Lệ phí khởi kiện tranh chấp đất đai

lệ phí khởi kiện tranh chấp đất đai

Khi giải quyết tranh chấp đất đai, bên cạnh vấn đề về hồ sơ, thủ tục giải quyết tranh chấp; chi phí để tiến hành khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai là vấn đề mà người khởi kiện cần cân nhắc kỹ trước khi tiến hành khởi kiện. Vậy khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai cần trả những khoản phí nào? Chi phí kiện tụng đất đai hết bao nhiêu tiền? Trả phí khởi kiện đất đai như thế nào? … Để giải đáp câu hỏi lệ phí khởi kiện tranh chấp đất đai hết bao nhiêu tiền? mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Tranh chấp đất đai là gì?

Khi nên kinh tế ngày càng phát triển thì quan hệ đất đai cũng ngày càng phức tạp, các quan hệ đất đai không còn thuần túy là quan hệ dân sự về một tài sản thuộc sở hữu đại diện của nhà nước mà quan hệ đó mang nhiều sắc thái mới, gắn chặt với yếu tố thương mại.

Nội dung này được Luật Đất đai hiện hành kế thừa, cụ thể khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

“Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”.

Tranh chấp đất đai theo quy định trên có phạm vi rất rộng (tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đất đai).

Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ theo quy định trên sẽ rất khó trong việc áp dụng pháp luật, nhất là khi khởi kiện tranh chấp đất đai.

Như vậy, cần hiểu tranh chấp đất đai với phạm vi hẹp và cụ thể hơn, đó là tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất như tranh chấp về ranh giới do hành vi lấn, chiếm… (căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP).

Điều kiện khởi kiện tranh chấp đất đai

Người khởi kiện có quyền khởi kiện:

Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về quyền khởi kiện vụ án như sau:

“Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.

Theo quy định trên thì chỉ các bên xảy ra tranh chấp đất đai mới có quyền khởi kiện hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện. Ví dụ: Lập hợp đồng ủy quyền để ủy quyền quyền khởi kiện cho Văn phòng luật sư.

Thuộc thẩm quyền Tòa án theo loại việc:

Theo khoản 9 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai là một trong những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Căn cứ khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Tranh chấp đất đai theo quy định này gồm rất nhiều loại tranh chấp như: Tranh chấp trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất, tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất…

Tuy nhiên, tranh chấp đất đai áp dụng quy định của pháp luật đất đai để giải quyết là tranh chấp trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất; tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất là tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất và áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự để giải quyết.

Tranh chấp chưa được giải quyết:

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thẩm phán trả lại đơn khởi kiện nếu sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp yêu cầu đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại.

Như vậy, Tòa án chỉ thụ lý đơn khởi kiện tranh chấp đất đai nếu tranh chấp đó chưa được giải quyết, cụ thể:

Tranh chấp đất đai chưa được giải quyết bằng bản án đã có hiệu lực của Tòa án.

Chưa được giải quyết bằng quyết định đã có hiệu lực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: Tranh chấp đất đai mà chưa được giải quyết bằng quyết định đã có hiệu lực của UBND cấp huyện, cấp tỉnh.

Phải được hòa giải tại UBND cấp xã:

Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định:

“Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015”.

Như vậy, tranh chấp đất đai trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất thì phải hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất (UBND cấp xã) nếu muốn khởi kiện. Trường hợp không hòa giải tại UBND cấp xã thì không đủ điều kiện khởi kiện.

Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất… thì được nộp đơn khởi kiện luôn tại Tòa án nơi có đất tranh chấp mà không phải thông qua thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã.

lệ phí khởi kiện tranh chấp đất đai
lệ phí khởi kiện tranh chấp đất đai

Án phí tranh chấp đất đai gồm những loại nào?

Án phí tranh chấp đất đai là khoản phí nằm trong danh mục phí thuộc lĩnh vực tư pháp, cụ thể là loại án phí dân sự. Án phí tranh chấp đất đai bao gồm án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm.

