Ước tính, mỗi tháng, tại Việt Nam có đến hàng chục nghìn công ty mới được thành lập. Nhu cầu tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty là rất lớn. Trong bài viết dưới đây, dịch vụ thành lập công ty của Luật Trần và Liên Danh sẽ hướng dẫn chi tiết về thành lập công ty.
Thành lập công ty nhanh chóng và đúng luật
Trình tự, thủ tục thành lập công ty được quy định tại Điều 26 Luật doanh nghiệp 2020 như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp muốn đăng ký mới, người thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Sau đây là các thông tin doanh nghiệp cần xác định trong quá trình chuẩn bị hồ sơ
Xác định loại hình doanh nghiệp
Có rất nhiều các loại hình công ty – doanh nghiệp hợp pháp khác nhau tại Việt Nam được chính phủ công nhận. Do đó, người đăng ký thành lập doanh nghiệp cần nắm rõ đặc điểm nổi bật của từng loại hình công ty – doanh nghiệp, từ đó lựa chọn để phù hợp với tầm nhìn phát triển của công ty.
Có 4 loại hình doanh nghiệp tương đối phổ biến tại Việt Nam
Công ty trách nhiệm hữu hạn (gồm công ty TNHH một thành viên, và công ty TNHH 2 thành viên trở lên)
Công ty/doanh nghiệp tư nhân
Công ty cổ phần
Công ty hợp danh
Đặt tên doanh nghiệp & địa chị trụ sở giao dịch
Sau khi đã lựa chọn loại hình doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp sẽ tiến hành lựa chọn đặt tên công ty/doanh nghiệp và địa chỉ đặt trụ sở giao dịch. Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên công ty khác đã được đăng ký (trừ những tên của doanh nghiệp đã giải thể hoặc toà án tuyên bố phá sản theo quy định của luật doanh nghiệp)
Đăng ký vốn điều lệ
Vốn điều lệ công ty theo luật doanh nghiệp mới nhất quy định là tổng số vốn do các thành viên hoặc cổ đông góp hoặc cam kết sẽ góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty
Lựa chọn chức danh người đại diện công ty
Giám đốc hoặc tổng giám đốc, là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp mới nhất. Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật.
Lựa chọn ngành nghề kinh doanh
Về nguyên tắc, pháp luật cho phép doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm (theo điều 7 của luật doanh nghiệp), thủ tục thành lập công ty.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh theo một trong các phương thức sau đây:
Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
Qua dịch vụ bưu chính;
Qua mạng thông tin điện tử.
Hồ sơ công ty mà cần phải chuẩn bị bao gồm:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
Dự thảo điều lệ công ty
Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập
Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật;
Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật
Văn bản xác nhận vốn pháp định
Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và CMND của người có chứng chỉ hành nghề đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp;
Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Tại sao cần sử dụng một công ty luật uy tín để hỗ trợ thủ tục thành lập công ty?
Hiện nay, chỉ cần 1 nhấp chuột doanh nghiệp có thể thấy vô vàn các lời chào mời quảng cáo hấp dẫn, với chi phí vô cùng rẻ để tiến hành thành lập công ty? Nhưng doanh nghiệp vẫn cố gắng đi tìm một công ty luật uy tín để hỗ trợ thành lập công ty cho mình là vì:
Công ty luật có uy tín sẽ tư vấn cho doanh nghiệp tất cả các vấn đề phát sinh khi thành lập và hoạt động doanh nghiệp mà không chỉ thuần túy là hỗ trợ xin Giấy phép kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thành lập công ty
Công ty luật uy tín, với các luật sư có kinh nghiệm và chuyên môn, cùng đội ngũ tư vấn kế toán có chứng chỉ hành nghề, hỗ trợ nhiều doanh nghiệp sẽ lưu ý được cho doanh nghiệp các công việc cần phải thực hiện sau khi thành lập công ty, cũng như trong quá trình hoạt động để doanh nghiệp không gặp phải các rắc rối, thậm chí bị xử lý vi phạm do không thực hiện các nghĩa vụ theo quy định, xấu hơn nữa nhiều trường hợp doanh nghiệp còn bị cơ quan quản lý kinh doanh, có quan thuế treo mã số doanh nghiệp do không thực hiện các nghĩa vụ mà đôi khi là doanh nghiệp không nắm được quy định.
