Giải thể công ty

hồ sơ thành lập công ty tnhh 1 thành viên

Trong một trường hợp nhất định khi việc tiếp tục hoạt động của công ty là không thể được nữa, nguồn vốn của công ty chi cho các hoạt động kinh doanh và đầu tư không thể tiến hành do cạn kiệt nguồn vốn và công ty không thể huy động bằng các hình thức nào đó thì giải pháp lựa chọn là tiến hành việc giải thể công ty theo những trình tự và thủ tục mà pháp luật hiện hành quy định. Vậy thủ tục để giải thể công ty cần những hồ sơ và những nội dung gì?

Khi nào thì công ty tiến hành việc giải thể?

Việc ngừng lại hoàn toàn các hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mình được gọi là giải thể. Theo căn cứ tại pháp luật Doanh nghiệp hiện hành thì trong những trường hợp sau, công ty tiến hành giải thể:

Một là, công ty tiến  hành việc giải thể một cách tự nguyện: trường hợp này cần dựa trên cơ sở phải là quyết định của người đứng đầu công ty; đối với loại hình công ty hợp danh thì việc tiến hành giải thể của công ty cần nhận được sự tán thành của tất cả các thành viên hợp danh; trong loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn việc giải thể phải đảm bảo của Hội đồng thành viên và người đứng đầu doanh nghiệp; còn đối với công ty cổ phần cần có sự thống nhất của Đại hội đồng cổ đông.

Hai là, với trường hợp các cơ quan chức năng yêu cầu công ty phải giải thể thì các thành viên trong cơ cấu tổ chức của công ty tiến hành một trong những hoạt động sau: chuyển nhượng vốn, mua lại làm công ty không đủ thành viên theo số lượng đã quy định với thời gian là sáu tháng mà công ty vẫn không chuyển đổi loại hình của doanh nghiệp.

giải thể công ty

Điều kiện để tiến hành việc giải thể công ty.

Căn cứ theo quy định pháp luật Doanh nghiệp đang có hiệu lực, trong các trường hợp sau doanh nghiệp được phép giải thể:

Đã tiến hành việc thanh toán các khoản nợ đến hạn, những nghĩa vụ tài sản khác có liên quan của công ty.

Công ty không thuộc trong các trường hợp mà Toà án đang giải quyết tranh chấp hay đang phải chấp hành các phán quyết của Trọng tài thương mại.

Khi công ty mất hoàn toàn khả năng tiến hành việc thanh toán cần tuân thủ các nội dung mà pháp luật phá sản đang có hiệu lực quy định.

Thủ tục giải thể doanh nghiệp 

Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc theo quyết định của Tòa Án

Đối với trường hợp công ty bị giải thể do bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc theo quyết định của Tòa Án, thì thủ tục giải thể doanh nghiệp được thực hiện như sau:

Bước 1. Ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của Tòa án hoặc quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau đó cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đang làm thủ tục giải thể công ty.

Bước 2. Sau khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc nhận được quyết định giải thể doanh nghiệp của Tòa Án, doanh nghiệp phải triệu tập họp để ra quyết định giải thể (Quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân; quyết định của chủ sở hữu công ty hoặc của Hội đồng thành viên đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn; quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần)

Doanh nghiệp giải thể phải gửi:

  • Quyết định giải thể;
  • Danh sách các chủ nợ và phương thức giải quyết nợ đối với từng chủ nợ: địa điểm, phương thức thanh toán và cách thức, thời hạn thanh toán.

Đến các cơ quan sau:

  • Cơ quan đăng ký kinh doanh
  • Cơ quan quản lý thuế trực tiếp
  • Người lao động
  • Niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp
  • Các chủ nợ

Bước 3. Cơ quan đăng ký kinh doanh ra thông báo về việc giải thể doanh nghiệp

Sau 180 ngày kể từ ngày thông báo tình trạng giải thể mà không có sự phản đối của bên có liên quan hoặc trong 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị giài thể của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo giải thể doanh nghiệp và chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên cổng thôn tin điện tử.

Giải thể doanh nghiệp theo quyết định của chủ doanh nghiệp

Thủ tục giải thể đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp chỉ khác nhau về giấy tờ hồ sơ, còn trình tự thực hiện thủ tục là giống nhau:

Bước 1: Thực hiện thủ tục với Tổng Cục Hải Quan nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu.

Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục xin xác nhận hoàn thuế của Tổng cục hải quan nếu doanh nghiệp có thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu theo quy định tại Điều 140 Thông tư 38/2015/TT-BTC, thông tư quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Hồ sơ xin xác nhận hoàn thuế của Tổng cục hải quan bao gồm:

  • Văn bản đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế (theo mẫu)
  • Bản chụp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp

Bước 2: Thực hiện thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế (thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế) với cơ quan quản lý thuế.

Doanh nghiệp khi tiến hành giải thể doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước với cơ quan quản lý thuế theo quy định tại Thông tư 95/2016/TT-BTC.

Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế bao gồm:

  • Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
  • Quyết định giải thể (của chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, của chủ sở hữu và Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với Công ty Cổ phần);
  • Biên bản họp của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông về việc giải thể doanh nghiệp;
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp;
  • Nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu thì phải bổ sung thêm văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế của Tổng cục Hải Quan;

Bước 3: Thực hiện thủ tục giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh

Hồ sơ thông báo giải thể doanh nghiệp gửi lên phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính bao gồm các giấy tờ sau:

  • Thông báo giải thể doanh nghiệp
  • Quyết định giải thể doanh nghiệp
  • Biên bản hợp về việc giải thể doanh nghiệp
  • Biên bản thanh lý tài sản
  • Xác nhận đóng tài khoản ngân hàng
  • Xác nhận đóng mã số thuế
  • Danh sách các chủ nợ và phương án giải quyết (nếu có)
  • Bản chính giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Thông báo hủy mẫu dấu (theo mẫu).

Lưu ý: Đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập trước năm 2015 mà sử dụng con dấu do cơ quan Công An cấp thì phải thực hiện thủ tục trả lại mẫu con dấu cho cơ quan Công An. Hồ sơ trả con dấu bao gồm:

  • Công văn xin trả mã dấu
  • Con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu do Công an cấp
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Ngoài việc gửi thông bảo giải thể tới phòng đăng ký kinh doanh, chủ doanh nghiệp còn phải gửi thông báo, quyết định giải thể của mình tới người lao động, đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính.

Thời hạn giải thể công ty

Trong vòng một trăm tám mươi ngày, tính từ thời điểm nhận được quyết định giải thể mà các bên không có bất kỳ phản đối nào thì cơ quan chuyên môn trong hoạt động kinh doanh tiến hành giải quyết việc giải thể trên chuyên trang quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và ra thông báo giải thể của công ty.

Trên đây, Luật Trần đã tư vấn cho các bạn về việc Giải thể công ty. Các bạn đừng quá lo lắng với các thủ tục này nếu như các bạn cần tư vấn pháp lý hãy liên hệ với chúng tôi.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139