Phòng công chứng số 4

phòng công chứng số 4

Bạn đang cần tìm thông tin về phòng công chứng số 4 để thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực giấy tờ cần thiết. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến bạn thông tin của phòng công chứng số 4, giờ làm việc cụ thể của phòng công chứng số 4 và loại giấy tờ phòng công chứng có thể thực hiện công chứng cụ thể. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Khái niệm Văn phòng công chứng

Theo khoản 5 Điều 2 Luật Công chứng, tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.

Theo đó, Văn phòng công chứng là một tổ chức hành nghề công chứng, được tổ chức và hoạt động theo Luật Công chứng và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến loại hình công ty hợp danh.

Căn cứ Điều 22 Luật Công chứng, Văn phòng công chứng có các đặc điểm như sau:

– Phải có từ hai Công chứng viên hợp danh trở lên.

– Không có thành viên góp vốn.

– Trụ sở phải có địa chỉ cụ thể, có nơi làm việc cho Công chứng viên và người lao động, có nơi tiếp người yêu cầu công chứng và nơi lưu trữ hồ sơ công chứng.

– Tên gọi phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một Công chứng viên hợp danh khác do các Công chứng viên hợp danh thỏa thuận.

– Có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.

– Được khắc và sử dụng con dấu không có hình quốc huy sau khi có quyết định cho phép thành lập.

Chức năng và vai trò của văn phòng công chứng

– Chức năng của văn phòng công chứng

Văn phòng công chức có chức năng đầy đủ của một tổ chức hành nghề công chứng gồm:

Chức năng xác thực, chứng nhận tính chính xác, hợp pháp của các hợp đồng giao dịch dân sự dưới dạng là văn bản hoặc giấy tờ khác. Theo quy định của pháp luật những văn bản này phải công chứng hay do các cá nhân và tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng

Văn phòng công chứng nói chung và công chứng viên nói riêng có chức năng đảm bảo sự an toàn cho các bên khi tham gia giao kết hợp đồng và thực hiện giao dịch

– Vai trò của văn phòng công chứng

Bên cạnh chức năng, vai trò của văn phòng công chứng cũng là điều mà người tham gia công chứng quan tâm. Theo đó, văn phòng công chứng đảm nhận các vai trò sau.

+ Vai trò đối với Nhà nước

Văn phòng công chứng ra đời đã giúp giảm bớt số lượng công việc của các cơ quan Nhà nước liên quan đến vấn đề này. Đồng thời văn phòng công chứng còn đẩy mạnh quá trình pháp chế chủ nghĩa xã hội cũng như phát huy tối đa các nguồn lực pháp lý trong xã hội.

+ Vai trò đối với các bên tham gia giao dịch

Văn phòng công chứng đã giúp cho việc thực hiện các giao dịch của những cá nhân, tổ chức được thuận lợi, đúng pháp luật, từ đó đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Về tư cách pháp nhân của văn phòng công chứng

Từ phân tích ở trên, không thể cho rằng công ty hợp danh hay văn phòng công chứng có tư cách pháp nhân, bởi vì lý thuyết về pháp nhân, đặc biệt là pháp nhân trong hoạt động kinh doanh đã khẳng định rất rõ rằng, để công ty có tư cách pháp nhân, khi thành lập công ty đối vốn (lưu ý là chỉ công ty đối vốn mà thôi), các thành viên góp đủ vốn đăng ký vào công ty thì phần này thuộc công ty và tồn tại tách bạch với toàn bộ phần tài sản còn lại thuộc sở hữu của thành viên công ty mà không đưa vào vốn của công ty.

Cách thiết kế về mặt pháp lý như vậy, suy cho cùng chỉ nhằm mục đích là để các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân hưởng quy chế trách nhiệm hữu hạn mà thôi. Nói khác đi, pháp nhân không phải là khái niệm khẳng định tính độc lập về pháp lý của mọi loại chủ thể kinh doanh hay thương gia.

Theo lẽ đó, pháp luật nước ta (mà trước hết là pháp luật kinh tế – dân sự) cũng như pháp luật của mọi quốc gia trên thế giới đều coi pháp nhân là một thực thể pháp lý:

– Được thành lập hay thừa nhận một các hợp pháp;

– Có tài sản riêng;

– Tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình bằng số tài sản riêng đó;

– Là nguyên đơn hay bị đơn trước cơ quan tài phán.

Trong đó dấu hiệu thứ 2 và 3 là thuộc tính riêng của pháp nhân”.

Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũng đã thể chế hóa khái niệm pháp nhân vào một số quy định; điều đặc biệt là khi quy định về các yếu tố, điều kiện nội hàm của công ty hợp danh với tư cách là một doanh nghiệp thuộc nhóm công ty đối nhân, Điều 172 Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định tư cách pháp nhân cho loại công ty này, theo đó, công ty hợp danh là doanh nghiệp phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh).

Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Như vậy, cùng với các loại hình công ty đối vốn (công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần), công ty hợp danh cũng được Luật Doanh nghiệp 2014 quy định (ấn định) cho tư cách là pháp nhân.

phòng công chứng số 4
phòng công chứng số 4

Dưới giác độ khoa học, một chủ thể để được xác định là một pháp nhân không phải dễ dàng mà nó có sự khắt khe, chặt chẽ về điều kiện của nó. Nếu căn cứ vào điều kiện đủ, phổ biến thì có thể thấy công ty hợp danh (ở đây là văn phòng công chứng) không khác một chủ thể là pháp nhân vì nó cũng được thành lập hợp pháp và cũng có thể có cơ cấu tổ chức “chặt chẽ”.

Tuy nhiên, khi căn cứ vào điều kiện cần, đặc thù của một pháp nhân thì công ty hợp danh trong Luật Doanh nghiệp 2014 chưa (không) đủ điều kiện là pháp nhân. Điều này thể hiện rất rõ ở yếu tố điều kiện nội hàm là công ty phải “có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình” như Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định.

Trong khoa học pháp lý, việc “có tài sản độc lập” ở đây chỉ xuất hiện trong các công ty đối vốn (xin giới hạn các chủ thể là công ty) khi mà thành viên công ty ngay sau khi góp vốn vào công ty, công ty chính thức được thành lập thì ngay lập tức phần vốn họ đã góp đó trở thành vốn (tài sản) của công ty chứ không còn là tài sản đơn thuần của thành viên đó nữa. Số vốn đó phải được quản lý, sử dụng theo một quy chế riêng biệt của công ty.

Quyền quyết định không phải là của cá nhân, tổ chức chủ sở hữu phần vốn góp trước đó nữa mà nó đã được chuyển giao cho một cơ quan hay một chủ thể khác (có thể là hội đồng thành viên, chủ tịch công ty trong công ty trách nhiệm hữu hạn; đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị trong công ty cổ phần… do pháp luật, điều lệ công ty quy định) cùng quản lý, thực hiện.

Điều khác biệt ở đây là: Quyền quyết định đối với khối tài sản, phần vốn góp ở công ty hợp danh của thành viên hợp danh sau khi góp vào công ty thì họ vẫn có toàn quyền, liên đới chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ của công ty.

Điều đó cũng có nghĩa, ở đây không có sự tách bạch về tài sản của công ty với tài sản riêng của thành viên hợp danh trong công ty. Mọi nghĩa vụ của công ty hợp danh suy cho cùng và cuối cùng vẫn do thành viên hợp danh liên đới chịu trách nhiệm một cách vô hạn, tức là họ vẫn phải huy động tới đồng bạc cuối cùng trong khối tài sản riêng của họ (bao gồm cả tài sản không và chưa từng đưa vào làm vốn kinh doanh tại công ty) để thực hiện nghĩa vụ của công ty nếu số nợ công ty phải trả vẫn còn.

Như vậy, ở đây có điều chưa rõ, có sự đánh đồng giữa doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn với doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn; theo đó, mặc dù được gọi là pháp nhân nhưng bản thân các thành viên của pháp nhân đó (thành viên hợp danh của công ty hợp danh hay của công chứng viên văn phòng công chứng) vẫn có thể và có nguy cơ bị khánh kiệt tài sản khi công ty bị phá sản, phần tài sản còn lại của công ty không đủ trang trải cho các khoản nợ của công ty và thành viên hợp danh của công ty vẫn phải có nghĩa vụ trả nợ cho chủ nợ tới đồng bạc cuối cùng.

Cùng với tiến trình hoàn thiện pháp luật về kinh doanh, thương mại nói chung, thời gian sắp tới, các nhà làm luật cũng cần nghiên cứu kỹ càng hơn với tính chất đặc thù của lĩnh vực hoạt động công chứng, điều chỉnh, bổ sung kịp thời những đòi hỏi khách quan của thực tiễn nhằm xây dựng hệ thống pháp luật, bảo đảm tính khoa học, khách quan, đầy đủ, giữ vai trò là công cụ hữu hiệu trong điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức khi tham gia vào hoạt động công chứng; giúp hoạt động này được thực hiện một cách khoa học, tiến bộ, đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi chính đáng của đời sống thực tiễn.

