Ví dụ về kiểm toán

ví dụ về kiểm toán

Hiện nay, kiểm toán báo cáo tài chính là vấn đề đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh, tìm hiểu rõ về hoạt động kiểm toán, thông qua ví dụ về kiểm toán báo cáo tài chính trong bài viết dưới đây.

Kiểm toán báo cáo tài chính là gì?

Kiểm toán báo cáo tài chính (kiểm toán BCTC) là hoạt động của các kiểm toán viên độc lập tiến hành thu thập các bằng chứng kiểm toán để đánh giá về các báo cáo tài chính được kiểm toán nhằm kiểm tra và báo cáo mức độ trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính được kiểm toán với các tiêu chuẩn, chuẩn mực đang áp dụng.

Những đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính theo luật định

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Tổ chức tài chính, Ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân…

Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.

Doanh nghiệp, tổ chức mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết.

Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.

Doanh nghiệp niêm yết, tổ chức phát hành chứng khoán nắm giữ 20% quyền biểu quyết trở lên.

Doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định.

Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính

Mục đích tổng quát của kiểm toán là cung cấp sự đảm bảo cho bên thứ ba, là những người sử dụng các thông tin tài chính rằng các thông tin họ được cung cấp có trung thực, hợp lý hay không. Trong nền kinh tế thị trường, có nhiều đối tượng khác nhau sử dụng kết quả kiểm toán với những mục đích khác nhau:

Đối với Ngân hàng, những đối tượng cho vay vốn, họ cần biết rằng số vốn họ cho vay có được sử dụng đúng mục đích hay không, tình hình tài chính của đơn vị có cho thấy khả năng hoàn trả hay không.

Đối với cơ quan thuế, căn cứ vào báo cáo tài chính đã được kiểm toán để tính và thu thuế, tương tự, đối với các cơ quan chức năng cũng căn cứ vào báo cáo tài chính được kiểm toán để thực hiện chức năng của mình.

Đối với doanh nghiệp được kiểm toán, thông qua kiểm toán, họ mong muốn có được báo cáo tài chính phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), phát hiện và ngăn ngừa các sai sót và gian lận.

Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp, các cổ đông, người góp vốn cần biết một cách đầy đủ, đúng đắn về kết quả kinh doanh.

Kiểm toán báo cáo tài chính giúp người sử dụng hoặc người đọc báo cáo tài chính tăng độ tin cập với báo cáo tài chính và cũng giúp doanh nghiệp được kiểm toán thấy được những sai sót, tồn tại của mình qua đó tìm phương hướng giải quyết, khắc phục tình trạng để giảm thiểu rủi ro về thuế, cũng như nâng cao chất lượng của đội ngũ kế toán tại đơn vị và thông tin tài chính của doanh nghiệp được kiểm toán.

Phạm vi công việc 

Những công việc, thủ tục kiểm toán cần thiết mà kiểm toán viên xác định và thực hiện trong quá trình kiểm toán để thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp để đạt được mục tiêu kiểm toán.

Những công việc, thủ tục kiểm toán sẽ phụ thuộc vào nội dung kiểm toán, tuy nhiên những thủ tục kiểm toán này phải được xác định trên cơ sở chuẩn mực kiểm toán, phù hợp với yêu cầu của tổ chức nghề nghiệp, phù hợp với pháp luật và các thỏa thuận trong hợp đồng kiểm toán.

Các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp được thu thập thông qua các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản và bằng các phương pháp như kiểm tra, quan sát, điều tra, xác nhận, tính toán và quy trình phân tích. Việc thực hiện các phương pháp này một phần tuỳ thuộc vào thời gian thu thập các bằng chứng kiểm toán.

Nội dung kiểm toán báo cáo tài chính

Phương pháp tiếp cận kiểm toán trực tiếp

Tiếp cận theo các chỉ tiêu hoặc nhóm chỉ tiêu như tiền, hàng tồn kho, tài sản cố định… Theo phương pháp này nội dung kiểm toán và đối tượng thông tin trực tiếp của kiểm toán là như nhau nên dễ xác định. Tuy nhiên các chỉ tiêu trên BCTC không hoàn toàn độc lập với nhau nên việc triển khai kiểm toán theo hướng này thường không đạt hiệu quả cao.

Phương pháp tiếp cận kiểm toán chu kỳ

Tiếp cận theo những chỉ tiêu có liên quan đến cùng loại nghiệp vụ được nghiên cứu trong mối quan hệ với nhau. Ví dụ: Chu kỳ mua vào và thanh toán, bán hàng và thu tiền, nhân sự và tiền lương… Nội dung kiểm toán trong mỗi giai đoạn của chu kỳ này là kiểm toán nghiệp vụ và kiểm toán số dư hay số tiền trên báo cáo tài chính của các chỉ tiêu có liên quan.

Các phương pháp áp dụng khi kiểm toán báo cáo của đơn vị

Trong quá trình thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên thường dùng các phương pháp sau để thu thập bằng chứng kiểm toán:

Thử nghiệm kiểm soát

Kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kiểm toán để đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, việc này nhằm phát hiện và sửa chữa những sai sót trọng yếu ở cấp cơ sở dẫn liệu.

Thử nghiệm cơ bản

Là thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện các sai sót trọng yếu ở cấp cơ sở dẫn liệu. Thử nghiệm này chia ra làm 2 loại:

– Thủ tục phân tích cơ bản.

– Kiểm tra chi tiết.

