Thủ trưởng là gì

Thủ trưởng là gì

Thủ trưởng cơ quan là ai? Chế độ thủ trưởng gì? Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thủ trưởng cơ quan là ai?

Thủ trưởng hay người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị là cụm từ được sử dụng trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Căn cứ vào từng loại hình cơ quan, tổ chức, đơn vị, pháp luật chuyên ngành quy định tên gọi của người đứng đầu (thủ trưởng) cơ quan, tổ chức đơn vị đó.

Chẳng hạn, tại Điều 32 Luật Tổ chức Chính phủ quy định về Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ như sau:

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.

Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hiện nay gồm có: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Tổng Kiểm toán Nhà nước; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

Còn tại Thông tư 23/2019/TT-BGDĐT thì: “Thủ trưởng đơn vị là công chức, viên chức đang công tác tại các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý.”

Chế độ thủ trưởng

Chế độ thủ trưởng là chế độ lãnh đạo, làm việc trong đó người đứng đầu cơ quan, tổ chức có toàn quyền tự quyết định và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi vấn đề trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan, tổ chức do mình quản lý.

Chế độ thủ trưởng thường được áp dụng trong cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn (Bộ, cơ quan ngang Bộ) hoặc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (Sở, Phòng, Ban, Ngành). Bộ trưởng, Giám đốc Sở, Trưởng Phòng… là những người có toàn quyền tự quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức và chịu trách nhiệm trước cấp trên về quyết định của mình.

Chẳng hạn, tại Điều 37 Luật Tổ chức Chính phủ quy định trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ như sau:

– Chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công; về kết quả, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ, cơ quan ngang bộ; về các quyết định và kết quả thực hiện các quyết định của mình trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao; cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.

– Thực hiện báo cáo công tác trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; giải trình, trả lời chất vấn trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.

– Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý.

Tại Điều 7 Nghị định 24/2014/NĐ-CP có quy định: Sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm việc theo chế độ thủ trưởng và theo Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ.

Thủ trưởng của Sở là Giám đốc Sở, ví dụ như: Giám đốc Công an tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Giám đốc Sở Tài chính; Chánh Thanh tra tỉnh;….

Tại Điều 6 Nghị định 37/2014/ND-CP quy định: “Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện làm việc theo chế độ thủ trưởng và theo Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp huyện; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo của các cơ quan chuyên môn theo quy định.”

Khái niệm chung về chế độ thủ trưởng

Chế độ thủ trưởng được hiểu là chế độ lãnh đạo, làm việc trong đó người đứng đầu cơ quan, tổ chức có toàn quyền tự quyết định và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi vấn đề trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan, tổ chức do mình quản lí.

Chế độ thủ trưởng thường được áp dụng trong cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn (bộ, cơ quan ngang bộ) hoặc cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân (sở, phòng, ban, ngành). Bộ trưởng, giám đốc sở, trưởng phòng… là những người có toàn quyền tự quyết định mọi vấn để liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức và chịu trách nhiệm trước cấp trên về quyết định của mình.

Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước

“Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước” là thuật ngữ dùng để chỉ thiết chế giữ vị trí pháp lý cao nhất trong cơ quan hành chính nhà nước, thực hiện vai trò lãnh đạo, quản lý hoạt động của cơ quan. Chủ thể này có nghĩa vụ và quyền cao nhất trong việc tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước cũng như chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước mình đứng đầu. Vị trí pháp lý của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước có những đặc điểm cơ bản: là vị trí mang tính pháp lý; hoạt động nhân danh nhà nước; chịu sự chi phối của quan hệ hành chính mang tính mệnh lệnh, thứ bậc; thực hiện vai trò lãnh đạo, quản lý đối với cơ quan hành chính nhà nước mình đứng đầu.

Hiện nay ở Việt Nam có nhiều cách hiểu và quan điểm khác nhau về thuật ngữ “trách nhiệm”. Một số nghiên cứu tiếp cận thuật ngữ “trách nhiệm” theo nghĩa là nghĩa vụ, nhiệm vụ, bổn phận, quyền hạn. Tuy nhiên, có thể hiểu trách nhiệm không chỉ bao hàm những hậu quả bất lợi nào đó mà phải luôn gắn liền với nghĩa vụ của mỗi cá nhân đặc biệt là người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước. Và như vậy, trách nhiệm phải là những việc nên làm, phải làm và được làm với kết quả tốt nhất, nếu kết quả không tốt sẽ phải gánh chịu hậu quả nhất định.

