Phòng công chứng số 5

phòng công chứng số 5

Bạn muốn thực hiện giao dịch tại phòng công chứng số 5? Cần tìm hiểu thông tin về phòng công chứng số 5 thành phố Hà Nội? Địa chỉ cụ thể của phòng công chứng? Giờ làm việc của phòng công chứng? Bạn đọc tham khảo thông tin sau đây về phòng công chứng số 5 nhé!

 Văn phòng công chứng là gì?

Căn cứ vào khoản 5 Điều 2 Luật công chứng 2014 thì: “Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan”.

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng:

Căn cứ vào Điều 32 Luật công chứng 2014 Quyền của tổ chức hành nghề công chứng

Ký hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động với công chứng viên quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 34 của Luật này và các nhân viên làm việc cho tổ chức mình.

Thu phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác.

Cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân.

Được khai thác, sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại Điều 62 của Luật này.

Các quyền khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Căn cứ vào điều 33 Luật công chứng 2014 Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng

Quản lý công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình trong việc tuân thủ pháp luật và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.

Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.

Thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước.

Niêm yết lịch làm việc, thủ tục công chứng, nội quy tiếp người yêu cầu công chứng, phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác tại trụ sở của tổ chức mình.

Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệpcho công chứng viên của tổ chức mình theo quy định tại Điều 37 của Luật này và bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 38 của Luật này.

Tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi và quản lý người tập sự hành nghề công chứng trong quá trình tập sự tại tổ chức mình.

Tạo điều kiện cho công chứng viên của tổ chức mình tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm.

Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra, cung cấp thông tin về hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã công chứng.

Lập sổ công chứng và lưu trữ hồ sơ công chứng.

Chia sẻ thông tin về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản và các thông tin khác về biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản có liên quan đến hợp đồng, giao dịch do công chứng viên của tổ chức mình thực hiện công chứng để đưa vào cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại Điều 62 của Luật này.

Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Giới thiệu về phòng công chứng số 5

Thông tin chung về phòng công chứng số 5

Phòng công chứng số 5 được cấp phép hoạt động vào ngày 17/06/2004. Trải qua 17 năm hoạt động, phòng công chứng số 5 đã tạo được lòng tin đối với khách hàng. Là một trong những địa chỉ đáng tin cậy của người dân ngoại thành Đông Anh, Hà Nội và các các địa phương lân cận gần phòng công chứng. Hoạt động và phục vụ nhân dân với nhiệt huyết và tận tâm phục vụ nên phòng công chứng được người dân tin tưởng và thường xuyên đến giao dịch tại đây.

Vị trí trụ sở chính của phòng công chứng số 5 ở gần mặt đường, thuận tiện cho việc giao thông đi lại. Văn phòng của phòng công chứng khá rộng rãi, thuận lợi cho việc tiến hành giao dịch, thực hiện thủ tục công chứng tại đây.

Lĩnh vực, thủ tục, dịch vụ cung cấp của phòng:

Những tài liệu, hợp đồng, giao dịch bắt buộc phải thực hiện thủ tục công chứng theo quy định pháp luật thì cá nhân, tổ chức đều có thể thực hiện tại Phòng công chứng số 5. Khách hàng có nhu cầu sẽ được cung cấp các thủ tục, dịch vụ công chứng sau đây:

Hợp đồng mua bán/chuyển nhượng tài sản như: nhà và quyền sử dụng đất; Xe ô tô, xe máy và các loại động sản khác theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng tặng cho tài sản như: tặng cho nhà và quyền sử dụng đất tại Hà Nội; tặng cho xe ô tô, xe máy, tiền trong tài khoản và các loại động sản khác theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng đổi tài sản như: đổi nhà tại Hà Nội và các loại tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng đặt cọc.

Hợp đồng thế chấp tài sản.

Hợp đồng cầm cố.

Hợp đồng bảo lãnh.

Di chúc.

Văn bản thỏa thuận khai nhận hoặc phân chia di sản/Văn bản từ chối nhận di sản.

Văn bản phân chia tài sản giữa các đồng sở hữu.

Văn bản phân chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân/Văn bản nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng/Văn bản thỏa thuận về tài sản giữa vợ chồng.