Theo đó, trường hợp tranh chấp đất đai mà Tòa án không xem xét giá trị, chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất là của ai thì án phí dân sự sơ thẩm trong tranh chấp đất đai sẽ không có giá ngạch.

Trong trường hợp tranh chấp đất đai mà Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu quyền sử dụng đất theo phần cụ thể thì án phí dân sự sơ thẩm trong tranh chấp đất đai sẽ có giá ngạch.

Không nộp tạm ứng án phí bị trả lại đơn khởi kiện

Thời hạn nộp tạm ứng án phí

Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định thụ lý vụ án như sau:

“1. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

  1. Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
  2. Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
  3. Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo”

Như vậy, trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai; nếu quá thời hạn 07 ngày mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện, trừ trường hợp có trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng.

Ai phải nộp tạm ứng án phí, án phí?

Nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí: Khi nộp đơn khởi kiện tranh chấp đất đai thì nguyên đơn phải nộp tạm ứng án phí sơ thẩm (theo khoản 1 Điều 25 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14).

Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm: Bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận. Hay nói cách khác, nếu thắng kiện thì bị đơn (người bị kiện) phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm.

Mức án phí và tạm ứng án phí

Theo khoản 2 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:

Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án không xem xét giá trị, chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất của ai thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch (án phí là 300.000 đồng).

Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu quyền sử dụng đất theo phần thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp vụ án có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng.

Án phí tranh chấp đất đai được xác định theo quy định tại tiểu mục 1.1; 1.3 mục 1 và tiểu mục 2.1 mục 2 phần I Danh Mục Án Phí Tòa Án Ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 được tính như sau:

Thứ nhất, án phí tranh chấp đất đai sơ thẩm có giá ngạch

Nếu giá trị đất tranh chấp từ 6.000.000 đồng trở xuống thì án phí sơ thẩm là 300.000 đồng.

Nếu giá trị đất tranh chấp từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng thì án phí sơ thẩm là 5% giá trị đất có tranh chấp.

Nếu giá trị đất tranh chấp từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng thì án phí sơ thẩm là 000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng.

Ví dụ: Giá trị đất tranh chấp là 480.000.000 đồng thì án phí tính như sau:

20.000.000 + 4%*(480.000.000 – 400.000.000) = 23.200.000 đồng

Nếu giá trị đất tranh chấp từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng thì án phí sơ thẩm là 000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng.

Ví dụ: Giá trị đất tranh chấp là 2.000.000.000 đồng thì án phí tính như sau:

36.000.000 + 3%*(2.000.000.000 – 800.000.000) = 72.000.000 đồng

Nếu giá trị đất tranh chấp từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng thì án phí sơ thẩm là 000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng.

Ví dụ: Giá trị đất tranh chấp là 2.800.000.000 đồng thì án phí tính như sau:

72.000.000 + 2%*(2.800.000.000 – 2.000.000.000) = 88.000.000 đồng.

Nếu giá trị đất tranh chấp từ trên 4.000.000.000 đồng thì án phí sơ thẩm là 000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

Ví dụ: Giá trị đất tranh chấp là 6.000.000.000 đồng thì án phí tính như sau:

112.000.000 + 0.1%*(6.000.000.000 – 4.000.000.000) = 114.000.000 đồng.

Thứ hai, án phí sơ thẩm không có giá ngạch là 300.000 đồng. Mức án phí tranh chấp đất đai sơ thẩm này là cố định.

Thứ ba, án phí phúc thẩm: là 300.000 đồng. Mức án phí tranh chấp đất đai phúc thẩm này là cố định.

Người thua kiện có phải chịu án phí tranh chấp đất đai?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016: “Bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận”. Vì vậy trong trường hợp bên nguyên đơn khởi kiện và toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được tòa án thụ lý chấp nhận thì bên bị đơn sẽ phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm.

Trên đây là bài viết chi tiết về lệ phí khởi kiện tranh chấp đất đai hiện nay. Nếu bạn đọc vẫn còn vướng mắc về các vấn đề có liên quan hoặc cần được TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI vui lòng gọi số HOTLINE để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139