Bầu dồn phiếu

bầu dồn phiếu

Việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát trong Công ty cổ phần được thực hiện theo phương thức dồn phiếu nếu như điều lệ công ty không có quy định khác. Có thể thấy so với luật cũ, trong Luật doanh nghiệp năm 2020 việc bầu dồn phiếu không còn là bắt buộc. Công ty cổ phần có thể quyết định phương thức bầu dồn phiếu theo quy định của Điều lệ công ty.

Quy định về việc bầu dồn phiếu

Bầu dồn phiếu là một cách thức bầu cử trong công ty cổ phần. Bầu dồn phiếu được coi là công cụ pháp lý quan trọng giúp bảo vệ các cổ đông nhỏ.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020 thì: “Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát và cổ đông có quyền dồn hết hoặc một phần tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên. Người trúng cử thành viên Hội đồng quản trị hoặc Kiểm soát viên được xác định theo số phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu từ ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất cho đến khi đủ số thành viên quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp có từ 02 ứng cử viên trở lên đạt cùng số phiếu bầu như nhau cho thành viên cuối cùng của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát thì sẽ tiến hành bầu lại trong số các ứng cử viên có số phiếu bầu ngang nhau hoặc lựa chọn theo tiêu chí quy định tại quy chế bầu cử hoặc Điều lệ công ty”.

Có thể thấy so với Luật doanh nghiệp năm 2005, việc bầu dồn phiếu không còn là bắt buộc nữa, công ty cổ phần có thể quyết định phương thức bầu thành viên Ban quản trị và Ban kiểm soát theo quy định của Điều lệ công ty. Tuy nhiên, để đảm bảo điều hoà được quyền hành và kiểm soát công ty giữa các nhóm cổ đông với nhau, vẫn cần phải hiểu rõ về cách bầu dồn phiếu và dám sử dụng nó.

Cách thức bầu dồn phiếu

1- Xác định tổng số quyền bầu cử của 1 cổ đông (hoặc đại diện cổ đông).

Tổng số quyền bầu cử của cổ đông/ đại diện cổ đông được xác định theo công thức sau: Tổng số quyền bầu cử = Tổng số cổ phần nắm giữ hoặc đại diện x Số thành viên được bầu.

Ví dụ: Số lượng thành viên bầu vào Hội đồng quản trị là 3 người (trong số 4 người được giới thiệu, đề cử vào Hội đồng quản trị). Bà T là cổ đông nắm giữ 1.000 cổ phần có quyền biểu quyết. Như vậy, quyền bầu cử Hội đồng quản trị của ông X là (1.000*3) = 3.000 phiếu

2- Cách thức bỏ phiếu:

Thực chất việc bầu cử là phân phối toàn bộ hoặc một phần tổng số quyền bầu cử của mình cho một hoặc một số ứng viên, trong đó số lượng phân phối cho mỗi ứng viên có thể khác nhau, tuỳ thuộc vào sự tín nhiệm đối với ứng viên đó. Đối với trường hợp bầu 3 trong số 4 ứng viên thì mỗi cổ đông (hoặc đại diện cổ đông) chỉ được phân phối cho tối đa là 3 người.

Lưu ý: (i)Trong mỗi phiếu có ít nhất 1 người không được bầu; (ii)Trên mỗi phiếu bầu có ghi rõ tổng số quyền bầu của người cầm phiếu. Số này trên từng phiếu là khác nhau tuỳ theo số cổ phần có quyền biểu quyết hiện đang nắm giữ hoặc đại diện. Tổng số phiếu bầu cho các ứng viên không được vượt quá số này.

3- Phiếu bầu không hợp lệ: Phiếu bầu không hợp lệ là phiếu bầu vi phạm một trong số các điều kiện sau:

– Không do Ban tổ chức phát hành, không đóng dấu của công ty.

– Phiếu bầu số người vượt quá số tối đa theo quy định (tức bầu nhiều hơn 5 người đối với Hội đồng quản trị và hơn 3 người đối với Ban kiểm soát).

– Phiếu bầu có tổng số quyền bầu cử đã bầu cho các ứng viên (do người bầu tự cộng) lớn hơn tổng số quyền được bầu đã ghi sẵn trên phiếu.