Giới thiệu về phòng công chứng số 4

Thông tin chung của phòng

Phòng công chứng số 4 thành phố Hà Nội được thành lập theo QĐ số 55/2003/QĐ-UB ban hành ngày 02/05/2003 của UBND thành phố Hà Nội. Phòng luôn luôn nhận được sự tin tưởng cao của người dân, khách hàng về thái độ phục vụ, trách nhiệm với khách hàng và chất lượng phục vụ công chứng.

Trụ sở chính của phòng công chứng nằm ở quận Thanh Xuân, Hà Nội. Văn phòng của phòng công chứng rộng rãi, thuận lợi cho việc thực hiện các giao dịch. Là một vị trí đắc địa thuận tiện giao thông và có bãi đỗ xe cho ô tô, xe máy. Gần 20 năm hoạt động trong ngành công chứng, phòng đã chứng nhận được rất nhiều hợp đồng, giao dịch về dân sự, kinh tế, thương mại cho khách hàng là cá nhân, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài.

Các hợp đồng, giao dịch được công chứng viên của phòng chứng nhận, xác thực theo đúng quy định pháp luật, an toàn pháp lý cao. Phòng đã chứng nhận thành công nhiều hợp đồng, giao dịch có giá trị cao, tính chất phức tạp trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.

Phòng công chứng số 4 là một bộ phận thuộc cơ quan nhà nước, cụ thể là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp thành phố Hà Nội. Việc thu phí của phòng cũng sẽ được thực hiện theo quy định nhà nước. Các khoản thu phí công chứng tại phòng đều được xuất hóa đơn đầy đủ biên lai, chứng từ có liên quan. Để tìm hiểu bảng giá, lệ phí chi tiết của phòng theo trường hợp cụ thể bạn đọc có thể tham khảo tại website của Sở tư pháp Hà Nội (http://sotuphap.hanoi.gov.vn/).

Thông tin liên lạc của phòng công chứng số 4

Trưởng phòng công chứng: Đặng Mạnh Tiến

Địa chỉ phòng công chứng: Tầng 1 nhà N4D đường Lê Văn Lương, Khu Trung Hòa, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Giờ làm việc của phòng công chứng số 4

Phòng công chứng số 4 thành phố Hà Nội là đơn vị công lập của cơ quan nhà nước nên ngày làm việc sẽ là các ngày hành chính trong tuần (từ thứ hai đến thứ sáu). Giờ làm việc của phòng cụ thể như sau:

Buổi sáng làm việc từ 8:00 đến 11:30;

Buổi chiều làm việc từ 13:30 đến 16:30.

Khách hàng có nhu cầu đến công chứng tại phòng công chứng nên tham khảo thời gian hoạt động của phòng công chứng và có thể đặt lịch cụ thể để khi tham gia giao dịch tại phòng không gặp tình trạng chờ đợi và mất thời gian.

Những tài liệu nào được công chứng tại phòng công chứng số 4

Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện nay, Phòng Công chứng số 4 thành phố Hà Nội được phép công chứng những tài liệu là hợp đồng, giao dịch sau đây:

Hợp đồng mua bán/chuyển nhượng tài sản như: nhà và quyền sử dụng đất tại Hà Nội; Xe ô tô, xe máy và các loại động sản khác theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng tặng cho tài sản như: tặng cho nhà và quyền sử dụng đất tại Hà Nội; tặng cho xe ô tô, xe máy, tiền trong tài khoản và các loại động sản khác theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng đổi tài sản như: đổi nhà tại Hà Nội và các loại tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng đặt cọc.

Hợp đồng thế chấp tài sản.

Hợp đồng cầm cố.

Hợp đồng bảo lãnh.

Di chúc.

Văn bản thỏa thuận khai nhận hoặc phân chia di sản/Văn bản từ chối nhận di sản.

Văn bản phân chia tài sản giữa các đồng sở hữu.

Văn bản phân chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân/Văn bản nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng/Văn bản thỏa thuận về tài sản giữa vợ chồng.

Hợp đồng thuê và cho thuê tài sản như: thuê nhà, quyền sử dụng đất, động sản.

Hợp đồng góp vốn/Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng ủy quyền/Giấy ủy quyền

Hợp đồng cho mượn nhà.

Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở.

Bên cạnh việc thực hiện hoạt động công chứng, Phòng công chứng số 4 thành phố Hà Nội cũng thực hiện thủ tục chứng thực cho khách hàng với các loại văn bản chứng thực sau đây:

Chứng thực sao đúng với bản chính

Chứng thực về chữ ký trong các giấy tờ, văn bản.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về văn phòng công chứng số 4 Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139