Cờ việt nam

co viet nam

Cờ việt nam – Quốc kỳ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang màu đỏ sao vàng. Màu đỏ trên quốc kỳ Việt Nam là sự tượng trưng cho cách mạng và thắng lợi, ngôi sao vàng năm cánh tượng chưng cho sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, năm góc của ngôi sao là sự tượng trưng cho năm giai cấp tham gia cách mạng: công, nông, thương, binh cùng đoàn kết kháng chiến.

Nguồn gốc lá cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của tổ quốc?

Ngày Quốc khánh mùng 02 tháng 09 đang đến gần, trên khắp các nẻo đường lớn nhỏ trong cả nước, nhà nhà cắm cờ,người người treo cở để hưởng ứng cho ngày lễ thiêng liêng của đất nước. Hình ảnh những lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện ngợp đường thể hiện niềm tự ngào của từng người dân đối với quốc kỳ của tổ quốc mình. Vậy nguồn gốc lá cờ đỏ sao vàng từ đâu mà có?

Lá cờ đầu tiên của Việt Nam được cho là do vua Gia Long triều Nguyễn thiết kế. Nó có màu vàng và có vòng tròn màu đỏ ở trung tâm. Trong tương lai, lá cờ đó đã thay đổi nhiều lần, mặc dù màu sắc chính của lá cờ luôn là màu đỏ và vàng. Ngoại lệ duy nhất là lá cờ của chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam từ năm 1969-1976. Sau đó, màu xanh được thêm vào màu vàng và đỏ. 

Quốc kì hiện tại là quốc kì của Việt Nam từ năm 1955 và được thay thế bằng một biến thể có ngôi sao tròn hơn. Năm 1976, Bắc và Nam Việt Nam thống nhất, lá cờ của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trở thành biểu tượng nhà nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Lá cờ đỏ sao vàng Việt Nam đã tồn tại trong nhiều thập kỉ qua, cờ đỏ sao vàng luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước. Tháng 7 năm 1940, tại hội nghị Xứ ủy Nam kỳ, do đồng chí Tạ Uyên- Bí thư Xứ ủy – chủ trì được tổ chức tại nhà bà Lê Thị Lợi (Năm Dẹm) ở xã Tân Hương, huyện Châu Thành tỉnh Mỹ Tho ( nay là tỉnh Tiền Giang) nhằm đề ra chủ trương phát động cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Nam Kỳ, giành chính quyền về tay nhân dân. Tại hội nghị này, có một ý kiến được nêu ra là, cuộc khởi nghĩa cần phải có một lá cờ để tập hợp, hiệu triệu quần chúng xông lên chiến đấu một mất một còn với thực dân xâm lược. trong hội nghị này đồng chí Trần Phú – Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) – Khi đề cập đến triển vọng cách mạng nước ta, có nói là, sau khi giành được độc lập sẽ thành lập nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa và Quốc kỳ sẽ là lá cờ đỏ sao vàng năm cánh ở chính giữa với ý nghĩa là màu đỏ của nền cờ là biểu tượng cho tính triệt để chiến đấu của cách mạng, ngôi sao vàng năm cánh tượng trưng cho khối đại đoàn kết dân tộc gồm sĩ, nông, công, thương, binh. Sau khi thảo luận, Hội nghị Xứ ủy đã quyết định lấy lá cờ đỏ sao vàng năm cánh làm cờ của cuộc khởi nghĩa. Sau đó, Xứ ủy đã phân công cho đồng chí Nguyễn Hữu Tiến sáng tác mẫu cờ và những lá cờ đỏ sao vàng được may bí mật tại hiệu may Ba Lễ – một cơ sở Cách mạng ở Sài Gòn miền nam lúc bấy giờ. Và đây cũng chính là người có công vẽ ra lá CỜ ĐỎ SAO VÀNG đầu tiên tại Việt Nam. 

