Chứng chỉ pccc cho doanh nghiệp

chứng chỉ pccc cho doanh nghiệp

Theo quy định hiện hành các cơ quan, tổ chức và các cá nhân có liên quan đến hoạt động phòng cháy và chữa cháy thì cần phải được đào tạo bồi dưỡng và cấp chứng chỉ phòng cháy chữa cháy. Vậy Chứng chỉ phòng cháy chữa cháy là gì?  Những đối tượng nào bắt buộc phải có chứng chỉ phòng cháy chữa cháy? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định về chứng chỉ phòng cháy chữa cháy.

Chứng chỉ phòng cháy chữa cháy là gì?

Phòng cháy chữa cháy là công tác cần thiết đối với mỗi cá nhân, nhất là lúc xảy ra hỏa hoạn. Nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy có thể được coi là những giải pháp mang tính chất kỹ thuật để loại trừ, hạn chế mức tối thiểu các nguy cơ gây cháy nổ. Đồng thời dập tắt đám cháy, tránh lây lan rộng và xử lý các thiệt hại về người và tài sản.

Để có hiểu biết về các công tác PCCC đòi hỏi người công tác tại các vị trí về phòng cháy chữa cháy phải có bằng cấp và được cấp chứng chỉ năng lực phòng cháy chữa cháy.

Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực phòng cháy chữa cháy

Cá nhân xin cấpchứng chỉ PCCCphải tốt nghiệp chuyên ngành PCCC trình độ trung cấp trở lên. Nếu cá nhân tốt nghiệp các chuyên ngành khác sẽ phải hoàn thành lớp bồi dưỡng kiến thức về PCCC khóa 6 tháng, sau khi học xong sẽ được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy chữa cháy.

Giấy chứng nhận (hoặc chứng chỉ) đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ( tùy theo lĩnh vực)

Cá nhân Có ít nhất 03 – 05 năm kinh nghiệm tham gia thiết kế hoặc thi công hoặc giám sát thi công, lắp đặt hệ thống PCCC

Cụ thể từng lĩnh vực thì có các yêu cầu khác nhau như sau:

Cá nhân xin chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế về phòng cháy chữa cháy:

–Bằng tốt nghiệp trình độ đại học chuyên ngành PCCC; hoặc bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động tư vấn,

– Có chứng chỉ đã qua bồi dưỡng kiến thức về PCCC (khoá 6 tháng)

Thời gian kinh nghiệm : Có tối thiểu 05 năm tham gia thiết kế về PCCC.

Thiết kế về PCCC tối thiểu 05 công trình.

Cá nhân xin chứng chỉ hành nghề thẩm định phòng cháy chữa cháy

– Bằng tốt nghiệp trình độ đại học chuyên ngành PCCC

– Nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động tư vấn phải Có kèm theo chứng chỉ đã qua bồi dưỡng kiến thức về PCCC (khóa 6 tháng).

Thời gian kinh nghiệm : Có tối thiểu 05 năm tham gia thẩm định về PCCC

Thiết kế về PCCC tối thiểu 05 công trình

Cá nhân xin chứng chỉ hành nghề kiểm định kỹ thuật về phòng cháy chữa cháy

– Bằng tốt nghiệp trình độ đại học chuyên ngành PCCC;

– Nếu bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động tư vấn phải Có kèm theo chứng chỉ đã qua bồi dưỡng kiến thức về PCCC ( khóa 6 tháng )

Thời gian kinh nghiệm : Có tối thiểu 05 năm tham gia thẩm định về PCCC

Thiết kế về PCCC tối thiểu 05 công trình

Cá nhân xin chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát phòng cháy chữa cháy

Để được cấp chứng chỉ giám sát pccc bạn cần đáp ứng được các điều kiện dưới đây:

– Bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp chuyên ngành PCCC trở lên

– Nếu bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp chuyên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động tư vấn phải Có kèm theo chứng chỉ đã qua bồi dưỡng kiến thức về PCCC ( khóa 6 tháng ) 

–Giấy chứng nhận (hoặc chứng chỉ) đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn giám sát thi công.

Thời gian kinh nghiệm :Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm tham gia thiết kế hoặc thi công hoặc giám sát thi công, lắp đặt hệ thống PCCC.

Cá nhân xin chứng chỉ hành nghề chỉ huy trưởng thi công về phòng cháy chữa cháy

– Bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp chuyên ngành PCCC trở lên

– Nếu bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp chuyên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động tư vấn phải Có kèm theo chứng chỉ đã qua bồi dưỡng kiến thức về PCCC ( khóa 6 tháng).

Theo đó cá nhân xin cấp chứng chỉ thi công pccc đối với chức danh chỉ huy trưởng cần thoả mãn các điều kiện về trình độ chuyên môn và đã qua lớp bồi dưỡng.

Thời gian kinh nghiệm : Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm thi công, lắp đặt hệ thống PCCC.

