Quy định của pháp luật hiện nay về mức phạt đối với người tham gia giao thông (điều kiển mô tô xe máy) không đội mũ bảo hiểm hoặc chở người không đội mũ bảo hiểm bị xử phạt như thế nào ? và một số vướng mắc liên quan sẽ được luật sư giải đáp:
Người ngồi sau xe máy có bắt buộc đội mũ bảo hiểm không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy như sau:
Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
a) Chở người bệnh đi cấp cứu;
b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Trẻ em dưới 14 tuổi.
Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
…
Theo đó, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm.
Người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền
Căn cứ khoản 6 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ
…
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh, đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
b) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.
…
Đồng thời căn cứ tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
…
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
n) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;
o) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.;
Theo đó, khi người ngồi sau xe máy không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ bị phạt hành chính từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Thế nào là đội mũ bảo hiểm đúng cách?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT quy định về trách nhiệm của người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy như sau:
Trách nhiệm của người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy
Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy khi tham gia giao thông có trách nhiệm:
Đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật.
Cài quai mũ theo quy định sau đây:
a) Kéo quai mũ bảo hiểm sang hai bên rồi đội mũ và đóng khóa mũ lại. Không được để quai mũ lỏng lẻo mà phải đóng khít với cằm;
b) Sau khi đội mũ bảo hiểm cần kiểm tra lại bằng cách: dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng phần trên trước trán (hoặc phần cằm đối với mũ cả hàm) lên rồi kéo ra đằng sau, mũ không được bật ra khỏi đầu.
Theo đó, khi đội mũ bảo hiểm cần lưu ý:
– Kéo quai mũ bảo hiểm sang hai bên rồi đội mũ và đóng khóa mũ lại;
– Không được để quai mũ lỏng lẻo mà phải đóng khít với cằm;
– Khi dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng phần trên trước trán (hoặc phần cằm đối với mũ cả hàm) lên rồi kéo ra đằng sau, mũ không được bật ra khỏi đầu.
Phạt lỗi chạy xe vượt quá tốc độ và không đội mũ bảo hiểm ?
Luật sư cho cháu hỏi. Bạn cháu đi xe quá tốc độ. Vậy lỗi đó phạt bao nhiêu ạ? Cháu cảm ơn.
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 thì đối với lỗi đi quá tốc độ được quy định cụ thể như sau:
Lỗi đi xe quá tốc độ: Có 3 mức xử phạt về chạy quá tốc độ đối với xe máy như sau:
– Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
– Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến dưới 20 km/h sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
– Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ trên 20 km/h sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Mức phạt khi chở 02 trẻ em 10 tuổi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm ?
Thưa luật sư, Đến đoạn đường gần trường thì bị cảnh sát giao thông lập biên bản. Vậy, luật sư cho em hỏi trường hợp của em sẽ bị xử phạt tối đa là bao nhiêu ạ? Em xin trân thành cảm ơn. Mong luật sư sớm có câu trả lời cho em ạ.
Luật sư tư vấn:
Trong những năm gần đây, an toàn giao thông đang là vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. Đi khắp nẻo đường, câu khẩu ngữ “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho chính mình, cho gia đình mình và cho xã hội.
Hiện nay, rất nhiều người khi điều khiển phương tiện giao thông như xe máy, ô tô thường gắn tai nghe để nghe nhạc với nhiều các lý do khác nhau. Tuy nhiên, việc làm này là rất nguy hiểm và vi phạm pháp luật. Có rất nhiều trường hợp do nghe nhạc quá to nên đã không kịp nghe, thấy tín hiệu xin vượt, tiếng còi xe hay hiệu lệnh của cảnh sát giao thông dẫn đến những tại nạn bất ngờ và đáng tiếc. Tất cả mọi người cần ý thức được việc nghe nhạc đúng lúc, đúng thời điểm, bảo vệ tính mạng cho bản thân cũng như cho người khác, tránh xảy ra những hậu quả ngoài ý muốn khi đang tham gia giao thông.
Theo thông tin mà bạn đã cung cấp, chúng tôi hiểu rằng bạn đang chở con và cháu (cả hai đều 10 tuổi ) của mình tham gia giao thông và không đội mũ bảo hiểm. Bạn đang băn khoăn về mức xử phạt tối đa mà bạn phải chịu là bao nhiêu. Trong trường hợp của của bạn chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra câu trả lời như sau:
Căn cứ tại điểm i, k Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 01/01/2020
“Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
“….i) Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm phạm luật;…”
Như vậy, trường hợp của bạn mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm.
Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 134 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012 quy định:
“Điều 134. Nguyên tắc xử lý
Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.
Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.
Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay;”.
Do đó, trong trường hợp của bạn, bạn sẽ không bị phạt với lỗi chở quá số người quy định và hình thức phạt tiền sẽ không áp dụng đối với 02 cháu 10 tuổi ngồi sau xe máy không đội mũ bảo hiểm. Bạn chỉ bị phạt lỗi chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm.
Tóm lại, khi bạn chở 02 người 10 tuổi (dưới 14 tuổi) ngồi sau xe máy mà không đội mũ bảo hiểm thì mức phạt tiền cao nhất của bạn sẽ là 200.000 đồng. Khi tham gia giao thông bạn nên chấp hành tuân thủ nghiêm ngặt quy định về giao thông đường bộ cũng như văn hóa giao thông tránh được nguy cơ tiềm ẩn về tai nạn giao thông cũng như để đảm bảo an toàn cho mình và những người khác. Đó cũng là một hình thức giáo dục con trẻ mà chúng ta nên làm.
Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về thắc mắc chở người không đội mũ bảo hiểm xử phạt thế nào? Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.