Tái phạm nguy hiểm

Tái phạm nguy hiểm

Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. Vậy tái phạm nguy hiểm là gì?

Tái phạm là gì? Tái phạm nguy hiểm là gì?

Căn cứ vào điểm a khoản 2 điều 53 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định :

Điều 53. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm

Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.

Như vậy, Tái phạm nguy hiểm là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Bộ luật Hình sự, người tái phạm, tái phạm nguy hiểm không chỉ thực hiện hành vi phạm tội mà còn đã từng bị kết án và chưa được xóa án tích trước đó. Do đó, hành vi của anh bạn là hành vi tái phạm nguy hiểm.

Phân biệt giữa tái phạm và tái phạm nguy hiểm

 

Tái phạm

Tái phạm nguy hiểm

Định nghĩa

Là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.

 

 

Dấu hiệu xác định

– Một là, người đó đã bị kết án. Người đã bị kết án là người có bản án kết tội của Toà án mà không phụ thuộc vào việc bản án đó có hiệu lực PL hay chưa. Vì vậy, ngay từ khi tuyên án kết tội thứ nhất đối với một người mà người đó lại phạm tội mới theo quy định tại khoản 1 điều 53 thì được coi là tái phạm (quy định này không áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội).

– Hai là, người bị kết án chưa được xoá án tích. Điều này có nghĩa là điều kiện bắt buộc là việc kết án đó phải phát sinh án tích và án tích chưa được xoá, mà người đó lại phạm tội mới thì mới xem là tái phạm.

– Ba là, phạm tội mới do cố ý hoặc tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. Để xác định tái phạm, luật hình sự quy định tội phạm mới được thực hiện phải thuộc một số trường hợp phạm tội nhất định như phạm tội mới do cố ý, hoặc tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do vô ý, thể hiện nhân thân của người phạm tội không chịu tiếp thu các biện pháp cải tạo giáo dục của pháp luật.

 

Việc xác định một người “tái phạm nguy hiểm” trong trường hợp này phải đảm bảo các dấu hiệu sau:

Một là, người phạm tội đã tái phạm. Có nghĩa rằng, trước lần bị đưa xét xử này, người phạm tội đã 02 lần bị kết án về tội phạm độc lập do Bộ luật Hình sự quy định. Đồng thời, trong lần bị kết án thứ hai trước đó, người phạm tội đã bị áp dụng tình tiết tái phạm.

Dấu hiệu tái phạm phải được xác định bằng quyết định hoặc bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi bản án đó chưa được xóa án tích, mà người này lại phạm tội mới thì mới coi là tái phạm nguy hiểm.

Mặc dù khoản 1 Điều 53 BLHS năm 2015 quy định về tình tiết tái phạm không nêu dấu hiệu phải được Tòa án xác định bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng, việc xác định tình tiết tái phạm không thể tiến hành một cách độc lập mà chúng phải gắn liền với việc xem xét trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Trong khi đó, theo BLHS, BLTTHS, việc tuyên một người có tội thuộc thẩm quyền của Tòa án, quyết định hình phạt cũng chỉ do Tòa án.

Đồng thời, khoản 1 Điều 53 BLHS năm 2015 chỉ nêu lên dấu hiệu để xác định tái phạm chứ không quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền xác định người phạm tội tái phạm. Cho nên, khi kết án người phạm tội ở lần thứ hai mà Tòa án không xác định người phạm tội tái phạm thì về nguyên tắc khi xét xử tội mới, Tòa án không được áp dụng tái phạm nguy hiểm trong trường hợp này.

Thứ hai, người bị kết án và bản án đã kết án đối với họ chưa được xóa án tích. Dấu hiệu này được xác định như trường hợp tái phạm và trường hợp thứ nhất của tái phạm nguy hiểm.

Thứ ba, người phạm tội lại phạm tội do cố ý. Theo đó, tội mới là bất kỳ tội phạm cụ thể nào, có thể là tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Dấu hiệu này chỉ đòi hỏi tội đó là tội do cố ý, không bao hàm tội phạm do vô ý. Đồng thời, tội này do người phạm tội thực hiện sau và được xử sau và lần phạm tội mới này đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm độc lập do BLHS quy định.

 

Căn cứ

Khoản 1 điều 53 BLHS sửa đổi, bổ sung 2017

Khoản 2 điều 53 BLHS sửa đổi, bổ sung 2017

Căn cứ để xem xét người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm hay không ?

– Trước khi thực hiện hành vi phạm tội người đó đã bị kết án hay chưa.

Theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 người thực hiện hành vi phạm tội đã bị kết án trước đó về bất kể tội nào không phụ thuộc vào loại tội hay dấu hiệu lỗi. Tội mà người đó đã bị kết án trước đó có thể là tội rất nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng; lỗi của người phạm tội ở đây có thể là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý.

