Doanh nghiệp xã hội là gì? Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp xã hội có tiêu chí đầu tiên là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này. Như vậy, Luật doanh nghiệp năm 2020 không coi doanh nghiệp xã hội là một loại hình doanh nghiệp đặc thù riêng mà cũng giống.
Khái niệm doanh nghiệp xã hội
Doanh nghiệp xã hội là thuật ngữ pháp lý mới xuất hiện ờ Việt Nam và trong thời gian gần đây thì doanh nghiệp xã hội đang nhận được sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, cũng như các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý. Hiện nay, địa vị pháp lý của doanh nghiệp xã hội được quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 và các vãn bản hướng dẫn thi hành của đạo luật này.
Luật doanh nghiệp năm 2020 không đưa ra định nghĩa về doanh nghiệp xã hội nhưng có các tiêu chí để xác định doanh nghiệp xã hội. Từ quy định này, chúng ta có thể hiểu, doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp, với mục đích hoạt động nhằm giải quyết vẩn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng, trong đó sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường.
Đặc điểm của doanh nghiệp xã hội
Các đặc điểm dưới đây cũng là các tiêu chí của doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam:
Thành lập doanh nghiệp xã hội
Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020
Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp xã hội có tiêu chí đầu tiên là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này. Như vậy, Luật doanh nghiệp năm 2020 không coi doanh nghiệp xã hội là một loại hình doanh nghiệp đặc thù riêng mà cũng giống như doanh nghiệp thông thường. Doanh nghiệp xã hội vẫn tổ chức và hoạt động theo một trong các loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Vì cũng là một doanh nghiệp nên để thành lập doanh nghiệp xã hội, doanh nhân xã hội (người bỏ vốn để thành lập doanh nghiệp xã hội được các tác giả sử dụng thuật ngữ “doanh nhân xã hội”) phải thực hiện các thủ tục pháp lý thông thường để thành lập một doanh nghiệp ưong số các loại hình doanh nghiệp đã được Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định. Tiêu chí này thể hiện một trong những đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp xã hội, tương tự doanh nghiệp thông thường, đó là có hoạt động kinh doanh.
Hiện nay, thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội được quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020. Giống như mọi doanh nghiệp khác, doanh nghiệp xã hội cũng có tên riêng của mình. Dựa trên các nguyên tắc về tên doanh nghiệp được pháp luật quy định, doanh nhân xã hội sẽ chủ động quyết định đặt tên cho doanh nghiệp xã hội, có thể bổ sung thêm cụm từ “xã hội” vào tên riêng của doanh nghiệp xã hội. Quy định có thể bổ sung thêm cụm từ “xã hội” vào tên riêng của doanh nghiệp xã hội là một quy phạm tùy nghi, do người thành lập doanh nghiệp xã hội tự quyết định.
Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp xã hội
Doanh nghiệp xã hội có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng:
Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp xã hội có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng. Các vấn đề xã hội, môi trường và cộng đồng như bảo vệ môi trường, bảo vệ và đáp ứng các quyền cơ bản của con người thông qua các hoạt động tạo công ăn việc làm cho những nhóm người khó hòa nhập, dễ bị tổn thương, cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục, cung cấp nước sạch, xử lý rác thải, ô nhiễm… Chính các mục tiêu xã hội này ,trở thành động lực thôi thúc các doanh nhân xã hội thành lập doanh nghiệp xã hội và sử dụng phương án kinh doanh để giải quyết các vấn đề xã hội.
Thông qua hành vi pháp lý này, một doanh nghiệp thông thường sẽ khoác lên mình “chiếc áo” doanh nghiệp xã hội, từ đó Nhà nước và xã hội có thể nhận biết được địa vị pháp lý của doanh nghiệp xã hội, kèm theo đó là các quyền và nghĩa vụ cùa doanh nghiệp xã hội.
Tiêu chí này góp phần giúp chúng ta có cơ sờ để phân biệt doanh nghiệp xã hội với các doanh nghiệp thông thường khác. Cụ thể, ở doanh nghiệp thông thường, các nhà đầu tư dựa vào thị trường để tìm ra nhu cầu của khách hàng, từ đó lên kế hoạch, chiến lược đầu tư, sản xuất, kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ và thông qua hàng loạt các hoạt động kinh doanh được điều tiết bởi các quy luật của nền kinh tế thị trường để đạt được mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Nói cách khác, chính lợi nhuận trở thành động lực để nhà đầu tư quyết định tìm giải pháp kinh doanh, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng và tối đa hóa lợi nhuận cho mình, có được lợi nhuận, tức nhà đầu tư đã thành công.
Trong khi đó, đối với doanh nghiệp xã hội thì yếu tố “sinh lợi” không phải là yếu tố quyết định đến sự ra đời của doanh nghiệp, mà chính từ các vấn đề đang tồn tại trong xã hội. Các vấn đề xã hội trở thành động lực để doanh nghiệp xã hội tìm kiếm và quyết định mô hình kinh doanh phù hợp, suy cho cùng thì doanh nghiệp xã hội sử dụng phương thức kinh doanh để giải quyết vấn đề xã hội mà họ đã phát hiện ra. Khi vấn đề xã hội được giải quyết thì mục đích của doanh nghiệp xã hội đã đạt được, dù có thể chính doanh nghiệp xã hội không thu về được lợi nhuận, thậm chí bị thua lỗ. Như vậy, doanh nghiệp thông thường và doanh nghiệp xã hội là các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường, nghĩa là phải có doanh thu và lợi nhuận, tuy nhiên chúng khác nhau về bản chất và đích đến.
Trên thực tế, doanh nghiệp xã hội cũng hay bị nhầm lẫn với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Coperate Social Responsibilities) . Trách nhiệm xã hội là cam kết nỗ lực cải thiện chất lượng cuộc sống cùa cộng đồng thông qua quá trình kinh doanh và đóng góp của các doanh nghiệp một cách tự nguyện. Bản chất của trách nhiệm xã hội là ghi nhận sự cam kết tự nguyện của doanh nghiệp thực hiện những chuẩn mực đạo đức và xã hội vì mục tiêu con người và phát triển bền vững, mang tính chất là hoạt động bổ sung của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội vẫn là các doanh nghiệp thông thường với mục tiêu và bản chất tìm kiếm lợi nhuận. Trong khi đỏ, tôn chỉ, mục đích và toàn bộ hoạt động của trách nhiệm xã hội là để giải quyết vấn đề xã hội hay môi trường đã xác định ngay từ khi thành lập và được duy trì trong suốt quá trình hoạt động, được thể hiện cụ thể, rõ ràng thông qua cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường. Nếu doanh nghiệp xã hội có sự thay đổi hoặc chấm dứt mục tiêu xã hội thì doanh nghiệp xã hội phải thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Sử dụng lợi nhuận của doanh nghiệp xã hội
Doanh nghiệp xã hội sử dụng phần lớn lợi nhuận để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường:
Doanh nghiệp xã hội khi hoạt động kinh doanh phát sinh lợi nhuận không phân phối như các doanh nghiệp thông thường. Lợi nhuận mà doanh nghiệp có được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được dùng để tái đầu tư vào doanh nghiệp với mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội mà doanh nghiệp xã hội đang theo đuổi. Tiêu chí sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư phục vụ các mục tiêu xã hội là điểm phân biệt doanh nghiệp xã hội với các doanh nghiệp thông thường, thể hiện rõ nét tiêu chí “vì xã hội”.
Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp xã hội phải sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký. Con số 51% là nhằm mục đích tạo điều kiện, cơ hội cho doanh nghiệp xã hội huy động vốn kinh doanh từ các nhà đầu tư, thành viên, cổ đông khác bằng việc bảo đảm có phần cổ tức nhất định cho các nhà đầu tư này, qua đó góp phần phát triển bền vững cho doanh nghiệp xã hội.
Tiêu chí này góp phần định lượng rõ ràng, cụ thể mục tiêu vì xã hội của doanh nghiệp xã hội.
Mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường và đem lại lợi ích cho cộng đồng là sứ mệnh cao cả của doanh nghiệp xã hội, đã làm cho doanh nghiệp xã hội khác hẳn với các doanh nghiệp thông thường và cũng không giống với các tổ chức từ thiện. Doanh nghiệp xã hội mang đặc tính “lai” giữa doanh nghiệp thông thường và các tổ chức từ thiện.
Một bên là các doanh nghiệp hoạt động vì mục đích tối đa hóa lợi nhuận tài chính, còn một bên là các tổ chức phi chính phủ được thành lập nhằm theo đuổi lợi ích xã hội thuần túy. Vì vậy, doanh nghiệp xã hội là mô hình kết hợp hài hòa về cả hình thức và nội dung của hai chủ thể này để lấy kinh doanh làm lĩnh vực hoạt động chính, nhưng không vì mục tiêu lợi nhuận mà nhằm giải quyết các vấn đề xã hội cụ thể, vì thế mà phần lớn lợi nhuận được dùng để phục vụ cho xã hội, môi trường.
Trong bối cảnh hiện nay, khi mà các nguồn vốn viện trợ, tài trợ đang dần rút khỏi Việt Nam, kèm theo đó là các tổ chức thiện nguyện thiếu những thiết chế quản trị tốt, chuẩn mực kế toán… thì doanh nghiệp xã hội là sự lựa chọn lý tưởng. Thông qua việc vận hành doanh nghiệp xã hội, các nhà thiện nguyên có thể giải quyết ữiệt để các vấn đề xã hội, môi trường đem lại lợi ích cho cộng đồng.
Ngoài ra, doanh nghiệp xã hội cũng có một số nét tương đồng với các doanh nghiệp công ích, cả hai đều hướng tới mục tiêu phục vụ nhu cầu của xã hội, có thể đều cung cấp sản phẩm là các dịch vụ mang tính chất phục vụ lợi ích chung của xã hội như cung cấp nước sạch, dọn rác thải, bảo vệ môi trường…, ở một chừng mực nhất định, các doanh nghiệp này có thể được xếp chung vào nhóm doanh nghiệp có cùng mục đích hoạt động chủ yếu.
Tuy nhiên, về bản chất doanh nghiệp xã hội được thành lập tự nguyện bởi các doanh nhân xã hội, doanh nghiệp xã hội mang tính ổn định, nhất quán, được quyết định bởi mục tiêu xã hội, không phụ thuộc vào tính chất của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Trong khi đó, doanh nghiệp công ích được Nhà nước thành lập nên để sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích theo phương thức giao nhiệm vụ và được hưởng các ưu đãi đặc biệt.
Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về câu hỏi doanh nghiệp xã hội là gì? Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.