Như vậy, lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ chống lại thực dân Pháp ngày 23 tháng 11 năm 1940. Tháng 5 năm 1941, tại Khui Nậm, Cao Bằng, Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã chủ trì Hội nghị Trung ương VIII quyết định thành lập tổ chức Việt Nam đọc lập đồng minh – Đoạn mở đầu chương trình Việt Minh ghi rõ: “Sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp, Nhật, sẽ lập lên chính phủ nhân dân của nước VIệt Nam dân chủ cộng hòa, lấy cờ đỏ sao vàng năm cánh làm Quốc Kỳ”. Và đây cũng chính là văn bản đầu tiên, chính thức quy định Quốc kỳ của nước Việt Nam là cờ đỏ sao vàng. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Quốc hội khóa đầu tiên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 đã ghi vào Hiến pháp:” Quốc kỳ Việt Nam dân chủ Cộng hòa hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2 phần 3 chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh”.

co viet nam
cờ việt nam

Có thể thấy rằng, lá cờ đỏ sao vàng luôn đi liền với mỗi chiến công của dân tộc Việt Nam qua từng thời kỳ, chứng kiến từng mốc son lịch sử. Chiều ngày 7-5-1954, trên nóc hầm của tướng Đờ Caxtơri, lá cờ đó đã tung bay kiêu hãnh, báo hiệu chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi đất nước. Trưa ngày 30-4-1975, lá cờ đó lại phấp phới tung bay trên nóc Phủ tổng thống Ngụy, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, lật đổ hoàn toàn chế độ tay sai đế quốc Mỹ ở Sài Gòn, giải phóng Miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng CỘng sản Việt Nam quang vinh, lá cờ đỏ sao vàng đã tung bay hàng chục năm qua và sẽ mãi mãi phấp phới, vẫy gọi nhân dân ta tiến lên trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Lá cờ đỏ sao vàng – Quốc kỳ của nước CỘng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam – Ngọn cờ đại nghĩa của dân tộc sẽ trường tồn với non sông gấm vóc Việt Nam. Sau ngày 30-4 năm 1975, miền Nam Việt Nam được hoàn toàn giải phóng, non sông Việt Nam đã liền một dải. Từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7 năm 1976, Quốc hội VIệt Nam thống nhất họp tại thủ đô Hà Nội, đã thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng, trong đó công nhận lá cờ đỏ sao vàng là Quốc Kỳ nước Cộng hòa Xã hội Việt Nam.

Ý nghĩa của lá cờ Việt Nam

Ý nghĩa lá cờ Việt Nam thể hiện ở chỗ:  nền đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu vàng là màu truyền thống tượng trưng cho dân tộc Việt Nam, và năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh cùng đoàn kết. Tuy nhiên, cũng có ý kiến khác cho rằng màu đỏ nền cờ tượng trưng dòng máu đỏ, màu vàng ngôi sao tượng trưng da vàng, và năm cánh tượng trưng cho sự đoàn kết các tầng lớp bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

Hình ảnh lá cờ Việt Nam hiện nay vô cùng đặc trưng, lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam chưa từng có bất cứ quốc kỳ nào như vậy, điểm qua một số quốc kỳ trong thời kỳ lịch sử:

– Hiệu kỳ: Tại Việt Nam trước đây các nhà cầm quyền đã có các hiệu kỳ thường mang màu phù hợp với “mạng”: người mạng kim thì cờ màu trắng, người mạng mộc mang màu xanh, mạng thủy thì màu đen, người mạng hỏa treo cờ màu đỏ, người mạng thổ dùng cờ màu vàng. Màu cờ của các triều đại thì được chọn theo thuyết của học phái Âm Dương Gia nhằm giúp triều đại hợp với một hành đang hưng vượng. Ngoài cờ của triều đại, các nhà vua đều có thể có lá cờ riêng, chỉ để biểu tượng cho hoàng gia.

– Cờ thời pháp thuộc: Trong thời kỳ Pháp thuộc, chính quyền bảo hộ Pháp trên toàn Liên bang Đông Dương sử dụng lá cờ có nền vàng và ở góc trái trên cao là hình quốc kỳ Pháp, từ năm 1923 đến khi bị Nhật lật đổ vào 9 tháng 3 năm 1945.

