Ví dụ về kiểm toán báo cáo tài chính

ví dụ về kiểm toán báo cáo tài chính

Kiểm toán báo cáo tài chính là vị trí cực kỳ quan trọng trong doanh nghiệp. Vậy công việc này cần đảm nhiệm những đầu mục và cần kỹ năng gì để có thể hoàn thành tốt và thăng tiến trong sự nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ đề cập một cách chi tiết, chính xác nhất ví dụ về kiểm toán báo cáo tài chính, hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu nhé!

Kiểm toán báo cáo tài chính là gì?

Khái niệm

Sau khi báo cáo tài chính của doanh nghiệp hoàn thành, các kiểm toán viên độc lập và có năng lực sẽ tiến hành thu thập thông tin và đánh giá các bằng chứng kiểm toán. Hoạt động này có mục đích kiểm tra để từ đó đánh giá được độ trung thực, hợp lý, chính xác của báo cáo tài chính. Quá trình này được gọi là kiểm toán báo cáo tài chính.

Đối tượng của kiểm toán báo cáo tài chính

Bảng cân đối kế toán

Kết quả kinh doanh

Lưu chuyển tiền tệ

Thuyết minh báo cáo tài chính

Các báo cáo này phản ánh tình hình, kết quả tài chính, kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ và những thông tin cần thiết khác để những người cần sử dụng sẽ phân tích, đánh giá đúng kết quả, tình hình kinh doanh đơn vị. Trong báo cáo tài chính chưa thông tin phi tài chính và thông tin tài chính, thông tin không định lượng và thông tin định lượng.

Kết quả của kiểm toán báo cáo tài chính

Là báo cáo kiểm toán, trong đó kiểm toán viên sẽ nêu ý kiến về mức độ chính xác, trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

Đi kèm với kết quả kiểm toán của báo cáo tài chính có thể đính kèm thêm thư quản lý. Mục đích của thư quản lý là nêu lên những tồn tại trong vận hành, thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, lập báo cáo tài chính ở đơn vị… từ đó sẽ nêu ra điểm còn tồn đọng đề xuất để có hướng khắc phục.

Các bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính

Là những bằng chứng liên quan tới số dư tài khoản, nghiệp vụ hay các bằng chứng khác như tình hình kinh doanh, hệ thống kiểm soát nội bộ, ngành nghề lĩnh vực kinh doanh, nghĩa vụ và tình hình đơn vị tuân thủ pháp luật…

Các bằng chứng này thu thập bằng nhiều kỹ thuật, từ nhiều nguồn và tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau. Kiểm toán viên sẽ dựa trên các bằng chứng này để kêu các ý kiến của mình trên báo cáo kiểm toán về sự hợp lý, trung thực của báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

Yêu cầu của kiểm toán viên với báo cáo tài chính

Trong hoạt động cung cấp dịch vụ kiểm toán, nguyên tắc cơ bản cần đáp ứng là độc lập. Điều này sẽ khiến các quá trình đánh giá trong kiểm toán, ý kiến cuối cùng của kiểm toán diễn ra khách quan, trung thực.

Cơ sở đảm bảo cho kiểm toán viên có thể tổ chức, triển khai và hoàn thành một cách tốt nhất cuộc kiểm toán là năng lực. Kiểm toán viên phải có năng lực để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mà công việc này đã đặt ra.

Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính

Mục tiêu tổng quát của kiểm toán tài chính cần phải cụ thể hóa theo trách nhiệm nhà quản trị và yếu tố hệ thống kế toán. Mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính cần hướng tới:

Tính có thực: Thông tin phản ánh nghiệp vụ phải được đảm bảo bởi thực tế xảy ra các nghiệp vụ đó, thông tin phản ánh nguồn vốn tài sản phải được đảm bảo sự tồn tại của vốn, tài sản đó.

Tính đầy đủ: Trong quá trình xử lý, ý nghĩa thông tin phản ánh trên bảng khai tài chính không bị bỏ sót.

Tính đúng đắn của việc tính giá: Giá thành, giá tài sản… đều được tính theo phương pháp kế toán là giá thực tế đơn vị phải chi ra để thực hiện các hoạt động đó.

Tính đúng đắn trong trình bày và phân loại: Việc phân loại tài sản và vốn, quá trình kinh doanh qua hệ thống tài khoản chi tiết hay tổng hợp.. cần phải tuân thủ quy định cụ thể.

Tính đúng đắn trong việc phản ánh quyền và nghĩa vụ đơn vị: Trên bảng khai tài chính, tài sản phản ánh phải thuộc quyền sở hữu hay sử dụng lâu dài của đơn vị. Công nợ và vốn cần phản ánh đúng nghĩa vụ tương ứng của doanh nghiệp.

Tính chính xác về cơ học trong các phép tính như sang trang, chuyển số…

Ví dụ: Trong một cuộc kiểm toán, kiểm toán viên cần phải định hướng xác minh để đạt được mục tiêu tổng quát khi kiểm toán số dư hàng tồn kho của một doanh nghiệp:

Tính có thực (hiệu lực): Thực sự tồn tại hàng tồn kho đã được phản ánh trên bảng cân đối kế toán.