Quy trình thực hiện kiểm toán và các chuẩn mực kiểm toán liên quan

Bước 1: Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán

Giai đoạn này bao gồm tiền kế hoạch và lập kế hoạch

Ở giai đoạn tiền kế hoạch, kiểm toán viên tiếp cận khách hàng nhằm thu thập các thông tin cần thiết về đơn vị được kiểm toán giúp tăng sự hiểu biết về các nhu cầu của khách hàng và xem xét các khả năng phục vụ,… Dựa vào những thông tin đó thì công ty kiểm toán sẽ quyết định có nên ký hợp đồng hay không.

Công việc lập kế hoạch sẽ cho kiểm toán viên về cái nhìn hoạt động của doanh nghiệp như đặc điểm kinh doanh, tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, lập mức trọng yếu và thiết lập các thủ tục kiểm toán liên quan nhằm nâng cao hiệu quả cuộc kiểm toán.

ví dụ về kiểm toán
ví dụ về kiểm toán

Bước 2: Thực hiện thực hiện

Thực hiện kiểm toán là giai đoạn dựa trên kế hoạch đã lập với mục đích thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp làm cơ sở hình thành báo cáo kiểm toán. Trong giai đoạn này, kiểm toán viên sẽ thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo. Thủ tục kiểm toán tiếp theo bao gồm:

Thử nghiệm kiểm soát (kiểm tra tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ).

Thử nghiệm cơ bản (thực hiện các kiểm tra chi tiết đến các số dư, nghiệp vụ và thuyết minh).

Bước 3: Hoàn thành kiểm toán

Đây là giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán mà kiểm toán viên sẽ tổng hợp và rà soát lại các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được để hình thành ý kiến kiểm toán và trao đổi với Ban giám đốc của đơn vị.

Các ví dụ về các loại báo cáo tài chính cơ bản trong kiểm toán

Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu về ví dụ của các loại báo cáo tài chính cơ bản sau đây:

Kiểm toán báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là báo cáo hoạt động tài chính của một doanh nghiệp, trong một kỳ cụ thể. Báo cáo thể hiện doanh thu và chi phí phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, phi kinh doanh, lãi, lỗ phát sinh trong kỳ này. Khi đó, các kiểm toán viên phải xác minh tính chính xác của báo cáo tài chính.

Ví dụ: Báo cáo kết quả kinh doanh phải cho thấy được hiệu quả kinh doanh trong năm tài chính của doanh nghiệp, doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ kế toán. Ngoài ra, ở dòng cuối trên báo cáo phải thể hiện lãi hoặc lỗ ròng của doanh nghiệp trong kỳ. Khi kiểm toán viên xác minh báo cáo tài chính, phải xác minh tính chính xác của các giao dịch, bằng cách kiểm tra chéo sổ quỹ tiền mặt và sổ tài khoản cá nhân.

Bảng cân đối kế toán doanh nghiệp

Bảng cân đối kế toán là bản báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm nhất định. Báo cáo thể hiện được chi tiết khoản tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ phải trả, cho thấy tài sản công ty sở hữu và các khoản nợ khác.

Thông thường, bảng cân đối kế toán được lập vào cuối năm tài chính hoặc là một thời điểm bất kỳ trong năm, tùy vào mục đích sử dụng của doanh nghiệp.

Bảng cân đối kế toán được lập dựa trên công thức: Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu.

Nhiệm vụ quan trọng của các kiểm toán viên là phải xác minh sự tồn tại chính xác của các tài sản này.

Ví dụ: Một bảng cân đối kế toán phù hợp phải cho thấy giá trị tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả của một công ty. Các khoản mục trong bảng báo cáo sẽ được trình bày theo thứ tự khả năng thanh khoản. Khi đó, kiểm toán viên sẽ thực hiện việc xác minh sự tồn tại của các khoản mục và tính chính xác của các số liệu.

Kiểm toán báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo về tiền, các khoản tương đương tiền, mà doanh nghiệp đã nhận và phát hành trong một kỳ kế toán cụ thể. Nó cho biết khả năng của doanh nghiệp trong việc thực hiện các nghĩa vụ ngắn hạn và các hoạt động kinh doanh tương lai.

Ví dụ: Các báo cáo lưu chuyển tiền tệ phải thể hiện dòng tiền ra vào trong năm tài chính của doanh nghiệp. Kiểm toán viên khi kiểm tra có thể so sánh các mục nhập có, trong báo cáo tài chính doanh nghiệp, so với báo cáo của ngân hàng và các chú thích trong báo cáo.

Mục tiêu của hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính

Mục tiêu chính của hoạt động kiểm toán là giúp người xem, đọc và có thể sử dụng báo cáo tài chính. Báo cáo kiểm toán tài chính doanh nghiệp sẽ làm tăng độ tin cậy cho các thông tin được ghi trên báo cáo tài chính năm. Cuối cùng, công tác kiểm toán chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu các rủi ro về thuế, nâng cao chất lượng kế toán đơn vị.

Các nguyên tắc trong kiểm toán báo cáo tài chính

Các kiểm toán viên tiến hành việc kiểm toán báo cáo tài chính, cần tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc cơ bản sau:

– Tuân thủ đúng pháp luật.

– Tuân thủ các nguyên tắc đạo đức trong kiểm toán.

– Tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn.

– Đảm bảo thái độ hoài nghi mang tính chất nghề nghiệp.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về ví dụ về kiểm toán báo cáo tài chính Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139