Khi doanh nghiệp lựa chọn được công ty luật uy tín, chuyên trách về tư vấn doanh nghiệp và các dịch vụ pháp lý liên quan thì các chi phí luôn rất rõ ràng và được cụ thể thông qua hợp đồng dịch vụ pháp lý do đó không phát sinh các chi phí khác (đôi khi là cố tình tách nhỏ, chia nhỏ) để câu kéo khách hàng, ví dụ quảng cáo thành lập công ty trọn gói là 500.000 đòng nhưng chưa bao gồm tiền lệ phí, tiền khắc con dấu, tiền công bố, tiền abc…. Tính ra, chắc chắn doanh nghiệp phải trả cao gấp nhiều lần so với chi phí thông qua một công ty luật uy tín mà chi phí rõ ràng ngay từ ban đầu.
Khi sử dụng dịch vụ của một công ty luật uy tín khách hàng còn được hỗ trợ nhiều lĩnh vực khác liên quan đến hoạt động doanh nghiệp và liên quan khác miễn phí, dự liệu được các tình huống pháp lý có thể xảy ra, đảm bảo được quyền lợi tối đa của doanh nghiệp.
Khi thành lập công ty qua công ty luật uy tín doanh nghiệp nhận được dịch vụ một cách chuyên nghiệp, theo đúng hợp đồng tư vấn đã được cam kết, chi phí dịch vụ phải trả rất hợp lý thậm chí còn rẻ hơn nhiều so với các đơn vị tư vấn nhưng không có chức năng luật sư thường “treo đầu dê bán thịt chó”. Tưởng rẻ mà đôi khi đắt gấp nhiều lần.
Thương nhân có nhu cầu thành lập công ty, đừng ngần ngại liên hệ với Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn toàn diện, hỗ trợ thủ tục thành lập công ty.
Tài liệu cần chuẩn bị để thành lập công ty
Những câu hỏi mà luật sư tư vấn thường xuyên nhận được từ Quý khách hàng là khi thành lập công ty thì cần chuẩn bị những tài liệu, thông tin gì? Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh, để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần chuẩn bị những thông tin tài liệu sau đây:
Bản sao công chứng chứng minh thư nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của các thành viên, cổ đông sáng lập công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty (đối với người đại diện được thuê không đồng thời là cổ đông, thành viên công ty).
Các thông tin liên quan đến tên công ty, địa chỉ, vốn, ngành nghề kinh doanh,… để Luật Việt An tư vấn cụ thể và soạn thảo hồ sơ, đại diện cho quý khách hàng thực hiện mọi thủ tục thành lập công ty.
Các giấy tờ quan trọng nhất là bản sao giấy chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/căn cước công dân của danh sách thành viên công ty, cổ đông sáng lập và người đại diện công ty. Các giấy tờ liên quan đến trụ sở công ty như hợp đồng thuê nhà, mượn nhà, quyền sở hữu nhà đất của chủ doanh nghiệp hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương với quyền sử dụng đất, toà nhà, văn phòng cho thuê.
Trên cở các thông tin khách hàng cung cấp nêu trên, Luật Việt An sẽ tư vấn chi tiết và hỗ trợ trọn gói các thủ tục thành lập công ty, hướng dẫn doanh nghiệp các thủ tục sau thành lập cũng như hoàn thiện các điều kiện để thực hiện hoạt động kinh doanh theo quy định.
Một số tư vấn, lưu ý quan trọng khi thành lập công ty
Khi thành lập doanh nghiệp cần lưu ý những gì? Những lưu ý sẽ giúp doanh nghiệp không gặp phải những khó khăn trong pháp lý trong quá trình kinh doanh. Đó là tiền đề tốt để phát triển doanh nghiệp/công ty uy tín, bền vững, lớn mạnh sau này.
