Hành vi xâm hại trẻ em

hành vi xâm hại trẻ em

Hành vi xâm hại trẻ em dù thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào cũng sẽ bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc. Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương, bị bóc lột và cần được chăm sóc trong xã hội, vì vậy có các quy định mang tính răn đe cao hơn để bảo vệ đối tượng khỏi các hành vi làm ảnh hưởng, xâm hại, xâm phạm về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm.

Đồng thời, tuyên truyền các quy định này để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của trẻ em. Bài viết sau đây sẽ giúp hiểu rõ hơn thế nào gọi là hành vi xâm hại trẻ em, các quy định xử phạt, quyết định của các cơ quan có thẩm quyền? Những năm gần đây, các hành vi xâm hại trẻ em ngày càng diễn ra phổ biến và phức tạp.

Thế nào gọi là hành vi xâm hại trẻ em

Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 Luật trẻ em 2016 thì xâm hại trẻ em được hiểu là: Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác.

Các hành vi xâm hại trẻ em

Có hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.Tước đoạt quyền sống của trẻ em;

Hành vi bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật về lao động; trình diễn hoặc sản xuất sản phẩm khiêu dâm; tổ chức, hỗ trợ hoạt động du lịch nhằm mục đích xâm hại tình dục trẻ em; cho, nhận hoặc cung cấp trẻ em để hoạt động mại dâm và các hành vi khác sử dụng trẻ em để trục lợi.

Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.

Hành vi của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.

Cụ thể hoá thành một số hành vi như sau:

Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em

Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em

Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn

Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.

Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình.

Công bố, Tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.

Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc Điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em….

Quy định của pháp luật về xử lý hành vi xâm hại trẻ em

 Chế tài xử lý đối với những hành vi xâm hại trẻ em sẽ tùy theo mức độ, tính chất  của hành vi và hậu quả mà hành vi đó gây ra, có thể bị :

Xử phạt hành chính

Hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (VD: Người phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể phải chịu mức án cao nhất là chung thân hoặc tử hình theo bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017)

Đối với xử phạt hành chính

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP, người thực hiện một trong các hành vi sau đây sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng:

+ Xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em;

+ Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;

+ Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;

+ Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác, tinh thần;

+ Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương tinh thần.

Bên cạnh việc bị phạt tiền, người thực hiện hành vi còn phải chịu thêm về chi phí khám, chữa bệnh cho trẻ em.

hành vi xâm hại trẻ em

hành vi xâm hại trẻ em

Trẻ em cũng như các cá nhân được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự trong các tội danh trong chương XIV bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Trong đó, các tội phạm thực hiện hành vi xâm hại tình dục trẻ em bị trừng trị trong những điều luật riêng như:

Điều 142 – Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi;

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

+ Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;

+ Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi…

Điều 144 – Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;

Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm….

Điều 145 – Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi;

Điều 146 – Tội dâm ô với người dưới 16 tuổi;

Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm…

Điều 147 – Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm.

Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Các điều luật trên nhằm cụ thể hóa độ tuổi của bị hại, giúp tăng cường sự bảo vệ cho đối tượng là trẻ em trước các hành vi xâm hại tình dục đang là vấn nạn (tệ nạn xã hội) lớn hiện nay.

Người chưa thành niên xâm hại người khác thì pháp luật sẽ xử lý như thế nào

Theo quy định pháp luật thì việc xử lý đối với những người chưa thành niên dựa trên những nguyên tắc sau:

Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

Người chưa thành niên, dưới 18 tuổi phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.

Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Toà án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Khoản 1 Điều 46 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Không áp dụng xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội. Khi xử phạt tù có thời hạn, Toà án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng.

Nguyên nhân dẫn tới hành vi xâm hại trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hành vi này, song có thể kể đến một số nguyên nhân như:

Do các bậc phụ huynh, người chăm sóc trẻ thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý trẻ em, thiếu nhận thức về nguy cơ, thiếu sự quan tâm, chia sẻ vấn đề giới tính với trẻ em. Từ đó, dẫn tới việc các em thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, về kiến thức, kỹ năng phòng tránh việc bị xâm hại.

Do nhận thức pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế; khả năng nhận thức, phòng vệ và tự vệ của nạn nhân còn non nớt; công tác phát hiện, tố giác tội phạm hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, có cả thái độ bất hợp tác từ phía nạn nhân và gia đình nạn nhân; một số hình thức xử phạt còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe tội phạm gây nên tình trạng này.

Do sự phân hóa giàu nghèo cùng những chênh lệch về điều kiện sống, những rạn vỡ trong gia đình và sự sói mòn những giá trị truyền thống đã dẫn tới con số trẻ em bị bỏ rơi, bị lạm dụng và bóc lột ngày càng tăng.

Do công tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội chưa sát sao với các địa bàn, đối tượng; số người thực hiện được nghiệp vụ truyền thông, tư vấn còn hạn chế dẫn đến nhận thức, trách nhiệm, năng lực bảo vệ chăm sóc trẻ em của các cấp chính quyền, đặc biệt kỹ năng về bảo vệ trẻ em, thực hành quyền trẻ em của cha mẹ, người chăm sóc trẻ còn thiếu hụt.

Luật sư Hình sự Luật Trần và Liên Danh bảo vệ quyền lợi ích cho trẻ em bị xâm hại

Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho trẻ em bị xâm hại, thân chủ tại tòa án các cấp;

Bảo vệ tối ưu lợi ích, quyền lợi hợp pháp của thân chủ;

Bảo mật thông tin tuyệt đối, không tiết lộ cho bên thứ 3 nếu không được sự đồng ý của thân chủ;

Hướng dẫn và tư vấn trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền;

Hỗi trợ thu thập chứng cứ, tài liệu chứng minh hành vi vi phạm;

Kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng liên quan khi ban hành những quyết định không đúng thủ tục, trình tự… Ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng;

Soạn thảo đơn từ và các giấy tờ liên quan khác.

Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin và nội dung tư vấn pháp luật của công ty luật uy tín Luật Trần và Liên Danh liên quan đến hành vi xâm hại trẻ em. Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, chu đáo và miễn phí!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139