Tại từng vùng thuộc địa trên lãnh thổ Việt Nam, Nam kỳ dùng quốc kỳ Pháp (còn gọi là cờ tam sắc hay tam tài), Bắc kỳ và Trung kỳ dùng cờ biểu tượng cho vua nhà Nguyễn, nhưng cờ này chỉ được treo nơi nào có nhà vua ngự. Cụ thể nó được treo ở kỳ đài ở quảng trường Phu Văn Lâu, cột cờ đàn Nam Giao ở ngoại ô kinh thành Huế, hay cột cờ Hành Cung ở các địa phương.

Cờ An Nam và những vùng có ảnh hưởng của vua nhà Nguyễn được miêu tả theo từng giai đoạn: Lá cờ long tinh trong giai đoạn cuối của thời Pháp thuộc lần đầu được ấn định làm quốc kỳ nước Đại Nam khi Nhật Bản dần thay chân Pháp ở Việt Nam. Dưới áp lực của quân Nhật, Pháp cố duy trì ảnh hưởng của họ bằng cách đàn áp các phong trào chống đối và nâng cao uy tín của các nhà vua Đông Dương. Hoàng đế Bảo Đại nhân cơ hội này đã đưa ra một số cải cách, trong đó có ấn định quốc kỳ của nước Đại Nam là cờ long tinh; được Toàn quyền Đông Dương Jean Decoux chấp thuận. Cờ long tinh được dùng trên lãnh thổ Đại Nam (Bắc kỳ và Trung kỳ). Nam kỳ vẫn dùng cờ tam sắc của Pháp.

–  Cờ Quẻ Ly: Sau khi Đế quốc Nhật đảo chính thực dân Pháp, hoàng đế Bảo Đại tuyên bố độc lập trên danh nghĩa, dưới sự bảo hộ của Nhật. Ngày 11 tháng 3 năm 1945, ông tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Quý Mùi 1883 và Hòa ước Giáp Thân 1884. Chính phủ mới được thành lập ngày 17 tháng 4 năm 1945, đứng đầu là học giả Trần Trọng Kim. Quốc hiệu được đổi thành Đế quốc Việt Nam và, ngày 8 tháng 5 năm 1945, quốc kỳ được chọn gọi là cờ quẻ Ly. Cờ này cũng nền vàng, ở chính giữa có một quẻ Ly màu đỏ. Quẻ Ly là một trong 8 quẻ của bát quái và gồm một vạch liền, một vạch đứt và một vạch liền; bề rộng của các vạch này chỉ bằng một phần bề rộng chung của lá cờ.

Cờ quẻ Ly về danh nghĩa là cờ của cả nước Việt Nam, nhưng trong thực tế Nhật vẫn cai trị Nam kỳ. Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, Nam kỳ mới được trao trả ngày Quốc kỳ Việt Nam 5/9 14 tháng 8 năm 1945, nhưng 10 ngày sau đó Hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Nam Kỳ, trên thực tế, chưa bao giờ dùng cờ quẻ Ly. Trong thời kỳ này, Long Tinh Kỳ trở thành lá cờ của hoàng đế, chỉ treo ở Hoàng thành Huế hoặc mang theo những nơi vua tuần du, gọi là Long Tinh Đế Kỳ. Long Tinh Đế Kỳ có sửa đổi nhỏ so với Long Tinh Kỳ trước đó: nền vàng đậm hơn và sọc đỏ thu hẹp lại bằng 1/3 chiều cao lá cờ, để tương xứng với cờ Quẻ Ly.

– Cờ giải phóng: Thực chất đây chỉ là lá cờ đỏ sao vàng có thêm nền xanh dương. Nửa phần đỏ ở trên tượng trưng cho miền Bắc đã độc lập, nửa phần xanh ở dưới tượng trưng cho miền Nam chưa độc lập và đang bị quân đội Mỹ xâm lược và chiếm đóng. Lá cờ này được dùng làm quốc kỳ cho Chánh phủ lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam từ khi thành lập năm 1969 để đối trọng với chính phủ Việt Nam Cộng hòa.

Trên đây là bài viết tham khảo của Công ty Luật Trần và Liên Danh về ý nghĩa của lá cờ việt nam của dân tộc việt Nam. Nếu quý khách có bất kì vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này vui lòng liên hệ đến bộ phận tư vấn pháp luật miễn phí của công ty Luật Trần và Liên Danh qua số tổng đài. Xin cảm ơn.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139