Hợp đồng thuê và cho thuê tài sản như: thuê nhà, quyền sử dụng đất, động sản.

Hợp đồng góp vốn/Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng ủy quyền/Giấy ủy quyền

Hợp đồng cho mượn nhà.

Bên cạnh việc thực hiện hoạt động công chứng, Phòng công chứng số 5 thành phố Hà Nội cũng thực hiện thủ tục chứng thực cho khách hàng với các loại văn bản chứng thực sau đây:

Chứng thực sao đúng với bản chính

Chứng thực chữ ký trong hồ sơ, tài liệu, văn bản.

Để nắm bắt chính xác thông tin về những thủ tục, dịch vụ được cung cấp tại Phòng công chứng số 5 thành phố Hà Nội. Bạn đọc có nhu cầu tiến hành sử dụng dịch vụ công chứng tại website của Sở tư pháp Hà Nội (http://sotuphap.hanoi.gov.vn/). Phòng công chứng này thuộc một bộ phận thuộc cơ quan nhà nước, cụ thể là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp thành phố Hà Nội. 

Việc thu phí của phòng cũng sẽ được thực hiện theo quy định nhà nước. Các khoản thu phí công chứng tại phòng đều được xuất hóa đơn đầy đủ biên lai, chứng từ có liên quan. Bảng giá, lệ phí chi tiết của phòng theo trường hợp cụ thể bạn đọc có thể tham khảo tại website của Sở tư pháp Hà Nội.

phòng công chứng số 5
phòng công chứng số 5

Phòng công chứng số 5 nằm ở đâu?

Bạn đọc có nhu cầu, mong muốn đến thực hiện giao dịch tại phòng công chứng số 5 thành phố Hà Nội có thể đến trực tiếp tại địa chỉ của phòng công chứng tọa lạc Khu Đường 2, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. 

Giờ làm việc của phòng công chứng số 5

Phòng công chứng số 5 thành phố Hà Nội là đơn vị công lập của cơ quan nhà nước nên ngày làm việc sẽ là các ngày hành chính trong tuần (từ thứ hai đến thứ sáu). Giờ làm việc của phòng cụ thể như sau:

Buổi sáng làm việc từ 8:00 đến 11:30;

Buổi chiều làm việc từ 13:30 đến 17:00.

Khách hàng có nhu cầu đến công chứng tại phòng công chứng nên tham khảo thời gian hoạt động của phòng công chứng và có thể đặt lịch cụ thể, liên hệ qua số điện thoại của phòng để tránh trường hợp khi tham gia giao dịch tại phòng không gặp tình trạng chờ đợi và mất thời gian.

Sự khác nhau giữa phòng công chứng và văn phòng công chứng:

Hiện nay theo quy định của pháp luật thì có hai tổ chức hành nghề công chứng là phòng công chứng và văn phòng công chứng. Sự khác nhau của hai tổ chức này được xác định qua các tiêu chí sau:

Nguyên tắc thành lập: 

+ Phòng công chứng: Chỉ được thành lập mới tại những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được Văn phòng công chứng. (theo quy định tại khoản 2 Điều 18)

+ Văn phòng công chứng: Việc thành lập văn phòng công chứng không bị hạn chế như phòng công chứng. Việc thành lập và hoạt động của văn phòng công chứng được hưởng chính sách ưu đãi khi Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Căn cứ thành lập: 

+ Phòng công chứng: Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập. Căn cứ vào nhu cầu công chứng tại địa phương, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ xây dựng đề án thành lập Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Đề án nêu rõ sự cần thiết thành lập Phòng công chứng, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện.

+ Văn phòng công chứng: Do nhu cầu của các cá nhân chỉ cần 2 công chứng viên hợp danh trở lên là có thể thành lập. Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định của Luật công chứng 2014 hoặc các luật khác có liên quan về công ty hợp danh

Địa vị pháp lý: 

+ Phòng công chứng: Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở tư pháp, có trụ sở có con dấu và có tài khoản riêng.

+ Văn phòng công chứng: Được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp là công ty hợp danh theo quy định của luật doanh nghiệp 2014.

Có thể hiểu Văn phòng công chứng là tổ chức dịch vụ công thay mặt Nhà nước chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch có con dấu và tài khoản riêng hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập như Phòng công chứng.

