1. Mẫu đđơn ly hôn tại Tòa án quận Hoàn Kiếm

Thưa Luật Trần và Liên Danh, xin hỏi: Em và chồng em kết hôn ở Thái Bình, nhưng hiện nay có hộ khẩu ở Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sau gần 10 năm chung sống em và chồng em cảm thấy không hạnh phúc, hiện nay hai vợ chồng em muốn ly hôn thuận tình ở Tòa án Hoàn Kiếm thì phải làm như thế nào ?
Cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh.

Theo yêu cầu của bạn muốn được Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm giải quyết ly hôn thuận tình. Luật Trần và Liên Danhxin hướng dẫn bạn thủ tục ly hôn thuận tình ở Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội như sau:

Trước tiên bạn muốn được Tòa án thụ lý hồ sơ ly hôn của bạn thì bạn cần có mẫu đơn theo quy định của Tòa án.

1.1. Mẫu đơn ly hôn thuận của Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, Hà Nội:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———***———

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN THUẬN TÌNH LY HÔN, NUÔI CON, CHIA TÀI SẢN KHI LY HÔN

 

Kính gửiTÒA ÁNH NHÂN DÂN QUẬN Hoàn Kiếm – THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chúng tôi là : ……………………………………… 

Họ và tên CHỒNG :……………………………….. 

Sinh ngày ………… tháng ……….. năm ………… 

Chứng minh thư số :……………… Cấp ngày :…. 

Nơi đăng ký Hộ khẩu thường trú :………………… 

Chỗ ở hiệ này :……………………………………… 

Nghề nghiệp :……………………………………… 

Địa chỉ cơ quan hoặc nơi làm việc :……………… 

Thu nhập hàng tháng (lương, thu nhập khác) :… 

Họ và tên VỢ :……………………………………… 

Sinh ngày…………tháng………..năm…………… 

Chứng minh thư số :…………… Cấp ngày :….… 

Nơi đăng ký Hộ khẩu thường trú :………………… 

Chỗ ở hiệ này :……………………………………… 

Nghề nghiệp :……………………………………… 

Địa chỉ cơ quan hoặc nơi làm việc :……………… 

Thu nhập hàng tháng (lương, thu nhập khác) :…… 

Chúng tôi đăng ký kết hôn ngày …… tháng …… năm … 

Tại :……………………………………………………… 

Làm đơn này yêu cầu Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm công nhận thuận tình ly hôn,

Lý do :………………………………………………… 

…………………………………………………………… 

…………………………………………………………… 

…………………………………………………………… 

……………………………………………………………… 

Yêu cầu Tòa án công nhận sự tự nguyện thỏa thuận của chúng tôi :

Về con chung có (chưa có) :…………………………… 

1. Họ và tên:…………… sinh ngày ….. tháng …… năm ……. 

2. Họ và tên:……………… sinh ngày ….. tháng … năm …… 

……………………………………………………………… 

……………………………………………………………… 

……………………………………………………………… 

Chúng tôi đã thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con và mức cấp dưỡng nuôi con

hàng tháng như sau:……………………………………… 

……………………………………………………………… 

……………………………………………………………… 

………………………………………………………………… 

Về tài sản chung chúng tôi đã tự nguyện thỏa thuận chia như sau: (ghi cụ thể mỗi người được chia sở hữu tài sản gì).

…………………………………………………………… 

……………………………………………………………… 

…………………………………………………………… 

…………………………………………………………… 

(Nếu không có tài sản chung thì ghi không có tài sản chung).

Về nhà ở chúng tôi đã tự nguyện thỏa thuận như sau :

…………………………………………………………… 

…………………………………………………………… 

 

……………………………………………………………… 

(Nếu không có nhà ở thì ghi không có).

Về vay nợ chúng tôi đã tự nguyện thỏa thuận như sau :

……………………………………………………………… 

……………………………………………………………… 

……………………………………………………………… 

……………………………………………………………… 

(Nếu không có vay nợ thì ghi không có).

Hà Nội, ngày…….tháng……năm 20……..

Người làm đơn yêu cầu

Người vợ

(Ký ghi rõ họ tên)

Người chồng

(Ký ghi rõ họ tên)

 

1.2. Các giấy tờ kèm theo đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản sau ly hôn:

– Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (Nếu mất bản chính phải có bản sao hợp lệ do Ủy ban nhân dân nơi đăng ký kết hôn cấp).