– Phiếu bầu ghi tổng số đã bầu bị cộng sai mà ban kiểm phiếu cộng lại lớn tổng số quyền được bầu đã ghi sẵn trên phiếu.

– Phiếu bầu tự ý ghi thêm tên người ngoài danh sách đã in sẵn hoặc gạch xoá vào phiếu (trường hợp viết sai phải đổi lại tên phiếu mới)

4- Người trúng cử:

Người trúng cử phải đạt được số phiếu hợp lệ tương ứng với ít nhất 1 quyền bầu cử của tất cả các cổ đông dự họp; và được nhiều phiếu hơn tính theo thứ tự số phiếu đạt được từ cao xuống thấp đến tối đa số người trúng cử theo quy định

Nếu có nhiều ứng viên ngang số phiếu bầu làm cho việc chọn ra đủ số cần bầu không thực hiện được thì số ứng viên đó có phải bầu lại để chọn ra số còn thiếu sau khi các ứng viên có số phiếu bầu cao hơn đã được trúng cử. Việc bầu lại cũng vẫn theo nguyên tắc bầu dồn phiếu.

Tác dụng bầu dồn phiếu

Nếu bầu cử theo cách thức truyền thống, thì số người trúng cử hoàn toàn phụ thuộc vào số phiếu bầu của một nhóm sở hữu đa số cổ phần có quyền biểu quyết (trên 50%) trong mọi trường hợp. Còn bầu cử theo phương thức dồn phiếu, nhóm cổ đông đa số chỉ bầu được đa số, chứ không phải là toàn bộ số người trúng cử. Bên cạnh đó, số lượng thành viên được bầu dồn phiếu càng nhiều, thì nhóm cổ đông thiểu số càng có nhiều cơ hội bầu được số ứng viên sát với tỷ lệ biểu quyết của mình.

Với cách bầu dồn phiếu, nếu bầu 2 – 3 thành viên Hội đồng quản trị, thì nhóm sở hữu 49% số phiếu bầu luôn có khả năng bầu được 1 ứng viên. Nếu bầu 8 thành viên Hội đồng quản trị, thì nhóm 49% luôn có khả năng bầu được 4 người, chiếm 50%. Tương tự, nếu bầu 1 – 2 thành viên Hội đồng quản trị, nhóm cổ đông sở hữu 30% sẽ không đủ điền kiện để bầu được bất cứ thành viên nào, nhưng nếu bầu 7 thành viên thì lại có đủ điều kiện để bầu được 2 người. Và nếu như bầu 9 thành viên Hội đồng quản trị, thì nhóm cổ đông chỉ cần sở hữu 10% cũng luôn có cơ hội bầu chọn được 1 thành viên.

Như vậy, nếu bầu dồn phiếu thì nhóm cổ đông sở hữu 10 – 20% cổ phần là đã có nhiều khả năng bầu được người đại diện của mình. Còn nếu bầu thông thường thì thậm chí nhóm cổ đông sở hữu tới trên 49% cũng dễ có nguy cơ không có đại diện nào trong Hội đồng quản trị. Đây là “tổn thất” rất lớn đối với nhóm cổ đông thiểu số, là đi ngược lại quan điểm bảo vệ nhà đầu tư nhỏ và cổ đông thiểu số.

bầu dồn phiếu
bầu dồn phiếu

Nguyên tắc bầu dồn phiếu              

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban kiểm soát (BKS) sẽ tiến hành theo phương thức bầu dồn phiếu như sau:

– Tổng số phiếu biểu quyết của mỗi cổ đông = tổng số cổ phần sở hữu x số thành viên được bầu của HĐQT hoặc BKS.

– Cổ đông có quyền dồn hết số phiếu biểu quyết cho một ứng viên hoặc chia số phiếu biểu quyết thành nhiều phần cho một số ứng viên.

Lưu ý: tổng số ứng cử viên mà mỗi cổ đông được quyền bỏ phiếu không cao hơn số lượng thành viên Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát mà cuộc họp cần bầu chọn. Ví dụ: cuộc họp tiến hành bầu chọn 05 trên số 06 ứng viên cho vị trí thành viên HĐQT thì số ứng viên tối đa mà một cổ đông được phép bỏ phiếu là 05.

