nước , của xã hội . Quyết định đơn phương của bên có quyền sử dụng quyền lực nhà nước có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các bên hữu quan và được bảo đảm thi hành bằng cưỡng chế nhà nước.

So sánh phương áp điều chỉnh luật hành chính với luật dân sự

Việc phân biệt hai ngành luật này chủ yếu dựa vào phương pháp điều chỉnh. Phương pháp điều chỉnh chủ yếu của luật dân sự là bình đẳng, thoả thuận; phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là mệnh lệnh đơn phương. Trong quan hệ pháp luật dân sự các chủ thể bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Trong quan hệ pháp luật hành chính các chủ thể không bình đẳng về quyền và nghĩa vụ: Một bên có quyền ra mệnh lệnh còn bên kia có nghĩa vụ phải phục tùng.

Ngoài ra, để phân biệt hai ngành luật này còn có thể căn cứ vào đối tượng điều chỉnh của chúng. Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là những quan hệ tài sản mang tính chất hàng hoá – tiền tệ và các quan hệ nhân thân. Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là các quan hê xã hội phát sinh trong lĩnh vực chấp hành – điều hành. Trong một số trường hợp, hai ngành luật này cùng điều chỉnh những quan hệ về tài sản nhưng ở các góc độ khác nhau. Luật dân sự quy định nội dung quyền sở hữu, những hình thức chuyển nhượng, sử dụng, định đoạt tài sản… Luật hành chính quy định những vấn đề như thẩm quyền giải quyết ngân sách, quản lí và phân phối nguồn vốn của nhà nước, công tác tín dụng, quản lí lưu thông tiền tệ V.V..

Các quy phạm của luật hành chính chủ yếu quy định thẩm quyền cùa bộ máy quản lí tài chính, cơ cấu tổ chức cũng như trình tự, thủ tục hoạt động của bộ máy đó và thủ tục tiến hành các quan hê tài chính. Còn các quy phạm của luật tài chính chủ yếu điều chỉnh bản thân các quan hệ tài chính, xác định nội dung các quyết định của các cơ quan tài chính.

So sánh phương áp điều chỉnh Luật hành chính với luật lao động

Hai ngành luật này cùng điều chỉnh các vấn đề về tuyển dụng, sử dụng, cho thôi việc đối với cán bộ, công chức, viên chức nhưng từ những góc độ khác nhau.

Luật lao động điều chỉnh các vấn đề có liên quan trực tiếp tới quyền và lợi ích của người lao động như quyền được nghỉ ngơi, quyền được trả lương, được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hộ lao động V.V..

Luật hành chính xác định thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước trong lĩnh vực lao động đồng thời điều chỉnh những quan hệ liên quan đến việc tổ chức quá trình lao động và quy chế công vụ, quy định thủ tục tuyển dụng, cho thôi việc, khen thưởng, kỉ luật v.v. đối với cán bộ, công chức, viên chức.

phuong phap dieu chinh cua luat hanh chinh
phương pháp điều chỉnh của luật hành chính

So sánh phương áp điều chỉnh Luật hành chính với luật tố tụng hành chính

Luật hành chính quy định thẩm quyền và thủ tục giải quyết các khiếu nại hành chính. Thủ tục giải quyết các khiếu nại hành chính do luật hành chính quy định là thủ tục hành chính.

Luật tố tụng hành chính quy định thẩm quyền và thủ tục giải quyết khiếu kiện hành chính. Thủ tục giải quyết khiếu kiện hành chính do luật tố tụng hành chính quy định là thủ tục tố tụng. Những nhiệm vụ đặt ra trước bộ máy nhà nước nói chung và trước từng cơ quan nhà nước nói riêng.

Nguồn của luật hành chính không phải là tất cả các văn bản quy phạm pháp luật mà chỉ bao gồm những văn bản quy phạm pháp luật có các quy phạm pháp luật hành chính, tức là những quy phạm pháp luật được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước.

Phần lớn và là phần quan trọng trong nguồn của luật hành chính là những văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan quyền lực nhà nước và các cơ quan hành chính nhà nước ban hành trong phạm vi thẩm quyền của từng cơ quan.

Thông thường, các văn bản quy phạm pháp luật hành chính được ban hành bởi một cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, cũng có những văn bản do nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc một cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị-xã hội phối hợp ban hành.

Từ những điều đã phân tích ở trên cho thấy luật hành chính có hệ thống nguồn khá phức tạp. Nếu xem xét kĩ hơn thì điều đó có nghĩa là không có cơ quan chuyên ban hành chỉ riêng các văn bản quy phạm pháp luật hành chính. Chúng được ban hành bởi nhiều cơ quan khác nhau, có chức năng và nhiệm vụ khác nhau, ở những cấp khác nhau. Tuy nhiên, những văn bản quy phạm pháp luật hành chính đều xuất phát từ một nguồn – đó là luật hiến pháp.

Căn cứ vào cơ quan ban hành, nguồn của luật hành chính gổm sáu loại:

– Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước.

– Văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước.

Các luật quy định các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, ván hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoạt, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền và nghĩa vụ của công dân.

Các luật đều có nội dung là những quy định cụ thể, chi tiết những vấn đề cơ bản được ghi nhận trong hiến pháp. Thực tiễn lập pháp cho thấy luật quy định những vấn đề quan trọng trong quản lí nhà nước và xã hội khi những vấn đề đó đã chín muồi và có đủ điều kiện để Quốc hội quy định ổn định trong thời gian dài.

Trong các luật do Quốc hội ban hành, những luật có chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính là nguồn quan trọng của luật hành chính (như Luật tổ chức Chính phủ, Luật Cán bộ, Công chức V.V.).

– Nghị quyết của Quốc hội:

Nghị quyết của Quốc hội được ban hành để quyết định nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội; dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương; điều chỉnh ngân sách nhà nước; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; quy định chế độ làm việc của Quốc hội, uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các uỷ ban của Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội; phê chuẩn điều ước quốc tế và quyết định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Những nghị quyết hoặc phần của nghị quyết có chứa đựng các quy phạm pháp luật hành chính được coi là nguồn của luật hành chính.

Ví dụ: Nghị quyết của Quốc hội số 64/2013/QH13 ngày 28/11/2013 quy định một số điểm thi hành Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

mà hội đồng nhân dân các cấp ban hành và được ban hành trong các trường hợp sau đây:

+ Quyết định những chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên;

+ Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương;

+ Quyết định biện pháp ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao cho;

+ Quyết định trong phạm vi thẩm quyền được giao những chủ trương, biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của địa phương nhằm phát huy tiềm năng của địa phương nhưng không được trái VỚỊ các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;

+ Văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên giao cho hội đồng nhân dân quy định một vấn đề cụ thể.

Khi trong nghị quyết có các quy phạm pháp luật hành chính thì nghị quyết (hoặc một phần của nghị quyết) được coi là nguồn của luật hành chính.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139