– Bản sao hợp lệ giấy khai sinh của con chung.

– Bản sao công chứng sổ hộ khẩu. Nếu tạm trú thì phải có giấy tạm trú. Hoặc xác nhận của công an nơi tạm trú.

– Bản sao có công chứng giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân,..

– Bản sao có công chứng về giấy tờ nhà, đất, giấy vay nợ…..

– Biên bản hòa giải giải quyết việc thuận tình ly hôn của cơ quan, gia đình, địa phương (nếu có).

1.3. Thời gian nộp đơn, thời gian giải quyết và án phí Tòa án:

– Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm nhận đơn vào sáng ngày thứ 3 và thứ 6 trong tuần.

– Thời gian giải quyết một vụ việc ly hôn thường từ 3 đến 4 tháng.

– Án phí sơ thẩm là: 300.000 đồng (ba trăm nghìn đồng)

Lưu ý khi nộp hồ sơ ở Tòa án thì bạn lưu ý nhận lại biên bản giao nhận tài liệu của Tòa án theo mẫu dưới đây:

Mọi vướng mắc về pháp lý về bạn hãy vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn Hôn nhân và gia đình – Công ty Luật Trần và Liên Danh qua tổng đài tư vấn 24/7 số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

mẫu đơn ly hôn tòa án quận Hoàn Kiếm
mẫu đơn ly hôn tòa án quận Hoàn Kiếm

2. Cách thức phân chia tài sản ly hôn thế nào ?

Chào Luật sư. Tôi kết hôn năm 2013, từ đó đến nay tôi ở nhà chăm sóc con cái, làm công việc nội trợ còn chồng tôi đi làm, hàng tháng thu nhập khá cao. Nay chúng tôi muốn ly hôn, liệu tôi có bị “thiệt” khi chia tài sản không vì tôi rất bận bịu ở nhà nhưng vẫn bị coi là không làm ra thu nhập. Xin luật sư tư vấn!

Luật sư tư vấn:

Về vấn đề chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân khi ly hôn: vợ, chồng có thể thỏa thuận tự chia tài sản cho phù hợp với tình hình thực tế.

Nếu vợ, chồng không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết, về nguyên tắc tài sản chung sẽ được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định phần, tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:

– Hoàn cảnh của gia đình của vợ, chồng;

– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Trong đó, “công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.

Kết luận: Trường hợp của chị là một người vợ, một người mẹ ở nhà trông nom con cái, chăm sóc gia đình, lo công việc nội trợ, không đi làm vẫn được tính là có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng mình (Cho dù thu nhập của chồng chị có là vài triệu hay vài chục triệu,…)

Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP

1. Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau:

a) Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn;

b) Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân và gia đình để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

2. Khi giải quyết ly hôn nếu có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu thì Tòa án xem xét, giải quyết đồng thời với yêu cầu chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

3. Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác.

4. Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:

a) “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.

b) “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.

c) “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.

Ví dụ: Vợ chồng có tài sản chung là một chiếc ô tô người chồng đang chạy xe taxi trị giá 400 triệu đồng và một cửa hàng tạp hóa người vợ đang kinh doanh trị giá 200 triệu đồng. Khi giải quyết ly hôn và chia tài sản chung, Tòa án phải xem xét giao cửa hàng tạp hóa cho người vợ, giao xe ô tô cho người chồng để họ tiếp tục kinh doanh, tạo thu nhập. Người chồng nhận được phần giá trị tài sản lớn hơn phải thanh toán cho người vợ phần giá trị là 100 triệu đồng.

d) “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.

Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.

5. Giá trị tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ, chồng được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết sơ thẩm vụ việc.

6. Khi giải quyết chia tài sản khi ly hôn, Tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Ví dụ: Khi chia nhà ở là tài sản chung và là chỗ ở duy nhất của vợ chồng, trong trường hợp không chia được bằng hiện vật thì Tòa án xem xét và quyết định cho người vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi con chưa thành niên, con bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự nhận hiện vật và thanh toán giá trị tương ứng với phần tài sản được chia cho người chồng hoặc vợ nếu người vợ hoặc chồng có yêu cầu.

Trên đây là một số nội dung về ly hôn và mẫu đơn ly hôn tòa án quận Hoàn Kiếm Luật Trần và Liên Danh cung cấp đến quý bạn đọc, nếu có vấn đề cần hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất.