Tiêu chuẩn là gì

Tiêu chuẩn là gì

Tiêu chuẩn là gì? Căn cứ xây dựng tiêu chuẩn? Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Tiêu chuẩn là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 thì tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.

Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.

Hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn

Theo Điều 10 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 thì hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn của Việt Nam bao gồm:

– Tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu là TCVN;

– Tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu là TCCS.

Căn cứ xây dựng tiêu chuẩn

Theo Điều 13 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 thì tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên một hoặc những căn cứ sau đây:

– Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài;

– Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật;

– Kinh nghiệm thực tiễn;

– Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định.

Các loại tiêu chuẩn

Các loại tiêu chuẩn theo Điều 12 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 như sau:

– Tiêu chuẩn cơ bản quy định những đặc tính, yêu cầu áp dụng chung cho một phạm vi rộng hoặc chứa đựng các quy định chung cho một lĩnh vực cụ thể.

– Tiêu chuẩn thuật ngữ quy định tên gọi, định nghĩa đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.

– Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.

– Tiêu chuẩn phương pháp thử quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp đo, phương pháp xác định, phương pháp phân tích, phương pháp kiểm tra, phương pháp khảo nghiệm, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.

Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn

Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn theo Điều 11 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 như sau:

– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và đề nghị thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia.

– Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và công bố tiêu chuẩn quốc gia.

– Các tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở bao gồm:

+ Tổ chức kinh tế;

+ Cơ quan nhà nước;

+ Đơn vị sự nghiệp;

+ Tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

– Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản quy định các yêu cầu về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm, hàng hoá.

Tiêu chuẩn là gì
tiêu chuẩn là gì

Trình tự xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia

Trình tự xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia theo Điều 17 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 như sau:

– Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng được quy định như sau:

+ Căn cứ kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia đã được phê duyệt, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ triển khai xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia;

+ Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, công khai của tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo tiêu chuẩn quốc gia; tổ chức hội nghị chuyên đề với sự tham gia của các bên có liên quan để góp ý về dự thảo. 

Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất là sáu mươi ngày; trong trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khỏe, an toàn, môi trường thì thời gian lấy ý kiến có thể ngắn hơn;

+ Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ nghiên cứu tiếp thu ý kiến của tổ chức, cá nhân để hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, lập hồ sơ dự thảo và chuyển cho Bộ Khoa học và Công nghệ để tổ chức thẩm định;

+ Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại Điều 18 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006. Thời hạn thẩm định không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;

+ Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày có ý kiến thẩm định nhất trí với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tiêu chuẩn quốc gia;

+ Trong trường hợp ý kiến thẩm định không nhất trí với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ gửi ý kiến thẩm định cho bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia để hoàn chỉnh.

Sau khi nhận được dự thảo đã được hoàn chỉnh, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 17 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006. Trường hợp không đạt được sự nhất trí giữa hai bên, Bộ Khoa học và Công nghệ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

– Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia do tổ chức, cá nhân đề nghị được quy định như sau:

+ Tổ chức, cá nhân biên soạn dự thảo tiêu chuẩn hoặc đề xuất tiêu chuẩn sẵn có để đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét;

+ Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia biên soạn dự thảo tiêu chuẩn quốc gia trên cơ sở dự thảo do tổ chức, cá nhân đề nghị; tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, công khai của tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo; tổ chức hội nghị chuyên đề với sự tham gia của các bên có liên quan để góp ý về dự thảo. 

Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất là sáu mươi ngày; trong trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khỏe, an toàn, môi trường thì thời gian lấy ý kiến có thể ngắn hơn;

+ Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia nghiên cứu tiếp thu ý kiến của tổ chức, cá nhân để hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và lập hồ sơ dự thảo trình Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét;

+ Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại Điều 18 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006. Thời hạn thẩm định, thời hạn công bố tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 17 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006.

– Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng được quy định như sau:

+ Căn cứ kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia đã được phê duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia tương ứng xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 17 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006;

+ Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại Điều 18 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006. Thời hạn thẩm định, thời hạn công bố tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 17 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006.

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu thi đua với đại biểu Quốc hội

Danh hiệu thi đua đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở trung ương gồm:

– “Chiến sĩ thi đua cơ quan của Quốc hội”;

– “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;

– “Lao động tiên tiến”.

Cụ thể, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu thi đua với đại biểu Quốc hội được quy định như sau:

– Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ quan của Quốc hội” để tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

+ Có thành tích xuất sắc tiêu biểu được lựa chọn trong số những cá nhân có 03 lần liên tục được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;

+ Có sáng kiến đã được áp dụng hiệu quả và có khả năng nhân rộng trong các cơ quan của Quốc hội, các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận hoặc có đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu và áp dụng hiệu quả, có phạm vi ảnh hưởng trong các cơ quan của Quốc hội, các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

– Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” để tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

+ Đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Lao động tiên tiến”;

+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc có sáng kiến được cơ quan của Quốc hội, Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội công nhận hoặc có đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu.

– Danh hiệu “Lao động tiên tiến” để tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên;

+ Có tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia phong trào thi đua.

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu thi đua với các cơ quan của Quốc hội

Danh hiệu thi đua đối với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm:

– “Cờ thi đua cơ quan của Quốc hội”;

– “Tập thể lao động xuất sắc”;

– “Tập thể lao động tiên tiến”.

Cụ thể, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu thi đua với các cơ quan của Quốc hội được quy định như sau:

– Danh hiệu “Cờ thi đua cơ quan của Quốc hội” để tặng hằng năm cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua của khối thi đua và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

+ Hoàn thành vượt các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm; là tập thể tiêu biểu xuất sắc;

+ Nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội khác.

Danh hiệu “Cờ thi đua cơ quan của Quốc hội” để tặng cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua theo chuyên đề do Ủy ban Thường vụ Quốc hội phát động có thời gian thực hiện từ 03 năm trở lên khi tổng kết phong trào.

– Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” để tặng hằng năm cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau đây:

+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao;

+ Tích cực tham gia phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;

+ Có 100% cá nhân trong Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban, Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất là 70% cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”;

+ Có cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;

+ Nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

– Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” để tặng hằng năm cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau đây:

+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;

+ Tham gia phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;

+ Có ít nhất là 70% cá nhân trong Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban, Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;

+ Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về thắc mắc tiêu chuẩn là gì? Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139