Tài sản trước hôn nhân chia thế nào?

Tài sản trước hôn nhân chia thế nào

Tài sản có trước khi kết hôn được xem là tài sản riêng hay tài sản chung? Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng quy định như thế nào? Tài sản trước hôn nhân chia thế nào?

Tài sản có trước khi kết hôn được xem là tài sản riêng hay tài sản chung?

Căn cứ theo Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định, cụ thể như sau:

“Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

Bên cạnh đó, theo Điều 46 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung như sau:

“Điều 46. Nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung

Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.

Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.

Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”

Đối chiếu quy định trên, những tài sản bạn có trước khi kết hôn bao gồm: tiền tiết kiệm ngân hàng, vàng và bất động sản nếu bạn không có thỏa thuận nhập vào tài sản chung thì những tài sản đó là tài sản riêng của bạn.

Tài sản riêng có nhập vào tài sản chung của vợ chồng khi kết hôn hay không là do thỏa thuận, không có trường hợp nào bắt buộc.

Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng quy định như thế nào?

Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo Điều 48 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 bao gồm:

“Điều 48. Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng

Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản bao gồm:

a) Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;

b) Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;

c) Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;

d) Nội dung khác có liên quan.

Khi thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận mà phát sinh những vấn đề chưa được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì áp dụng quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này và quy định tương ứng của chế độ tài sản theo luật định.”

Như vậy, nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng được quy định như trên.

Vợ chồng có nghĩa vụ chung về tài sản được quy định ra sao?

Theo Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng như sau:

“Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng

Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

Tài sản trước hôn nhân chia thế nào
tài sản trước hôn nhân chia thế nào

Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.”

Theo đó, nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng được quy định như trên.

Con bao nhiêu tuổi thì được quản lý tài sản riêng?

Tại Điều 76 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về độ tuổi con có thể tự quản lý tài sản riêng như sau:

Quản lý tài sản riêng của con

Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.

Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.

Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự; người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của Bộ luật dân sự.

Như vậy, khi con từ đủ 15 tuổi trở lên và không mất năng lực hành vi dân sự thì có thể tự mình quản lý tài sản riêng.

Con bao nhiêu tuổi khi chung sống với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 75 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về quyền có tài sản riền của con như sau:

Quyền có tài sản riêng của con

Con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì con từ đủ 15 trở lên khi sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình và nếu có thu nhập phải đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

Con có được hưởng công sức đóng góp vào tài sản của gia đình không?

Căn cứ Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của con trong gia đình như sau:

– Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

– Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

– Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.

Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

– Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình.

+ Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.

– Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.

Như vậy, con hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.

Con chưa thành niên có quyền định đoạt tài sản riêng của mình không?

Căn cứ Điều 77 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên như sau:

– Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

– Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.

Như vậy, con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng của mình và chỉ trong trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.

Cách xác định nguồn gốc tài sản là tài sản riêng?

Thưa luật sư trong thời gian sống li thân vợ tôi bán 1/2 nhà đất tài sản chung, chia cho tôi 1/2 số tiền. Tôi dùng số tiền đó mua một miếng đất để ở riêng đất này có được coi là tài sản riêng hay không ?

Trả lời:

Hai bạn đang ly thân nhưng chưa ly hôn nên đây được coi là chia tài sản chung trong trời kỳ hôn nhân. Căn cứ điều 38 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.”.

Theo quy định này, việc chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của hai vợ chồng bạn phải được lập thành văn bản và phải được công chứng chứng thực. Sau khi chia tài sản chung thì hậu quả pháp lý theo quy định tại khoản 1 điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

“Điều 40. Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

1. Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng”.

Theo như quy định trên, sau khi chia thì phần tiền bạn được sẽ là tài sản riêng của bạn và theo quy định tại khoản 2 điều 43 luật hôn nhân và gia đình thì mảnh đất bạn mua bằng tài sản được chia sẽ là tài sản riêng của bạn.

Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về thắc mắc tài sản trước hôn nhân thuộc về ai? Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139