Tái phạm nguy hiểm
tái phạm nguy hiểm

– Người phạm tội đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích.

Người được xóa án tích sẽ được coi như người chưa bị kết án. Việc xóa án tích đối với người phạm tội được thực hiện theo chương X của Bộ luật hình sự 2015, theo đó việc xóa án tích được xem xét dựa trên việc họ đã chấp hành xong nội dung bản án liên quan tới họ hay chưa bao gồm: hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác như án phí, bồi thường thiệt hại… Trường hợp người nào phạm tội mà chưa được xóa án tích về tội cũ nay lại vi phạm tội mới là căn cứ để xem xét đây có phải là hành vi tái phạm hay không.

– Người thực hiện hành vi phạm tội mới do lỗi cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do lỗi vô ý.

Trường hợp người phạm tội thực hiện tội mới là tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng thì được xác định là hành vi tái phạm khi tội mới này người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý, còn nếu thực hiện với lỗi vô ý thì hành vi phạm tội này không coi là tái phạm. Trường hợp tội mới mà người phạm tội thực hiện là tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng thì không phân biệt người phạm tội mới do lỗi cố ý hay vô ý, người thực hiện hành vi phạm tội này đều được xác định là hành vi tái phạm.

Như vậy, khi có đầy đủ các căn cứ trên thì người phạm tội mới sẽ được xác định là hành vi tái phạm. Ngoài ra khi xác định hành vi tái phạm cần chú ý những điểm sau:

– Việc tái phạm chỉ được đặt ra khi hành vi phạm tội mới của họ đáp ứng các dấu hiệu cấu thành tội phạm độc lập, nếu không đáp ứng đủ cấu thành tội phạm của tội mới thì hành vi của người này không bị coi là phạm tội nên khi đó không đặt ra hành vi tái phạm

– Tình tiết tái phạm được quy định trong Bộ luật hình sự vừa là tình tiết định tội vừa là tình tiết định khung hình phạt và vừa là tình tiết tăng nặng. Khi đó nếu tình tiết tái phạm đã là yếu tố định tội hoặc khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Căn cứ để xác định hành vi tái phạm nguy hiểm

– Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý.

Người nào đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng trước đó mà do lỗi cố ý nhưng chưa được xóa án tích nay lại phạm tội mới cũng là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng với lỗi cố ý thì hành vi phạm tội mới của người này được coi là tái phạm nguy hiểm.

– Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.

Theo đó người nào đã bị kết án 2 lần về tội phạm độc lập do Bộ luật hình sự quy định, trong lần kết án thứ 2 trước đó người này đã bị áp dụng tình tiết tái phạm mà hành vi phạm tội này chưa được xóa án tích nay lại phạm tội mới do lỗi cố ý khi đó không phân biệt tội mới mà người này thực hiện là loại tội nào, hành vi phạm tội mới của họ sẽ được xác định là tái phạm nguy hiểm.

Quy định về “tái phạm và tái phạm nguy hiểm” trong Bộ luật hình sự

Đối với trường hợp được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 53 BLHS 2015, việc xác định một người là “tái phạm nguy hiểm” phải thỏa mãn các dấu hiệu sau:

– Một là, trước khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội đó đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý. Việc xác định dấu hiệu người phạm tội “đã bị kết án” cũng được xác định như trường hợp tái phạm. Tuy nhiên, tội phạm trước mà người phạm tội bị kết án chỉ giới hạn ở tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý.

– Hai là, người bị kết án và bản án đã kết án đối với họ chưa được xóa án tích. Dấu hiệu này được xác định như trường hợp tái phạm.

– Ba là, người phạm tội lại phạm tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý. Tội phạm này được thực hiện sau và được xét xử sau. Đồng thời, lần phạm tội này đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm độc lập do BLHS quy định.

Đối với trường hợp được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 53 BLHS 2015, cũng phải thỏa mãn các dấu hiệu sau:

– Một là, người phạm tội đã tái phạm. Có nghĩa rằng, trước lần bị đưa ra xét xử này, người phạm tội đã 02 lần bị kết án về tội phạm độc lập do BLHS quy định. Đồng thời, trong lần bị kết án thứ hai trước đó, người phạm tội đã bị áp dụng tình tiết “tái phạm”.

Trong thực tiễn, cũng có ý kiến khác nhau về căn cứ áp dụng để xác định dấu hiệu “đã tái phạm”, đó là, dựa vào quy định của BLHS hay căn cứ vào bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án đã xét xử . Cụ thể:

Quan điểm thứ nhất cho rằng, dấu hiệu tái phạm phải được xác định bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi bản án đó chưa được xóa án tích, mà người này lại phạm tội mới thì mới bị coi là trường hợp “tái phạm nguy hiểm”.

Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về tái phạm nguy hiểm. Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139