Chuyển địa điểm kinh doanh khác quận thì khi doanh nghiệp muốn làm thủ tục thay đổi địa điểm kinh doanh khác quận thì phải chuẩn bị những gì? Luật Trần và Liên Danh sẽ hướng dẫn thủ tục địa chỉ công ty khác quận chỉ với 5 bước đơn giản sau đây. Hãy chú ý theo dõi nhé.
Địa điểm kinh doanh là gì? Đặc điểm của địa điểm kinh doanh
Trước hết, địa điểm kinh doanh có thể được hiểu là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể như mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ tạo ra doanh thu giúp doanh nghiệp cắt giảm các chi phí vận chuyển, tăng độ phủ của thương hiệu, đồng thời dễ dàng tiếp cận với đối tác mới và đặc biệt là đẩy mạnh hoạt động chăm sóc khách hàng.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là tại khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì: “Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể”.
Mặt khác, doanh nghiệp muốn thành lập địa điểm kinh doanh phải thông báo địa điểm kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và một số văn bản liên quan.
Từ khái niệm trên, kết hợp cùng các quy định của pháp luật, có thể thấy địa điểm kinh doanh mang những đặc điểm nổi bật như sau:
Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh;
Doanh nghiệp phải làm thủ tục thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi lập địa điểm kinh doanh;
Địa điểm kinh doanh là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Địa điểm kinh doanh thực hiện các hoạt động kinh doanh đối với các ngành, nghề cụ thể mà doanh nghiệp đã đăng ký.
Địa điểm kinh doanh không có mã số thuế riêng, phải thực hiện hạch toán thuế phụ thuộc vào công ty theo hình thức kê khai thuế tập chung.
Tên địa điểm kinh doanh không bắt buộc phải để tên doanh nghiệp.
Địa điểm kinh doanh không được cùng (không được trùng) là trụ sở chính của doanh nghiệp.
Trình tự, thủ tục lập địa điểm kinh doanh
Các yêu cầu về tên địa điểm kinh doanh
Theo Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp đã quy định:
– Tên địa điểm kinh doanh thực hiện theo quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp năm 2020, cụ thể theo đó:
+ Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
+ Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”
+ Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.
– Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
– Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
– Đối với những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức.
Hồ sơ thông báo lập địa điểm kinh doanh
Hồ sơ thông báo lập địa điểm kinh doanh bao gồm:
– Thông báo lập địa điểm kinh doanh.
+ Trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp thì thông báo địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký.
+ Trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh thì thông báo địa điểm kinh doanh do người đứng đầu chi nhánh ký.
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trình tự thông báo lập địa điểm kinh doanh
Việc thông báo lập địa điểm kinh doanh phải tuân theo các bước như sau:
– Bước 1: Gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.
– Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
+ Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp.
+ Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
Các bước thực hiện thay đổi địa điểm kinh doanh khác quận
Bước 1: Thực hiện chốt thuế để chuyển quận
Theo Khoản 1 Điều 47 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, trước khi doanh nghiệp chuyển địa điểm kinh doanh khác quận thì phải dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý thì doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục đối với Cơ quan thuế có liên quan đến việc chuyển địa điểm. Tức là, muốn thay đổi địa chỉ kinh doanh khác quận, trước tiên doanh nghiệp cần phải chốt thuế với cơ quan thuế.
Hồ sơ làm thủ tục chốt thuế chuyển quận bao gồm:
Biên bản họp về việc chuyển địa điểm kinh doanh sang quận khác;
Quyết định về việc chuyển địa điểm kinh doanh khác quận;
Công văn gửi cơ quan thuế về việc chốt thuế để chuyển quận;
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh (bản sao có chứng thực);
Giấy giới thiệu, văn bản ủy quyền người nộp hồ sơ.
Nơi nộp hồ sơ: Chi cục thuế cũ quản lý thuế của công ty.
Thời gian giải quyết: từ 7 đến 9 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, đầy đủ, Chi cục thuế sẽ thông báo đồng ý cho doanh nghiệp chốt thuế chuyển quận hoặc đến Chi cục thuế để nhận kết quả.
Bước 2: Làm thủ tục thay đổi địa điểm kinh doanh
Hồ sơ làm thủ tục thay đổi địa điểm kinh doanh khác quận:
Mẫu văn bản số 09, 09a được cơ quan thuế cấp cho công ty;
Thông báo thay đổi địa chỉ công ty khác quận theo mẫu được quy định tại Phụ lục II.1 của Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
Biên bản về việc thay đổi địa chỉ công ty khác quận (đối với công ty cổ phần và công ty TNHH);
Quyết định về việc thay đổi địa điểm kinh doanh khác quận;
Giấy giới thiệu, văn bản ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền;
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũ (có địa chỉ công ty cũ).
