Ngày nay, nhiều tổ chức hành nghề công chứng được mở ra nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân về xác thực tính hợp pháp của các giấy tờ, giao dịch hợp đồng,… Bên cạnh các văn phòng công chứng tư nhân, các phòng công chứng là đơn vị thuộc cơ quan nhà nước hoạt động theo quy định của pháp luật cũng được mở ra để thực hiện hoạt động công chứng giấy tờ, giao dịch hợp đồng.
Tuân theo quy định của pháp luật, các phòng công chứng có thời gian mở cửa làm việc nhất định, để làm việc với phòng công chứng dễ dàng, người dân cần tìm hiểu để nắm rõ thời gian làm việc của các phòng công chứng. Bài viết sẽ cung cấp cho mọi người thông tin về giờ làm việc của phòng công chứng số 7 và một số thông tin về phòng công chứng này. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Khái niệm Văn phòng công chứng
Theo khoản 5 Điều 2 Luật Công chứng, tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.
Theo đó, Văn phòng công chứng là một tổ chức hành nghề công chứng, được tổ chức và hoạt động theo Luật Công chứng và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến loại hình công ty hợp danh.
Căn cứ Điều 22 Luật Công chứng, Văn phòng công chứng có các đặc điểm như sau:
– Phải có từ hai Công chứng viên hợp danh trở lên.
– Không có thành viên góp vốn.
– Trụ sở phải có địa chỉ cụ thể, có nơi làm việc cho Công chứng viên và người lao động, có nơi tiếp người yêu cầu công chứng và nơi lưu trữ hồ sơ công chứng.
– Tên gọi phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một Công chứng viên hợp danh khác do các Công chứng viên hợp danh thỏa thuận.
– Có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.
– Được khắc và sử dụng con dấu không có hình quốc huy sau khi có quyết định cho phép thành lập.
Có nên công chứng ở Văn phòng công chứng không?
Từ những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa Phòng và Văn phòng công chứng, có thể thấy, về nhiệm vụ, công việc, hai loại hình này chỉ khác nhau ở tên gọi, chủ sở hữu vốn và nguồn gốc thành lập. Một bên là đơn vị sự nghiệp công lập, một bên hoạt động như loại hình doanh nghiệp hợp danh.
Tuy nhiên, hai hình thức này đều thực hiện việc công chứng – chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự… cũng như có quyền, nghĩa vụ như nhau. Đặc biệt, giá trị pháp lý của văn bản công chứng từ hai loại hình này là như nhau.
Như vậy, công chứng ở Phòng công chứng hay Văn phòng công chứng đều được, chỉ cần lựa chọn nơi nào thuận tiện hơn trong việc đi lại để thực hiện công chứng.
Các thủ tục được thực hiện tại Văn phòng công chứng
Các thủ tục Văn phòng công chứng được thực hiện nêu tại Chương V Luật Công chứng gồm:
– Hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn.
– Hợp đồng, giao dịch do Công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.
– Công chứng bản dịch…
Trong đó, một số loại hợp đồng, giao dịch có thể công chứng gồm:
– Hợp đồng thế chấp bất động sản;
– Hợp đồng uỷ quyền;
– Di chúc;
– Văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, văn bản từ chối nhận di sản…
Phòng công chứng số 7 nằm ở đâu?
Hiện nay, trên cả nước có hai phòng công chứng số 7, đó là: Phòng công chứng số 7 thành phố Hà Nội và Phòng công chứng số 7 thành phố Hồ Chí Minh.
Phòng công chứng số 7 thành phố Hà Nội có trụ sở tại số 23 phố Hà Cầu – phường Phú La – quận Hà Đông – thành phố Hà Nội, thông tin liên hệ:
Website: congchung7.com
Email: phongcongchungso7@gmail.com
Phòng công chứng số 7 thành phố Hồ Chí Minh có trụ sở tại số 388 Nguyễn Văn Luông, phường 12, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh, thông tin liên hệ:
Email: pcc7.stp@tphcm.gov.vn
Giới thiệu về phòng công chứng số 7
Đôi nét giới thiệu về Phòng công chứng số 7 thành phố Hà Nội và Phòng công chứng số 7 ở thành phố Hồ Chí Minh:
Phòng Công Chứng Số 7 thành phố Hà Nội có tiền thân là Phòng Công chứng nhà nước số 1 tỉnh Hà Tây. Sau khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội phòng Công chứng số 1 tỉnh Hà Tây được đổi tên thành Phòng Công chứng số 7 thành phố Hà Nội theo quyết định số 480/QĐ-UBND ngày 01 tháng 9 năm 2008 của UBND thành phố Hà Nội. Nó là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp Hà Nội, có trụ sở, sử dụng tài khoản và con dấu riêng.
Phòng công chứng số 7 thành phố Hà Nội được đánh giá là đơn vị có đội ngũ lãnh đạo có kinh nghiệm trong công tác quản lý, các công chứng viên, nhân viên có nghiệp vụ cao, chuyên môn sâu trong lĩnh vực công chứng và pháp luật có liên quan, thể hiện được tính chuyên nghiệp trong thực hiện công việc, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn pháp lý các hợp đồng giao dịch, thái độ phục vụ tận tâm, năng động, chu đáo.
Niêm yết công khai các mức phí, dịch vụ được áp dụng theo quy định chung thống nhất toàn quốc, đảm bảo thu phí chính xác. Với thời gian hoạt động lâu đời, Phòng Công chứng Số 7 thành phố Hà Nội luôn trong tinh thần phục vụ một cách tốt nhất cho khách hàng đến đây. Nhờ vậy mà nó đã thiết lập quan hệ với rất nhiều tổ chức và người dân, thu hút một lượng khách hàng khá lớn.
