Hiện nay, có khoảng 5,3 triệu người Việt sinh sống tại hơn 130 quốc gia trên Thế giới. Nhiều Kiều bào sau thời gian định cư, học tập, làm việc ở nước ngoài có mong muốn được trở về việc nam sinh sống, đoàn tụ cùng gia đình.
Vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài – hay còn gọi là Việt Kiều muốn quay về Việt Nam sinh sống, đoàn tụ với người thân hoặc để thực hiện các hoạt động đầu tư, làm việc thì cần phải thực hiện thủ tục gì?
Trong bài viết này, Luật Trần và Liên Danh sẽ giới thiệu và hướng dẫn thu tuc hoi huong ve vn.
Hồi hương là gì?
Hồi hương là việc một công dân Việt Nam đã định cư và được nhập quốc tịch nước ngoài, nay mong muốn trở lại quốc tịch Việt Nam để tiếp tục sinh sống và làm việc tại Việt Nam hoặc để có thể hưởng các quyền lợi về tài sản, thực hiện các hoạt động kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam.
Để trở lại quốc tịch Việt Nam, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài cần phải thực hiện thủ tục hồi hương và đáp ứng những điều kiện do pháp luật Việt Nam quy định.
Đặc biệt, thủ tục hồi hương cho phép Việt Kiều được trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời vẫn giữ được quốc tịch nước ngoài hiện tại của mình. Điều đó có nghĩa là, người thực hiện thủ tục hồi hương sẽ có hai quốc tịch, được hưởng tất cả các ưu đãi, quyền lợi về kinh tế, chính trị, phúc lợi xã hội của cả hai quốc gia mà họ mang quốc tịch. Do đó, thủ tục hồi hương còn được gọi là thủ tục đăng ký song tịch.
Đối tượng được ưu tiên hồi hương về Việt Nam mùa dịch Covid
Do có rất nhiều đối tượng muốn được về nước tại thời điểm này, nên việc xét duyệt các đơn đăng ký nhu cầu hồi hương sẽ được thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau:
Lao động hết hạn hợp đồng, mất việc, không còn thu nhập mà nước sở tại không có điều kiện hỗ trợ;
Học sinh dưới 18 tuổi;
Sinh viên đã hoàn thành khóa học gặp khó khăn về nơi ở/ gia hạn lưu trú;
Doanh nhân, trí thức, công dân xuất cảnh ngắn hạn bị “mắc kẹt” vì Covid-19, gặp khó khăn do không có nơi ở, không còn khả năng tài chính;
Người trên 60 tuổi mắc bệnh lý nền;
Khách du lịch, thăm thân nhân, công tác, khám chữa bệnh, hết hạn visa và bị mắc kẹt;
Lưu ý: Đây là các đối tượng được ưu tiên xem xét phê duyệt đơn đăng ký nguyện vọng về nước qua cơ quan đại diện của ngoại giao tại nước ngoài do số lượng chuyến bay hồi hương tổ chức thông qua các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài khá thấp.
Tuy nhiên, đối tượng đăng ký hồi hương qua các chuyến bay thương mại được mở rộng hơn rất nhiều.
Điều kiện xin hồi hương về Việt Nam
Để đảm bảo có thể hồi hương Việt Nam thành công trong thời điểm Covid 19 này, người có nguyện vọng hồi hương cần đáp ứng các điều kiện sau:
Có đầy đủ giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam,
Được người thân ở Việt Nam đồng ý bảo lãnh.
Có phương án cách ly cụ thể, rõ ràng
Có hộ chiếu còn hạn tối thiểu 6 tháng và visa còn hiệu lực
Cam kết tuân thủ các quy định nhập cảnh và cách ly của Việt Nam.
Phí hồi hương là bao nhiêu?
Công dân Việt Nam hồi hương phải chi trả toàn bộ chi phí hồi hương liên quan, bao gồm:
Chi phí vé máy bay hồi hương, chi phí này tùy thuộc vào hãng hàng không.