Cơ cấu:

+ Phòng công chứng:

Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập, Phòng công chứng gồm các công chức, viên chức hưởng chế độ lương theo đơn vị sự nghiệp công lập và trưởng phòng Phòng công chứng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

+ Văn phòng công chứng:

Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.

Nếu như Trưởng Phòng công chứng được hình thành theo con đường bổ nhiệm thì Trường phòng Văn phòng công chứng do các thành viên hợp danh tự bầu, tự thỏa thuận theo quy định của pháp luật liên quan về loại hình công ty hợp danh.

Tên gọi:

+ Phòng công chứng: Đối với tên gọi của Phòng công chứng bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi phòng công chứng được thành lập.

+ Văn phòng công chứng:

Tên của văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của các tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Ví dụ: Văn phòng công chứng Lê Thu Hà

Thủ tục thành lập:  

+ Phòng công chứng:

Đối với việc thành lập phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập theo quy định tại Điều 20 Luật công chứng 2014: Căn cứ vào nhu cầu công chứng tại địa phương, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ xây dựng đề án thành lập Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Đề án nêu rõ sự cần thiết thành lập Phòng công chứng, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập Phòng công chứng, Sở Tư pháp phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi có trụ sở của Phòng công chứng trong ba số liên tiếp về các nội dung sau đây:

a) Tên gọi, địa chỉ trụ sở của Phòng công chứng;

b) Số, ngày, tháng, năm ra quyết định thành lập và ngày bắt đầu hoạt động của Phòng công chứng. Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thay đổi tên gọi hoặc địa chỉ trụ sở của Phòng công chứng thì Sở Tư pháp phải đăng báo những nội dung thay đổi đó.

+ Văn phòng công chứng:

Còn đối với văn phòng công chứng Các công chứng viên thành lập được quy định tại Điều 23 Luật công chứng 2014. Văn phòng công chứng phải có hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gồm đơn đề nghị thành lập và đề án thành lập Văn phòng công chứng, trong đó nêu rõ sự cần thiết thành lập, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện; bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên tham gia thành lập Văn phòng công chứng.

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, Văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đã ra quyết định cho phép thành lập.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Văn phòng công chứng được hoạt động công chứng kể từ ngày Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động.

Như vậy, khác với việc thành lập Phòng công chứng, nếu như phòng công chứng được thành lập phụ thuộc vào quyết định của Ủy ban nhân cấp tỉnh thì việc thành lập Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh chủ động xin thành lập mà không bị phụ thuộc vào quyết định của Ủy ban nhân dân.

Vấn đề giải thể, sáp nhập: 

+ Phòng công chứng:

Phòng công chứng chỉ được thực hiện việc chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng mà không được thực hiện các hoạt động sáp nhập, hợp nhất. Trong khi đó Văn phòng công chứng lại được thực hiện hoạt động sáp nhập, hợp nhất hai hoặc một số Văn phòng công chứng và chuyển nhượng Văn phòng công chứng.

Điều 21 Luật công chứng 2014 quy định: “Trong trường hợp không cần thiết duy trì Phòng công chứng thì Sở tư pháp lập đề án chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng…. Trường hợp không có khả năng chuyển đổi phòng công chứng thì Sở tư pháp lập đề án giải thể Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định…”.

Phòng công chứng chỉ được giải thể sau khi thanh toán xong các khoản nợ, làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với người lao động, thực hiện xong các yêu cầu công chứng đã tiếp nhận.

+ Văn phòng công chứng:

Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động như một loại hình doanh nghiệp vì vậy sáp nhập, hợp nhất và chuyển nhượng Văn phòng công chứng là những hoạt động quan trọng. Điều này được quy định cụ thể tại Điều 28 về Hợp nhất, sáp nhập Văn phòng công chứng và Điều 29 về Chuyển nhượng Văn phòng công chứng Luật công chứng 2014.

Căn cứ chấm dứt hoạt động: 

+ Phòng công chứng: Khi có quyết định giải thể

+ Văn phòng công chứng:

Văn phòng công chứng tự chấm dứt hoạt động;

Văn phòng công chứng bị thu hồi quyết định cho phép thành lập theo quy định tại Điều 30 của Luật này;

Văn phòng công chứng bị hợp nhất, bị sáp nhập.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về văn phòng công chứng số 5 Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139