Công ty du lịch

công ty du lịch

Nhận thấy tới đây sẽ có ngày càng nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế thành lập, để tạo điều kiện cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực Lữ hành, ngày 28/10/2021 Chính Phủ đã ban hành Nghị định 94/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch về thay đổi mức ký quỹ đối với kinh doanh lữ hành quốc tế.

Với kinh nghiệm hơn 15 năm hoạt động, Luật Trần và Liên Danh tự hào là hãng luật có uy tín và năng lực hàng đầu trong lĩnh vực xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế cũng như tư vấn các thủ tục pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của hàng ngàn doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trên khắp các tỉnh thành đất nước. Chúng tôi thường xuyên cập nhật các quy định pháp luật, các thủ tục pháp lý liên quan để hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình cấp phép, hoạt động và kinh doanh lữ hành. Dưới đây là một số vấn đề pháp lý liên quan đến công ty du lịch, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Công ty du lịch là gì

Theo luật du lịch 2017, du lịch gồm các hoạt động kinh doanh: dịch vụ lữ hành, vận tải khách du lịch, lưu trú du lịch và các dịch vụ du lịch khác (ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi giải trình, chăm sóc sức khoẻ). Trong số các hoạt đồng kể trên, dịch vụ lữ hành nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư do tiềm năng phát triển du lịch ở Việt Nam là rất lớn. Phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm: dịch vụ lữ hành nội địa và dịch vụ lữ hành quốc tế. Doanh nghiệp có thể kinh doanh cả 2 dịch vụ lữ hành tuy nhiên dịch vụ lữ hành quốc tế có đặc thù riêng. 

Kinh doanh du lịch là các hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ du lịch. Kinh doanh du lịch cũng nằm trong hệ thống lĩnh vực kinh doanh dịch vụ.

Khi khách hàng có nhu cầu đi du lịch và tìm đến các công ty du lịch, công ty sẽ đem đến cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ và sự hưởng thụ trong những chuyến du lịch. Các sản phẩm và dịch vụ không hữu hình, nó ở dạng trải nghiệm đặc sắc và mới mẻ, Dịch vụ thành lập công ty.

Thông thường, khi nhắc đến công ty du lịch, đa phần mọi người đều có suy nghĩ công ty du lịch là công ty kinh doanh về dịch vụ lữ hành. Nhưng trên thực tế, công ty du lịch là một công ty đa ngành nghề. Các ngành nghề một công ty du lịch có thể lựa chọn để kinh doanh đó là: Dịch vụ lữ hành; Vận tải khách du lịch; Lưu trú du lịch, nhà hàng, quán ăn và các dịch vụ du lịch khác. Mỗi ngành nghề dịch vụ du lịch đều có điều kiện riêng được quy định cụ thể trong Luật du lịch 2017.

Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế

Điều kiện về Giấy phép hoạt động

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Chỉ khi được Tổng Cục du lịch cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế thì doanh nghiệp mới có thể hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế một cách hợp pháp.

Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế chỉ cấp cho các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành và có đăng ký kinh doanh ngành nghề: Điều hành tour du lịch: Kinh doanh lữ hành quốc tế.

Điều kiện về ngành nghề của doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

Doanh nghiệp thực hiện thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc dữ liệu đăng ký ngành nghề trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp phải có ngành nghề: Mã ngành 7912: Điều hành tua du lịch: Kinh doanh lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế.

Trường hợp doanh nghiệp chưa có mã ngành 7912 trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì cần phải bổ sung ngành nghề này mới thực hiện được thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.

Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế

Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng.

Điều kiện của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành

Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành.

Trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải học và thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế. Hiện chưa có Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Du lịch. Tuy nhiên, theo Thông tư 06/2017 ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thì các bằng cấp đào tạo sau được coi là chuyên ngành về lữ hành:

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;

Quản trị lữ hành;

Điều hành tour du lịch;

Marketing du lịch;

Du lịch;

Du lịch lữ hành;

Quản lý và kinh doanh du lịch.

Quản trị du lịch MICE, thủ tục thành lập công ty.

Đại lý lữ hành

Hướng dẫn du lịch

Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành’, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở giáo dục ở Việt Nam đào tạo  và cấp bằng tốt nghiệp trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực.

Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở đào tạo nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.

Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành quy định thì bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch”.

Trường hợp người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế không học các chuyên ngành nêu trên thì phải tham gia các khóa học đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế gồm các nội dung đào tạo như sau:

Kiến thức cơ sở ngành: hệ thống chính trị Việt Nam; các văn bản pháp luật liên quan đến du lịch; tổng quan du lịch; marketing du lịch; tâm lý khách du lịch và nghệ thuật giao tiếp; giao lưu văn hóa quốc tế;

Kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ điều hành du lịch: tổng quan về doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành; thị trường du lịch và sản phẩm du lịch; thiết kế sản phẩm và tính giá chương trình du lịch; khu du lịch, điểm du lịch Việt Nam; nghiệp vụ điều hành du lịch; bán hàng và chăm sóc khách hàng; marketing và truyền thông; tiền tệ và thanh toán quốc tế trong du lịch; nghiệp vụ xuất nhập cảnh; thủ tục vận chuyển hàng không nội địa và quốc tế; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phát triển doanh nghiệp;

Thực hành nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế;

Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;

Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định;

Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.

công ty du lịch
công ty du lịch

Phạm vi kinh doanh lữ hành quốc tế

Công ty có vốn Việt Nam khi được cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được thực hiện:

Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và dịch vụ lữ hành nội địa.

Về phạm vi hoạt động kinh doanh du lịch theo từng giấy phép

Khi doanh nghiệp được phép chỉ hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa thì trong mọi trường hợp không được kinh doanh lữ hành quốc tế.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Mức ký quỹ cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành

(Áp dụng từ ngày 28/10/2021 đến hết 31/12/2023)

Mức ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế: Theo quy định tại Nghị định 94/2021/NĐ – CP hướng dẫn chi tiết Luật Du lịch 2017 quy định như sau:

Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 50.000.000 đồng, cách thành lập công ty.

Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 đồng

Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 đồng.

Xử phạt hành chính các trường hợp về thành lập công ty du lịch lữ hành

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 49/2019/NĐ-CP, Luật Thành Đô liệt kê một số vi phạm chủ yếu trong lĩnh vực lữ hành quốc tế như sau:

STT

HÀNH VI

MỨC PHẠT

1

Không thông báo bằng văn bản về việc thay đổi người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định;

3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

2

Không công khai tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển hiệu tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch hoặc trong hợp đồng lữ hành hoặc trên ấn phẩm quảng cáo hoặc trong giao dịch điện tử.

5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

3

Sử dụng hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hướng dẫn viên du lịch nội địa không có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc không là hội viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch theo quy định;

10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

4

Không có biện pháp kiểm tra, giám sát hoạt động của hướng dẫn viên du lịch theo quy định;

15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

5

Không có hợp đồng lữ hành với doanh nghiệp, khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch theo quy định

20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

6

Không sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn cho khách du lịch theo hợp đồng lữ hành

30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

7

Không mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch theo quy định;

40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

8

Sử dụng người không có thẻ hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn cho khách du lịch;

50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng

9

Không thực hiện đúng quy định về ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;

60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng

10

Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành không đúng phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành ghi trong giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.

70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng

11

Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh;

80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về thủ tục thành lập công ty du lịch lữ hành quốc tế. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline Công ty luật để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139