Tính đầy đủ (trọn vẹn): Tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán, số dư hàng tồn kho đã bao hàm các công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu, hàng hóa, sản phẩm…

Tính đúng đắn của việc tính giá và chính xác cơ học: Số dư hàng tồn kho phải tuân thủ các nguyên tắc chung được thừa nhận, tuân thủ đúng giá trị thực hoặc giá trị thuần của nó.

Tính đúng đắn trong phân loại và trình bày: Trên bảng cân đối kế toán, số dư hàng tồn kho phải được sắp xếp và phân loại đúng vị trí. Sự phân loại căn cứ để tính giá và phân bổ hàng tồn kho phải được khai báo thích đáng.

Tính đúng đắn trong việc phản ánh quyền và nghĩa vụ: Tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán, doanh nghiệp có quyền sở hữu đối với số dư hàng tồn kho.

Nội dung kiểm toán báo cáo tài chính

Phương pháp tiếp cận kiểm toán trực tiếp

Tiếp cận báo cáo tài chính theo các nhóm chỉ tiêu hoặc chỉ tiêu như hàng tồn kho, tiền, tài sản cố định…

Ưu điểm: Dễ xác định vì đối tượng thông tin trực tiếp của kiểm toán và nội dung kiểm toán là như nhau.

Nhược điểm: Việc triển khai kiểm toán theo phương pháp này thường không mang lại hiệu quả cao vì các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính không hoàn toàn độc lập với nhau.

Phương pháp tiếp cận kiểm toán chu kì

Trong cùng một loại nghiệp vụ, những chỉ tiêu nào có liên quan với nhau thì được nghiên cứu trong mối quan hệ với nhau. Có thể khái quát các nghiệp vụ, chỉ tiêu thành các chu kỳ sau:

Chu kỳ mua vào và thanh toán

Chu kỳ bán hàng và thanh toán

Chu kỳ nhân sự và tiền lương

Chu kỳ tồn kho và chi phí

Chu kỳ huy động vốn và hoàn trả

Cuối cùng là tiền

Dù tiếp cận theo phương pháp chu kỳ hay phương pháp trực tiếp, cuối cùng toàn bộ báo cáo tài chính được kiểm toán vẫn cần nhận xét tổng quát của kiểm toán viên. Tuy nhiên, so với phương pháp tiếp cận trực tiếp, phương pháp tiếp cận theo chu kỳ sẽ tiết kiệm chi phí và khoa học hơn vì các nghiệp vụ ảnh hưởng và kết kết nối số dư trong mỗi chu kỳ mà các chu kỳ lại thường liên kết chặt chẽ với nhau.

ví dụ về kiểm toán báo cáo tài chính
ví dụ về kiểm toán báo cáo tài chính

Nguyên tắc cơ bản khi kiểm toán

Tuy không khẳng định được báo cáo tài chính được kiểm toán sẽ đảm bảo tính hợp lý trung thực nhưng báo cáo kiểm toán sẽ có mức độ đảm bảo cao. Quá trình để đạt được sự đảm bảo ấy sẽ dựa vào các nguyên tắc cơ bản sau:

Tuân thủ pháp luật

Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp

Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán

Kiểm toán viên phải có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp

Phương pháp kiểm toán

Thử nghiệm kiểm soát

Thử nghiệm kiểm soát là thủ tục kiểm toán được thiết kế với mục đích đánh giá hiệu quả trong việc phát hiện, sửa chữa và ngăn ngừa các sai sót ở cấp độ cơ sở dẫn liệu.

Thử nghiệm cơ bản

Thử nghiệm cơ bản là kết hợp các phương pháp kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ để kiểm tra lại các thông tin biểu hiện bằng tiền được phản ánh trên bảng tổng hợp.

Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính

Lập kế hoạch kiểm toán

Kế hoạch kiểm toán do công ty kiểm toán và kiểm toán viên lập. Trong đó bao gồm công việc kiểm toán được thực hiện theo thời gian và cách thức như thế nào. Vì kế hoạch kiểm toán phải làm cơ sở cho chương trình kiểm toán nên nó yêu cầu phải chi tiết, đầy đủ. Sau khi có thư mời kiểm toán, kiểm toán viên sẽ phải tìm hiểu xem mục đích hình thành hợp đồng kiểm toán từ khách hàng sau đó thống nhất kế hoạch chung.

Các chuẩn mực kiểm toán liên quan:

Hợp đồng kiểm toán

Thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán, và môi trường đơn vị, đánh giá, xác định rủi ro các sai sót trọng yếu.