Thủ trưởng là gì
thủ trưởng là gì

Cơ sở hình thành trách nhiệm rất phong phú. Tuy nhiên cơ sở hình thành trách nhiệm được phân loại thành hai loại chính đó là: những quy định của luật pháp, quy chế, thỏa thuận của tập thể, tổ chức, địa phương… và dư luận xã hội. Trách nhiệm của mỗi cá nhân luôn luôn gắn liền với kết quả, hiệu quả của công việc. Như vậy, nếu một cá nhân hoàn thành một công việc nhất định nhưng không đạt được yêu cầu đặt ra thì không được coi là đã hoàn thành công việc cũng như không hoàn thành trách nhiệm được giao. Điều này khẳng định rằng, bất kỳ công việc nào được đặt ra cũng phải được hoàn thành theo đúng (tức là bằng hoặc hơn) kết quả đã được ước tính trước, như vậy mới được coi là công việc đã hoàn thành.

Qua những phân tích trên có thể thấy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước là những việc mà người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước nên làm, phải làm, được làm với kết quả tốt, nếu kết quả không tốt, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước sẽ phải chịu trách nhiệm. Căn cứ vào vị trí và vai trò của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước là người có nghĩa vụ và quyền cao nhất trong tổ chức thực hiện các hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước nên trách nhiệm cũng gắn liền với nó mà trở nên nặng hơn.Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước gồm ba yếu tố cấu thành cơ bản là Nghĩa vụ, Quyền, và việc Chịu trách nhiệm đối với việc thực hiện các nghĩa vụ và quyền đó. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước mang tính xã hội sâu sắc. Trước hết, về mặt lợi ích, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm với toàn thể nhân dân, toàn thể xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đặc điểm này gắn liền với một nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp nước ta, đó là:

“Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”, “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân…” (Khoản 1, 2, Điều 2).

Đồng thời, Hiến pháp năm 2013 bổ sung và phát triển nguyên tắc:

“Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (khoản 3, Điều 2).

Điều này thể hiện rằng, tất cả những người làm việc trong bộ máy của nhà nước đều phải có trách nhiệm đối với nhân dân và đất nước.

Thứ hai, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước là thiết chế trách nhiệm cá nhân. Trên thực tế “trong hoạt động của lĩnh vực công, càng tập trung bao nhiêu và càng làm việc tập thể với nguyên tắc đa số để ban hành quyết định bao nhiêu, thì càng tạo cơ sở nhiều hơn cho sự ỷ lại và không chịu trách nhiệm cá nhân bấy nhiêu”. Bởi vậy, cần có sự đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu. Mặt khác, mọi vấn đề được quyết định một cách nhanh chóng, tinh thần trách nhiệm được đặt cao trong mỗi quyết sách sẽ tránh được phần lớn tranh luận, bàn cãi, gây ra quá nhiều ý kiến trái chiều và không thể giải quyết được vấn đề.

Thứ ba, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước mang tính bao quát cao. Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm đối với hai nhóm chủ thể cơ bản đó chính là trách nhiệm đối với nội bộ và trách nhiệm đối với xã hội.

Trách nhiệm đối với nội bộ là trách nhiệm đối với hệ thống các cơ quan nhà nước gồm các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Khi một nhiệm vụ không được hoàn thành, nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan hành chính liên quan bởi hệ thống các cơ quan hành chính nước ta là một thể thống nhất, khi có hành động nào đó làm sai trái sẽ ảnh hưởng tới các công việc của các cơ quan khác trong tổng thể hệ thống hành chính.

Trước hết trách nhiệm xã hội là sứ mệnh cơ bản của nhà nước. Bởi vậy, trách nhiệm xã hội của người đứng đầu được hiểu là sự cam kết ứng xử của người đứng đầu phù hợp với lợi ích của xã hội trong các hoạt động liên quan đến lợi ích của xã hội, của người dân. Trách nhiệm xã hội hướng đến mục tiêu lớn nhất là lợi ích của người dân, của xã hội, vì sự phát triển bền vững, tốt đẹp của xã hội. Đây là loại hình trách nhiệm có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của nhân dân và mỗi cá nhân trong hoạt động hành chính nhà nước.

Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về câu hỏi thủ trưởng là gì? Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139