– Người trúng cử sẽ được xác định theo số phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu từ người có số phiếu bầu cao nhất cho đến khi đủ thành viên theo quy định tại Điều lệ công ty.

– Trường hợp có nhiều hơn một ứng viên đạt cùng số phiếu bầu cho thành viên cuối cùng của HĐQT hoặc BKS thì tiến hành bầu lại đối với các ứng viên có số phiếu bầu ngang nhau hoặc lựa chọn theo tiêu chí quy định tại quy chế bầu cử hoặc Điều lệ công ty.

Ví dụ: Đã xác định được 04 ứng viên trúng cử cho vị trí thành viên HĐQT, tuy nhiên đến vị trí thành viên HĐQT thứ 05 (vị trí cuối cùng) thì có hai ứng viên có số phiếu bầu ngang nhau. Vậy, để xác định ứng viên nào sẽ trúng cử, ĐHĐCĐ cần tiến hành bầu lại hoặc dựa trên các tiêu chí của quy chế bầu cử hoặc Điều lệ công ty để chọn ra một trong số hai ứng viên có cùng số phiếu bầu đó.

Ý nghĩa của việc bầu dồn phiếu

Luật Doanh nghiệp quy định về nguyên tắc bầu dồn phiếu nhằm:

– Giảm thiểu việc chi phối hoàn toàn của các cổ đông lớn trong HĐQT, BKS và ngược lại giúp tăng cường quyền quyết định và hiện diện của các cổ đông sở hữu tỷ lệ cổ phần nhỏ (thường được gọi là cổ đông thiểu số) trong HĐQT, BKS của công ty cổ phần;

– Từ đó, đảm bảo điều hoà được quyền hành và kiểm soát công ty giữa các nhóm cổ đông với nhau, đặc biệt là khi công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp đối vốn (tức là tỷ lệ vốn góp là yếu tố duy nhất để xác định việc chi phối công ty sẽ thuộc về ai).

Cùng xem qua ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của nguyên tắc bầu dồn phiếu:

Giả sử, CTCP XYZ có 3 cổ đông sở hữu tỷ lệ cổ phần như sau: ông A chiếm 10%, bà B chiếm 22% và ông C chiếm 68%. CTCP cần tiến hành bầu 05 trên 07 ứng viên cho vị trí thành viên HĐQT.

Như vậy, nếu bầu theo phương thức bỏ phiếu thông thường thì tất cả các ứng viên trúng cử sẽ đều phụ thuộc vào quyết định của ông C mà không cần các cổ đông khác đồng ý. Bởi khi đó, Nghị quyết của ĐHĐCĐ được thông qua khi có 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tán thành, mà trong khi đó ông C chiếm đến 68%.

Tuy nhiên nếu áp dụng quy tắc bầu dồn phiếu, khi đó tổng số phiếu bầu của mỗi cổ đông sẽ tăng lên 05 lần theo số lượng thành viên được bầu. Theo đó, tổng số phiếu bầu của ông A là 50, bà B là 110 và ông C sẽ là 340.

Với phiếu bầu như trên, ông C không còn khả năng quyết định cả 5 vị trí thành viên HĐQT đều là người mà mình chọn nữa. Bởi nếu chia đều tổng số phiếu cho 5 thì mỗi ứng viên mà ông C bầu chọn sẽ nhận được 68 phiếu bầu. Trong khi đó, nếu bà B dồn hết số phiếu bầu của mình cho 01 ứng viên thì người này sẽ nhận được 110 phiếu bầu và chắc chắc trúng cử .

Vì vậy, ông C trong trường hợp này chỉ có quyền quyết định tối đa cho 04 vị trí thành viên HĐQT nếu bà B dồn hết phiếu cho 01 ứng viên.

Hơn nữa, nếu ông C không chia đều số phiếu mình có cho 05 ứng viên mà dồn nhiều số phiếu hơn cho một vài ứng viên mà mình tin tưởng hơn (ví dụ: 200 phiếu cho 1 ứng viên và 04 ứng viên còn lại nhận 35 phiếu cho mỗi người) thì ông A với 50 phiếu bầu cũng có khả năng sẽ có được một suất lựa chọn thành viên HĐQT.  

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về bầu dồn phiếu công ty. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139