Mức trọng yếu trong việc thực hiện kiểm toán và lập kế hoạch

Biện pháp xử lý của kiểm toán viên với rủi ro

Lập kế hoạch kiểm toán

Các yếu tố cần xem xét khi kiểm toán đơn vị có sử dụng dịch vụ bên ngoài

Thực hiện kiểm toán

Tùy vào từng đối tượng, các kiểm toán viên sẽ sử dụng phương pháp thích hợp để thu thập bằng chứng kiểm toán. Đây là quá trình triển khai kế hoạch, chương trình kiểm toán để dựa vào bằng chứng kiểm toán có thể đưa ra các ý kiến xác thực và trung thực, hợp lý của thông tin trên báo cáo tài chính.

Dựa vào cơ sở chọn mẫu và đánh giá, giai đoạn này kiểm toán viên sẽ thực hiện các thủ tục kiểm toán phân tích, thủ tục kiểm tra chi tiết. Thủ tục kiểm toán rất đa dạng và căn cứ vào kết quả đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ khách hàng.

Các chuẩn mực kiểm toán liên quan:

Thực hiện kiểm toán các khoản mục chủ yếu của BCTC;

Đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán

Kết thúc kiểm toán

Kết thúc kiểm toán là lúc kiểm toán viên đưa ra kết luận kiểm toán. Những kết luận này sẽ nằm trong biên bản hoặc báo cáo kiểm toán. Kiểm toán viên cần phải thực hiện các công việc sau để đưa ra được các ý kiến chính xác:

Xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến

Xem xét tính liên tục trong hoạt động của đơn vị

Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ

Thu thập thư giải trình của Ban Giám đốc

Bước cuối cùng, kiểm toán viên có nhiệm vụ tổng hợp lại toàn bộ kế quả để lập nên Báo cáo kiểm toán và có trách nhiệm xử lý những vụ việc phát sinh sau khi lập Báo cáo kiểm toán.

Một số ví dụ sai sót thường gặp trong kế toán kiểm toán

Những sai sót này thường xuất hiện do sự nhầm lẫn của nhân viên kế toán, kiểm toán không có tính chất vụ lợi. Cùng điểm qua các sai sót dưới đây:

Sai sót khi áp dụng nguyên tắc kế toán: Thường xảy ra đối với các nhân viên kế toán, kiểm toán thiếu kinh nghiệm làm việc hoặc các nhân viên không cập nhật kịp thời các nguyên tắc hoặc chuẩn mực và thông tư kế toán mới.

Sai sót do ước tính và ghi nhận chi phí nợ xấu chưa hợp lý.

Sai sót khi phân loại chi phí: Ví dụ điển hình là chi phí quảng cáo thường ghi nhầm vào chi phí khấu hao.

Gian lận là gì? Biểu hiện và ví dụ:

Gian lận trong kế toán, kiểm toán thường là hành vi cố ý sửa đổi làm sai lệch thông tin tài chính do một hay nhiều người trong ban giám đốc, hội đồng quản trị hoặc bên thứ ba thực hiện trên báo cáo tài chính. Hành vi gian lận này thường nhằm mục đích vụ lợi cho cá nhân hay một tổ chức. Biểu hiện của gian lận báo cáo tài chính thường thấy là:

Báo cáo được xử lý chủ quan như làm giả, sửa đổi chứng từ và tài liệu tài chính.

Cố ý che giấu hoặc bỏ sót thông tin và tài liệu quan trọng làm sai lệch báo cáo tài chính.

Thực hiện ghi chép nghiệp vụ sai sự thật.

Cố ý sử dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc và phương pháp trong kế toán và kiểm toán.

Cố tình tính toán sai số liệu để làm sai lệch báo cáo tài chính nhằm đem lại lợi ích cho cá nhân.

Lý do để doanh nghiệp cần phải kiểm toán báo cáo tài chính

Doanh nghiệp nào bắt buộc phải kiểm toán độc lập

Những đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm gồm:

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tổ chức tín dụng được hoạt động và thành lập dựa theo Luật các tổ chức tín dụng.

Doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tài chính, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.

Tổ chức phát hành kinh doanh chứng khoán, công ty đại chúng.

Trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước, những doanh nghiệp lại phải được kiểm toán theo quy định pháp luật.

Tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, dự án quan trọng quốc gia, trừ những dự án thuộc bí mật nhà nước sẽ phải được kiểm toán đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.

Tổ chức, doanh nghiệp, tổng công ty mà có 20% quyền biểu quyết thuộc nhà nước nắm giữ thì tài chính thời điểm cuối năm phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.

Các tổ chức niêm yết, phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán của doanh nghiệp nắm quyền biểu quyết từ 20% trở lên thì tài chính cuối năm phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.

Lợi ích của việc kiểm toán độc lập

Đáp ứng và tuân thủ yêu cầu của cơ quan nhà nước.

Nhận diện những vấn đề chưa hiệu quả, còn rủi ro trong công tác sử dụng, khai thác nguồn lực

Đối tượng sử dụng thông tin sẽ tin cậy hơn chẳng hạn ngân hàng, cơ quan thuế, nhà đầu tư, đối tác…

Hoàn chỉnh hồ sơ thẩm định giá trị doanh nghiệp, hồ sơ tín nhiệm doanh nghiệp

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về ví dụ về kiểm toán báo cáo tài chính Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139