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát phòng cháy chữa cháy

Theo NĐ 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn thủ tục về cấp chứng chỉ hành nghề PCCC, điều kiện cấp chứng chỉ giám sát phòng cháy chữa cháy như sau:

Bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp chuyên ngành PCCC trở lên; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp chuyên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động tư vấn như: cấp thoát nước, tự động hóa, điện- cơ điện công trình, xây dựng dân dụng….., kèm theo chứng chỉ đã qua bồi dưỡng kiến thức về PCCC khóa 6 tháng;

Giấy chứng nhận (hoặc chứng chỉ) đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công.

Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm tham gia thiết kế hoặc thi công hoặc giám sát thi công, lắp đặt hệ thống PCCC

Hồ sơ cấp chứng chỉ giám sát phòng cháy chữa cháy gồm 2 bộ hồ sơ, mỗi bộ hồ sơ bao gồm:

Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về PCCC (Mẫu PC23 -TT 66/2014/TT-BCA).

Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn có liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề về PCCC (kèm theo Mẫu PC23- TT 66/2014/TT-BCA).

Bằng tốt nghiệp công chứng.

CMT công chứng

Ảnh 3×4

Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công công chứng.

Thời gian cấp chứng chỉ giám sát phòng cháy chữa cháy: 7 -12 ngày.

Cơ quan cấp chứng chỉ giám sát phòng cháy chữa cháy: Cục Cảnh sát PCCC và CNCH.

Thời hạn của chứng chỉ PCCC – CNCH mới nhất hiện nay là bao nhiêu lâu?

Căn cứ Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về việc huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy như sau:

– Đối tượng phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy

+ Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy;

+ Thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;

+ Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;

chứng chỉ pccc cho doanh nghiệp
chứng chỉ pccc cho doanh nghiệp

+ Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;

+ Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;

+ Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;

+ Thành viên đội, đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng.

– Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy

+ Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng;

+ Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy;

+ Biện pháp phòng cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy;

+ Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy;

+ Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

+ Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

– Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy

+ Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu: Từ 16 đến 24 giờ đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và từ 32 đến 48 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

+ Thời gian huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy sau khi chứng nhận này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 16 giờ đối với các đối tượng quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và 32 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

+ Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 08 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và tối thiểu 16 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

– Trách nhiệm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy:

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở có trách nhiệm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý;

+ Cơ quan, tổ chức, cơ sở hoặc cá nhân có nhu cầu được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy thì đề nghị cơ quan Công an hoặc cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đã được xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy tổ chức huấn luyện. Kinh phí tổ chức huấn luyện do cơ quan, tổ chức, cơ sở hoặc cá nhân tham gia huấn luyện chịu trách nhiệm.

– Hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy:

+ Đối với cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tổ chức huấn luyện: Văn bản đề nghị kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC21); kế hoạch, chương trình, nội dung huấn luyện; danh sách trích ngang lý lịch của người đã được huấn luyện;

+ Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở đề nghị cơ quan Công an hoặc cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tổ chức huấn luyện: Văn bản đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC22); danh sách trích ngang lý lịch của người đăng ký huấn luyện;

+ Đối với cá nhân có nhu cầu được huấn luyện và cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy: Văn bản đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC23).

– Hồ sơ đề nghị cấp đổi Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp bị hư hỏng gồm văn bản đề nghị cấp đổi, cấp lại Chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC24) và Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy đã được cấp trước đó.

– Hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp bị mất: Văn bản đề nghị cấp đổi cấp lại Chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC24).

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 13 Điều này theo một trong các hình thức sau:

+ Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền;

+ Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền (đối với các văn bản, giấy tờ thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước);

+ Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.

– Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện theo các quy định sau:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định thì tiếp nhận và ghi thông tin vào Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC03);

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC04).

– Thông báo kết quả xử lý hồ sơ:

+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải giao trực tiếp 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho người đến nộp hồ sơ và lưu 01 bản;

+ Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận gửi thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại về việc tiếp nhận hoặc hướng dẫn bổ sung hồ sơ đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ;

+ Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải gửi 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn, bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ trước đó và lưu 01 bản.

– Người được cơ quan, tổ chức cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

– Thời hạn giải quyết các thủ tục về huấn luyện, kiểm tra, cấp, cấp đổi, cấp lại Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy:

+ Đối với cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tổ chức huấn luyện: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Công an có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả của đối tượng tham gia huấn luyện;

+ Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở, cá nhân đề nghị cơ quan Công an tổ chức huấn luyện:

Trường hợp số lượng người đăng ký huấn luyện từ 20 người trở lên: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Công an có trách nhiệm tổ chức huấn luyện và kiểm tra, đánh giá kết quả của đối tượng tham gia huấn luyện;

Trường hợp số lượng người đăng ký huấn luyện ít hơn 20 người: Cơ quan Công an có trách nhiệm tập hợp; khi đủ số lượng thì thông báo thời gian, địa điểm tổ chức huấn luyện và kiểm tra, đánh giá kết quả;

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy (Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy) cho các cá nhân hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ. Trường hợp không cấp Chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;

+ Thời hạn cấp đổi, cấp lại Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không cấp đổi, cấp lại Chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

– Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện cấp và có giá trị sử dụng trên phạm vi cả nước trong thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp. Hết thời hạn này, phải huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận mới.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về chứng chỉ pccc cho doanh nghiệp. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139