Nơi nộp hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Thời gian giải quyết: từ 3 đến 5 ngày làm việc.
Bước 3: Khắc lại con dấu và công bố mẫu dấu
Nếu như con dấu pháp nhân của công ty còn thông tin của địa chỉ cũ thì công ty cần phải làm thủ tục khắc lại con dấu, đồng thời công bố mẫu dấu mới trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Thời hạn giải quyết: từ 1 đến 3 ngày làm việc.
Ngoài ra, nếu con dấu không có thông tin về quận nơi công ty đặt trụ sở thì không cần phải thực hiện thủ tục được quy định tại bước này.
Bước 4: Thông báo thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh với cơ quan thuế
Công ty phải gửi công văn đến cơ quan thuế mới (cơ quan thuế quản lý nơi công ty đặt trụ sở).
Nội dung của công văn là thông báo được tiếp tục sử dụng hóa đơn GTGT đã phát hành, đã in hoặc là thông báo về việc phát hành hóa đơn mới.
Bước 5: Thay đổi Giấy phép con (nếu có)
Nếu công ty có các loại giấy phép con (điển hình là Giấy phép cơ sở lưu trú, Giấy phép đào tạo, Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm…) thì cần phải làm thủ tục thay đổi nội dung của các loại giấy phép con đó theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.
Những lưu ý khi thay đổi địa điểm kinh doanh khác quận
Kể từ ngày mà công ty nhận được Giấy chứng nhận doanh nghiệp mới thì công ty sẽ không được phép tiếp tục xuất hóa đơn theo thông tin của địa chỉ cũ. Chỉ sau thời điểm hoàn tất các thủ tục thông báo đến với cơ quan thuế thì công ty mới được phép xuất hóa đơn theo địa chỉ mới.
Với công ty hiện còn đang sử dụng hóa đơn giấy:
Nếu muốn tiếp tục sử dụng sử dụng hóa đơn giấy cũ thì sau khi công ty đã thông báo đến cơ quan thuế, tiến hành khắc dấu địa chỉ mới, công ty mới có thể sử dụng.
Nếu không muốn tiếp tục sử dụng hóa đơn giấy cũ thì công ty phải làm thủ tục hủy hóa đơn giấy, đồng thời thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn điện tử cho công ty theo địa chỉ mới.
Với công ty hiện đang sử dụng hóa đơn điện tử, khi chuyển địa điểm kinh doanh sang quận khác phải thông báo với cơ quan thuế để thay đổi thông tin theo địa chỉ mới. Và công ty cũng phải trao đổi với nhà cung cấp hóa đơn điện tử để tiến hành sửa đổi, cập nhật chính xác thông tin lên hệ thống. Nếu nhà cung cấp không thể sửa đổi, cập nhật chính xác thì buộc công ty phải hủy toàn bộ hóa đơn điện tử có chứa thông tin địa chỉ cũ, và làm thủ tục phát hành hóa đơn mới theo địa chỉ mới.
Phân biệt trụ sở chính và địa điểm kinh doanh
Theo quy định tại Điều 42 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì: “Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)”. Còn như đã đề cập ở phần trên thì “địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể”.
Trụ sở chính và địa điểm kinh doanh có một số điểm khác biệt có thể nhìn rõ như sau:
Thứ nhất, địa điểm kinh doanh phụ thuộc vào trụ sở chính. Theo đó, nơi đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp phải căn cứ vào nơi đặt trụ sở chính. Vì vậy, doanh nghiệp không được phép thành lập địa điểm kinh doanh ngoài phạm vi cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Về chế độ thuế, địa điểm kinh doanh cũng không có mã số thuế riêng và phải hạch toán phụ thuộc vào công ty.
Thứ hai, địa điểm kinh doanh phải là nơi thực hiện hoạt động kinh doanh. Theo đó, trụ sở chính có thể chỉ là nơi để công ty đăng ký trên Giấy phép kinh doanh, là nơi để khách hàng liên hệ với công ty mà không diễn ra hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, địa điểm kinh doanh lại là nơi làm việc, diễn ra hoạt động kinh doanh cụ thể. Do đó, trên thực tế, một số doanh nghiệp sẽ đăng ký trụ sở chính tại một địa chỉ để đáp ứng các điều kiện quy định về trụ sở chính, nhưng thực chất lại không diễn ra hoạt động kinh doanh. Đây có thể được coi là đăng ký “trụ sở ảo”.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về thay đổi địa chỉ công ty khác quận. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.