Phòng công chứng số 7 thành phố Hồ Chí Minh được Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định thành lập số 3015/QĐ-UBND vào ngày 10 tháng 7 năm 2007, là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh, đặt dưới sự quản lý của Giám đốc Sở Tư pháp.
Nó là đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở, sử dụng tài khoản và con dấu riêng. Phòng công chứng số 7 thành phố Hồ Chí Minh hoạt động theo quy định của Luật Công chứng 2014 và các văn bản pháp luật có liên quan, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức hành nghề công chứng.
Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Phòng công chứng số 7 thành phố Hồ Chí Minh có 09 công chứng viên (bao gồm cả Trưởng phòng và Phó trưởng phòng); 06 nhân viên nghiệp vụ; bộ phận lưu trữ: 01 người; bộ phận hành chính (thu tiền, đóng dấu, kế toán, tin học, đánh máy, bảo vệ, phục vụ) 10 người. Tổng số nhân viên hiện nay của Phòng là: 26 người.
Giờ làm việc của phòng công chứng số 7
Tại Điều 32, 33 Luật Công chứng 2014 quy định về giờ làm việc của các tổ chức hành nghề công chứng. Theo đó, phòng công chứng có nghĩa vụ phải thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước.
Cụ thể, phòng công chứng phải mở cửa làm việc các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu, giờ làm việc mỗi ngày phải đáp ứng theo quy định. Bên cạnh đó, giờ làm việc của phòng công chứng có phần đặc biệt hơn so với các cơ quan hành chính nhà nước nhà khác.
Nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân, pháp luật cũng đã quy định cho phòng công chức được quyền cung cấp các dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân.
Tức là phòng công chứng có thể mở cửa làm việc vào thứ bảy, chủ nhật hoặc các ngày nghỉ, ngày lễ nếu có nhu cầu.
Hiện nay, Phòng công chứng số 7 thành phố Hà Nội mở cửa tiếp khách có nhu cầu công chứng liên tục từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần, giờ làm việc: sáng từ 7h30-11h30, chiều từ 13h-17h. Phòng công chứng số 7 thành phố Hồ Chí Minh mở cửa làm việc từ thứ hai đến thứ sáu, giờ làm việc: sáng từ 7h30-11h30, chiều từ 13h-17h.
Giá công chứng hợp đồng, giao dịch ở văn phòng công chứng số 7
Giá công chứng hợp đồng, giao dịch gồm phí công chứng và thù lao công chứng. Trong đó:
– Phí công chứng: Là khoản tiền mà người yêu cầu công chứng phải trả cho Văn phòng công chứng gồm: Phí công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch; phí lưu giữ di chúc…
– Thù lao công chứng: Là khoản phí khác liên quan đến soạn thảo hợp đồng, đánh máy, sao chụp, dịch, công chứng ngoài trụ sở…
Cụ thể, căn cứ Thông tư 257/2016/TT-BTC, có thể liệt kê một số loại phí công chứng gồm:
* Phí công chứng tính trên giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch
– Hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia, tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
– Hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng trên đất;
– Hợp đồng mua bán, tặng cho tài sản khác, góp vồn bằng tài sản khác;
– Hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản…
Tùy thuộc vào giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch mức thu phí công chứng, cụ thể:
STT |
Giá trị tài sản/hợp đồng, giao dịch |
Mức thu (đồng/trường hợp) |
1 |
Dưới 50 triệu đồng |
50.000 đồng |
2 |
Từ 50 triệu đồng – 100 triệu đồng |
100.000 đồng |
3 |
Từ trên 100 triệu đồng – 01 tỷ đồng |
0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch |
4 |
Từ trên 01 tỷ đồng – 3 tỷ đồng |
01 triệu đồng + 0,06% phần giá trị vượt quá 1 tỷ đồng |
5 |
Từ trên 03 tỷ đồng – 5 tỷ đồng |
2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị vượt quá 3 tỷ đồng |
6 |
Từ trên 05 tỷ đồng – 10 tỷ đồng |
3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị vượt quá 5 tỷ đồng |
7 |
Từ trên 10 tỷ đồng – 100 tỷ đồng |
5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị vượt quá 10 tỷ đồng. |
8 |
Trên 100 tỷ đồng |
32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị vượt quá 100 tỷ đồng (tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp). |
* Phí công chứng không tính theo giá trị tài sản hoặc giao dịch, hợp đồng
STT |
Loại việc |
Mức thu (đồng/trường hợp) |
1 |
Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp |
40.000 |
2 |
Hợp đồng bảo lãnh |
100.000 |
3 |
Hợp đồng ủy quyền |
50.000 |
4 |
Giấy ủy quyền |
20.000 |
5 |
Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch không tăng giá trị tài sản hoặc hợp đồng, giao dịch |
40.000 |
6 |
Hủy bỏ hợp đồng, giao dịch |
25.000 |
7 |
Di chúc |
50.000 |
8 |
Văn bản từ chối nhận di sản |
20.000 |
9 |
Hợp đồng, giao dịch khác |
40.000 |
Giá chứng thực giấy tờ, tài liệu
Theo Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC, phí chứng thực được quy định cụ thể như sau:
STT |
Nội dung thu |
Mức thu |
1 |
Bản sao từ bản chính |
2.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang, nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản. |
2 |
Phí chứng thực chữ ký |
10.000 đồng/trường hợp. |
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về phòng công chứng số 7 Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.