Chi phí cách ly, ăn uống trong thời gian cách ly. Chi phí này phụ thuộc vào loại cơ sở, khách sạn cách ly. Hiện nay người nhập cảnh Việt Nam sẽ phải cách ly 14 ngày tại cơ sở cách ly tập trung, trừ đối tượng sau được cách ly tập trung 7 ngày: Có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (bằng phương pháp RT- PCR/RT-LAMP) trong vòng 72 giờ trước khi xuất cảnh và được cơ quan có thẩm quyền của nước thực hiện xét nghiệm cấp chứng nhận,
Đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 (liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh) và có giấy chứng nhận tiêm chủng; HOẶC c đã từng bị nhiễm SARS-CoV-2 (có giấy chứng nhận xét nghiệm dương tính với SAR-COV-2 bằng phương pháp RT-PCR mẫu đơn không quá 6 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh) và có giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19 hoặc các giấy tờ tương đương xác nhận đã khỏi bệnh do cơ quan có thẩm quyền tại nước điều trị cấp.
Chi phí làm xét nghiệm tại nước sở tại trước khi lên máy bay về Việt Nam. Chi phí này khác nhau theo từng quốc gia.
Chi phí xét nghiệm Covid trong thời gian cách ly tại Việt Nam. Theo quy định mới nhất, người nhập cảnh sẽ phải xét nghiệm ít nhất 02 lần trong thời gian cách ly, chi phí mỗi lần xét nghiệm là 750.000 đồng.
Hướng dẫn thủ tục xin hồi hương về Việt Nam
Có 2 cách để đăng ký hồi hương Việt Nam tại thời điểm này, đó là:
Đăng ký hồi hương qua chuyến bay cứu trợ được hãng hàng không và cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài phối hợp tổ chức, VÀ
Đăng ký hồi hương qua chuyến bay thương mại do các hãng hàng không xin phép Chính phủ thực hiện.
Thủ tục hồi hương về Việt Nam qua chuyến bay cứu trợ
Thủ tục đăng ký hồi hương về Việt Nam qua chuyến bay cứu trợ được thực hiện trực tiếp với Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài.
Lưu ý quan trọng trước khi đăng ký hồi hương qua Đại sứ quán/Lãnh sự quán:
Trước khi thực hiện đăng ký hồi hương qua chuyến bay cứu trợ, bạn cần phải nắm chắc một số thông tin quan trọng dưới đây:
Thủ tục xin hồi hương về Việt Nam qua chuyến bay cứu trợ được thực hiện với Đại sứ quán/lãnh sự quán Việt Nam tại khu vực người Việt Nam đang sinh sống, tùy theo quy định của
Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam tại từng quốc gia. Ví dụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ chỉ tiếp nhận đăng ký nhu cầu hồi hương của công dân Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp có thể tiếp nhận đăng ký nhu cầu hồi hương của công dân Việt Nam tại Pháp, Bồ Đào Nha, Andorra, Monaco và châu Ph, v.v. tùy từng chuyến bay.
Đại sứ quán Việt nam tại Ý có thể tiếp nhận đăng ký nhu cầu hồi hương của công dân Việt Nam tại Ý, Malta, Síp, v.v. tùy từng thời điểm.
Thông thường, đơn đăng ký hồi hương được xét theo đợt, do đó, nếu bạn đã đăng ký nguyện vọng trước đó rồi nhưng vẫn chưa được duyệt, thì đến đợt sau bạn vẫn nên đăng ký lại để tránh bị sót.
Có Đại sứ quán yêu cầu đăng ký nhu cầu hồi hương qua email, có đại sứ quán yêu cầu đăng ký qua đường link cụ thể, có đại sứ quán cho phép đăng ký theo cả 2 hình thức, do đó, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi đăng ký.
Do đó, để đăng ký hồi hương tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài, bạn cần truy cập website của các Đại sứ quán/Lãnh sự quán tại nước ngoài tại từng thời điểm để tìm hiểu rõ thông tin về cách đăng ký và thông tin ngày bay dự kiến.
Trình tự thủ tục xin hồi hương về Việt Nam qua chuyến bay cứu trợ
Để xin hồi hương qua chuyến bay cứu trợ, người Việt Nam tại nước ngoài cần thực hiện thủ tục như sau:
Bước 1. Truy cập vào website Đại sứ quán/Lãnh sự quán tại nước sở tại hoặc kiêm nhiệm để kiểm tra thông tin chuyến bay hồi hương.
Bước 2: Đăng ký thông tin hồi hương và gửi hồ sơ qua đường link trực tiếp và/hoặc địa chỉ email mà Đại sứ quán cung cấp theo yêu cầu của Đại sứ quán.
Bước 3. Nhận email xác nhận ưu tiên hồi hương của ĐSQ (chỉ những công dân đã đăng ký và gửi email xác thực thông tin đầy đủ, có lý do khẩn thiết mới được duyệt – nếu không được duyệt sẽ không có email gửi về).
Bước 4: Khi có mail xác nhận ưu tiên, công dân lập tức liên hệ với hãng hàng không để mua vé theo hướng dẫn của ĐSQ
Thủ tục hồi hương về Việt Nam qua chuyến bay thương mại
Về cơ bản, để thực hiện hồi hương Việt Nam qua chuyến bay thương mại, tất cả người Việt Nam ở nước ngoài sẽ cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Tìm chuyến bay thương mại về Việt Nam
Bạn có thể lên website của các hãng hàng không hoặc của các đơn vị đại lý vé máy bay để tìm kiếm thông tin chuyến bay hồi hương về Việt Nam từ nước sở tại.
Bước 2: Xin Xác nhận bảo lãnh hồi huơng
Giấy xác nhận bảo lãnh hồi hương có thể xin ở Ủy Ban Phường hoặc Công An Phường và sẽ do người thân tại Việt Nam thực hiện. Người thân này có thể là Cha mẹ, Anh, Chị, Cô, Dì, Chú, Bác, Ông, Bà).
Bước 3: Xin công văn hồi hương Việt Nam (giấy chứng nhận hồi hương)
Sau khi đã được Xác nhận thân nhân, người thân và Người Việt Nam tại nước ngoài đang muốn hồi hương về Việt Nam trên chuyến bay thương mại cần chuẩn bị các hồ sơ sau:
Về phía người hồi hương: Bản sao hộ chiếu, visa, giấy tạm trú còn hiệu lực
Về phía người thân bảo lãnh: Giấy xác nhận thân nhân,
Bản sao hộ khẩu, CMND/CCCD,
Giấy xác nhận bảo lãnh hồi hương.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các mẫu giấy tờ này, người thân tại Việt Nam sẽ nộp hồ sơ lên Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống Dịch Covid để được xét duyệt công văn nhập cảnh.
Thời gian xét duyệt thường là 3 – 5 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
Bước 4: Đặt vé máy bay, Khách sạn cách ly, xe đưa đón từ sân bay đến khách sạn cách ly
Bạn chỉ có thể tiến hành đặt vé máy bay sau khi đã xin được công văn hồi hương tại bước 3.
Bước 5: Test Covid tại nước sở tại
Người Việt Nam ở nước ngoài phải thực hiện xét nghiệm Covid theo phương pháp Real-time PRC trong vòng 72 giờ trước giờ nhập cảnh Việt Nam.
Bạn cần lưu ý, đây là thời điểm lấy mẫu xét nghiệm, chứ không phải thời điểm nhận kết quả, nên bạn cần bố trí thời gian đi đến cơ sở lấy mẫu xét nghiệm cho phù hợp.
Nếu bạn đặt chuyến bay hồi hương qua Vietnam-visa, bạn sẽ được chúng tôi thông báo về thời điểm đi lấy mẫu xét nghiệm phù hợp.
Bước 6: Chuẩn bị sẵn sàng để lên chuyến bay hồi hương về Việt Nam.
Trước khi lên máy bay, bạn phải đảm bảo có trong tay đầy đủ các giấy tờ sau:
Công văn hồi hương,
Booking xác nhận của khách sạn cách ly
Booking xác nhận của nhà xe đón bạn tại Sân bay về khách sạn cách ly (Có số xe và số tài xế)
Phiếu xét nghiệm âm tính Covid 19 loại Real Time PCR được thực hiện 72 giờ trước giờ nhập cảnh Việt Nam.
Đơn cam kết thanh toán phí bảo hiểm
Hộ chiếu còn hạn 6 tháng
Hình thẻ (2 tấm 4×6)
Khi đến sân bay Việt Nam, bạn phải hoàn toàn tuân thủ các quy định nhập cảnh và cách ly của Việt Nam.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn. Nếu có băn khoăn về quy định liên quan thủ tục trở về Việt Nam từ nước ngoài, bạn đọc có thể liên hệ Hotline Công ty luật uy tín để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất.