Hợp nhất là gì? Hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ tiềm lực cạnh tranh trên thị trường thường chọn hình thức sáp nhập hoặc hợp nhất doanh nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình trên thị trường. Vậy làm thể nào để phân biệt rõ được sát nhập và hợp nhất cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Khái niệm về hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp
Hợp nhất doanh nghiệp là gì?
Hợp nhất là việc nhiều công ty hợp nhất thành một công ty mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất. (Theo điều 194 Luật Doanh nghiệp 2014).
Sáp nhập doanh nghiệp là gì?
Sáp nhập là việc nhiều công ty sáp nhập vào một công ty khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị sáp nhập. (Theo điều 195 Luật Doanh nghiệp 2014).
Phân biệt giữa hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp
Giống nhau:
– Đều là các biện pháp tổ chức lại doanh nghiêp.
– Đều áp dụng cho công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh.
– Đều phải chuyển tất cả tài sản, nghĩa vụ tài sản cho công ty nhận sát nhập và công ty hợp nhất.
– Về mặt thủ tục :
+ Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị chia thông qua quyết định chia, tách công ty;
+ Gửi chủ nợ và thông báo đến người lao động (trong vòng 15 ngày) về việc chia, tách công ty;
+ Thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm mới thành viên điều hành; đăng ký kinh doanh công ty mới.
Khác nhau:
So sánh |
Hợp nhất doanh nghiệp |
Sáp nhập doanh nghiệp |
Khái niệm |
Theo khoản 1 điều 194 Luật doanh nghiệp 2014: “Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất”. Công thức dễ hiểu đối với trường hợp này là: A + B = C |
Theo khoản 1 điều 195 luật doanh nghiệp: “Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập”. Công thức đơn giản với trường hợp này là: A + B = B |
Bản chất và hậu quả pháp lý |
Tạo ra một công ty mới hoàn toàn so với hai công ty cũ |
Vẫn giữ nguyên công ty cũ là công ty nhận sáp nhập và chấm dứt công ty bị sáp nhập |
Thủ tục hợp nhất/sáp nhập |
Thủ tục hợp nhất công ty Hiểu đơn giản hồ sơ hợp nhất bao gồm: |
Thủ tục sáp nhập công ty Hiểu đơn giản hồ sơ sáp nhập gồm: |
Trách nhiệm pháp lý |
Các công ty bị hợp nhất sẽ chuyển toàn bộ quyền và nghĩa vụ sang công ty mới là công ty hợp nhất. Công ty hợp nhất kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ này |
Các công ty bị sáp nhập chuyển toàn bộ quyền và nghĩa vụ sang công ty nhận sáp nhập |
Thủ tục hợp nhất và sát nhập doanh nghiệp
Thủ tục sáp nhập công ty
Bước 1: Chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập.
Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;
Hồ sơ, trình tự đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập thực hiện theo các quy định tương ứng của Luật doanh nghiệp và phải kèm theo bản sao các giấy tờ sau đây:
Hợp đồng sáp nhập;
Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;
Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ hoặc cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập.
Bước 2: Thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua;
Bước 3: Nhận kết quả:
Sau khi công ty nhận sáp nhập đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập. Các công ty nhận sáp nhập đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ, và lợi ích hợp pháp của các công ty bị sáp nhập theo hợp đồng sáp nhập.
Một số lưu ý:
Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.
Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.
Hợp nhất doanh nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị hợp đồng hợp nhất doanh nghiệp
Các công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất, hợp đồng hợp nhất phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của các công ty bị hợp nhất; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất; thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp nhất; dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ hợp nhất doanh nghiệp
Theo Điều 25, Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì hồ sơ hợp nhất doanh nghiệp bao gồm:
Hồ sơ đăng ký kinh doanh theo loại hình của các công ty được hợp nhất theo hướng dẫn tại thủ tục thành lập công ty TNHH, thủ tục thành lập công ty cổ phần;
Hợp đồng hợp nhất theo quy định tại Điều 200 Luật doanh nghiệp;
Biên bản họp về việc hợp nhất công ty của Hội đồng thành viên công ty đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên; Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.
Quyết định bằng văn bản về việc hợp nhất công ty của Chủ sở hữu công ty đối với Công ty TNHH 1 thành viên/ Hội đồng thành viên đối với Công ty TNHH 2 thành viên/ Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với các công ty bị hợp nhất
Bước 3: Nộp hồ sơ và nhận kết quả thủ tục hợp nhất doanh nghiệp
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ hợp nhất, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch-Đầu tư nơi công ty hợp nhất đặt trụ sở chính.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng ĐKKD cấp Giấy chứng nhận ĐKDN mới cho công ty hợp nhất. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng ĐKKD ra Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Các công việc phải làm sau khi hợp nhất doanh nghiệp
Sau khi hợp nhất doanh nghiệp, công ty bị hợp nhất sẽ chấm dứt sự tồn tại. Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị hợp nhất trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty hợp nhất. Trường hợp công ty bị hợp nhất có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi công ty hợp nhất đặt trụ sở chính thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty hợp nhất đặt trụ sở chính phải thông báo việc đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty bị hợp nhất đặt trụ sở chính để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị hợp nhất trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Ưu nhược điểm của sát nhập doanh nghiệp
Ưu điểm
Quy mô doanh nghiệp được mở rộng
Việc 2 hay nhiều doanh nghiệp sáp nhập với nhau sẽ tạo nên những quy mô lớn hơn về nguồn vốn, nhân công, số lượng chi nhánh,… Qua đó tạo ra khả năng cung ứng vốn cho những dự án có quy mô lớn hơn, lãi suất cạnh tranh cũng tăng cao hơn. Ngoài ra, sự gia tăng về chi nhánh sau khi sáp nhập sẽ đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng.
Tận dụng được hệ thống khách hàng
Mỗi doanh nghiệp được tạo ra đều sở hữu đặc thù kinh doanh riêng biệt. Chính vì vậy khi kết hợp lại sẽ có những thế mạnh riêng nhằm bổ sung cho nhau. Doanh nghiệp sau khi sáp nhập sẽ được kế thừa hệ thống khách hàng của doanh nghiệp trước đó. Nhờ vậy, khách hàng sẽ được cung cấp các sản phẩm cũng như dịch vụ mà doanh nghiệp trước không có. Từ đó giúp tăng sự gắn bó của khách hàng. Đồng thời tăng nguồn thu cho doanh nghiệp sau khi sáp nhập.
Giá trị doanh nghiệp được nâng cao
Việc sáp nhập doanh nghiệp sẽ phát huy lợi thế kinh doanh trên quy mô lớn. Nó giúp giảm bớt các chi phí thực hiện nếu tiến hành mở rộng quy mô hoạt động. Kéo theo đó là cắt giảm lượng nhân sự dư thừa, làm việc kém hiệu quả.
Ngoài ra việc sáp nhập giữa các doanh nghiệp phù hợp sẽ góp phần tận dụng được thế mạnh trong sản phẩm, dịch vụ, nguồn khách hàng. Từ đó tăng năng suất hoạt động cho doanh nghiệp, mang lại nguồn lợi nhuận cao, nhanh chóng vươn tới vị trí cao hơn trên thị trường kinh doanh quốc tế.
Nhược điểm
Ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông nhỏ
Quá trình sáp nhập doanh nghiệp sẽ khiến cho quyền lợi của các cổ đông nhỏ bị ảnh hưởng lớn. Các ý kiến của các cổ đông nhỏ có thể sẽ bị bỏ qua trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông khi thông qua việc sáp nhập. Bởi số phiếu của họ không đủ để phủ định nghị quyết của Đại hội đồng. Khi các cổ đông nhỏ không chấp nhận sáp nhập thì họ sẽ tiến hành bán cổ phiếu của mình. Như vậy họ sẽ bị thiệt thòi khá nhiều. Vì đây là giai đoạn thương vụ sáp nhập sắp hoàn tất nên giá cổ phiếu sẽ không cao.
Trường hợp những cổ đông này vẫn tiếp tục nắm giữ thì tỷ lệ quyền biểu quyết của họ trên tổng số cổ phiếu biểu quyết sẽ càng nhỏ. Bởi thông thường, sau sáp nhập, số vốn điều lệ sẽ tăng lên. Do đó tổng số quyền biểu quyết sẽ cao hơn trước.
Các cổ đông lớn dễ xảy ra mâu thuẫn
Sau quá trình sáp nhập, doanh nghiệp nhận sáp nhập sẽ hoạt động với số vốn cổ phần lớn hơn. Những cổ đông lớn của doanh nghiệp bị thâu tóm có thể sẽ mất đi quyền kiểm soát doanh nghiệp như trước đây. Khi đó, các cổ đông lớn sẽ tìm cách liên kết với nhau để tạo nên thế lực của mình.
Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về thắc mắc hợp nhất là gì? Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.