Lưu ý về trụ sở công ty: Theo quy định tại Điều 42, Luật Doanh nghiệp 2020:
Trụ sở công ty không được ở nhà tập thể, nhà chung cư.
Để bảo đảm hoạt động kinh doanh khi thuê nhà, mượn nhà làm trụ sở công ty Quý khách hàng nên ký kết hợp đồng thuê nhà, mượn nhà và yêu cầu chủ nhà cung cấp cho 02 bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ tương đương.
Trụ sở công ty phải liên hệ được, có người nhận thư báo, tránh trường hợp cơ quan thuế, cơ quan đăng ký doanh nghiệp gửi thư phát không có người nhận sẽ bị liệt vào công ty không kinh doanh tại trụ sở và bị đóng mã số thuế, khóa mã số doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nên cố định trụ sở theo quận huyện vì khi thay đổi trụ sở khác quận, huyện đang đăng ký phải thực hiện thủ tục chốt thuế chuyển quận trước khi thay đổi đăng ký doanh nghiệp.
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Theo ghi nhận của Luật Doanh nghiệp hiện hành (Luật Doanh nghiệp 2020), Quý khách hàng có thể lựa chọn các loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh. Tuy nhiên, căn cứ vào thực tế thì nếu Quý khách hàng kinh doanh các ngành nghề thông thường nên lựa chọn 3 loại hình doanh nghiệp phổ biến là Công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, cách thành lập công ty.
Trên thực tế sự khác biệt lớn nhất của công ty cổ phần so với công ty TNHH là ở chỗ công ty cổ phần có thể huy động vốn linh hoạt và tham gia thị trường chứng khoán. Theo đó, số lượng cổ đông của công ty cổ phần tối thiểu có 03 người và không hạn chế tối đa, dễ dàng chuyển nhượng sau khi không còn là cổ đông sáng lập. Còn ưu việt lớn nhất của công ty TNHH là sự tham gia của các thành viên vào công ty là rất chặt chẽ, số lượng người tham gia hạn chế từ 01 đến 50 người.
Ngoài ra, chỉ khi công ty có nhu cầu tham gia thị trường chứng khoán sau này mới nên lựa chọn loại hình công ty cổ phần bởi hoạt động của công ty cổ phần, cơ cấu tổ chức và các quy định về vấn đề nội bộ của công ty cổ phần tương đối phức tạp mà doanh nghiệp chỉ sơ suất nhỏ có thể đã vi phạm các quy định của pháp luật liên quan đến các vấn đề pháp lý nội bộ của công ty cổ phần.
Đặt tên công ty: Theo quy định tại Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020:
Trên thực tế tên công ty ngày càng hạn chế do số lượng doanh nghiệp ngày một nhiều. Tuy nhiên, để có thể đặt được tên công ty theo mong muốn rất đơn giản bằng cách thêm các tiền tố hoặc hậu tố vào tên công ty là có thể đăng ký được.
Khi đặt tên công ty cần tránh các tên riêng có thành tố riêng nổi tiếng ví dụ như: Samsung, Nokia, Honda,… hoặc các nhãn hiệu đã đăng ký độc quyền vì có thể doanh nghiệp có nguy cơ bị yêu cầu đổi tên do trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam trước thời điểm doanh nghiệp đăng ký tên công ty bị trùng lặp.
Ngoài ra, đặt tên công ty cũng nên tính đến việc tên riêng công ty có khả năng đăng ký nhãn hiệu, tên miền để nhận diện thương hiệu doanh nghiệp trong tương lai mang tính đồng bộ, chuyên nghiệp.
Trên đây là những quy định của Luật doanh nghiệp 2020 về trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp mới. Nếu bạn còn bất cứ vướng mắc nào về thành lập công ty hoặc bạn cần tư vấn về thành lập doanh nghiệp, vui lòng liên hệ dịch vụ thành lập công ty Luật Trần và Liên Danh.