Sơ đồ bộ máy nhà nước

so do bo may nha nuoc

Bộ máy Nhà nước Việt Nam là một hệ thống các cơ quan thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Vậy bộ máy Nhà nước bao gồm những cơ quan nào? Cùng theo dõi sơ đồ bộ máy nhà nước bên dưới để có câu trả lời chính xác nhất nhé!

Bộ máy Nhà nước là gì?

Bộ máy Nhà nước Việt Nam một hệ thống các cơ quan hoạt động thống nhất, động bộ theo những nguyên tắc chung từ trung ương đến địa phương. Bộ máy thống nhất này có chức năng thực hiện các hoạt động của Nhà nước dựa trên lợi ích của giai cấp trị, cụ thể ở đây là giai cấp vô sản.

Hệ thống của bộ máy Nhà nước được phân chia tứ cấp trung ương đến cấp địa phương. Mỗi cơ quan trong hệ thống có vị trí, chức năng và thẩm quyền riêng. Tuy nhiên, các cơ quan vẫn hoạt động theo mối quan hệ phân cấp và phối hợp với nhau.

Hình thức tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước luôn phải tuân thủ theo các nguyên tắc chung và thống nhất. Hệ thống các nguyên tắc và hệ thống pháp luật là bộ phận cơ bản để cấu thành lên bộ máy Nhà Nước. Chính vì vậy, bộ máy Nhà nước của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ đều có điểm khác biệt.

Vai trò của bộ máy Nhà nước là công cụ để thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước là bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị
Bộ máy nhà nước Việt Nam gồm những cơ quan nào?

Bộ máy Nhà nước Việt Nam được cấu thành từ 3 loại cơ quan chính bao gồm: lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Cơ quan lập pháp

Cơ quan lập pháp duy nhất trong bộ máy Nhà nước của Việt Nam là Quốc hội. Quốc hội thực hiện quyền lập pháp, lập hiến và quyết định vấn đề quan trọng. Đây cũng là cơ quan có quyền giám sát tối cao tất cả hoạt động của Nhà nước.

Cơ quan hành pháp

Cơ quan hành pháp bao gồm tất cả cơ quan hành chính Nhà nước. Đứng đầu của cơ quan hành pháp là Chính phủ, tiếp theo là đến:

Các bộ, cơ quan ngang Bộ.

Cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã, các sở, phòng, ban…

Cơ quan tư pháp

Cơ quan tư pháp có bao gồm 2 cơ quan chính là cơ quan xét xử là kiểm soát. Cơ quan xét xử có: Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự… Cơ quan kiểm soát bao gồm: Viện kiểm soát nhân dân, Viện kiểm soát quân sự…

Sơ đồ bộ máy Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp

Theo Hiến pháp, bộ máy Nhà nước Việt Nam là một hệ thống tổ chức, đứng đầu là Quốc hội, tiếp theo đến Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm soát nhân dân, Hội đồng nhân dân.

Quốc hội

Đây là cơ quan cao nhất đại diện cho nhân dân. Trong bộ máy Nhà nước, Quốc hội có quyền lực cao nhất. Nhiệm vụ của Quốc hội là thiết lập lập hiến, lập pháp và thực hiện, giải quyết, giám sát những vấn đề quan trọng của đất nước. Quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể của Quốc Hội được quy định chi tiết, cụ thể ở Điều 70 của Hiến pháp năm 2013.

Chủ tịch nước

Chủ tịch nước là người đứng đầu, là người đại diện thực hiện các hoạt động đối nội và đối ngoại của đất nước. Chủ tịch nước được Quốc hội bầu ra và phải báo cáo và chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước cũng được quy định cụ thể tại Điều 88 của Hiến pháp 2013.

Chính phủ

Đây là cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước. Chính phủ thực hiện quyền hành pháp và thực hiện báo cáo công tác trước Quốc hội, Chủ tịch nước. Những vị trí trong tổ chức Chính phủ có bao gồm Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các Thủ trưởng tổ chức ngang Bộ. Cơ cấu thành viên của Chính phủ do Quốc hội quyết định.

Là người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng chính phủ chịu trách nhiệm các hoạt động của Chính phủ trước Quốc hội.

Phó Thủ tướng chính phủ là người hỗ trợ của Thủ tướng Chính phủ. Phó Thủ tướng thực hiện và chịu trách nhiệm các công việc được Thủ tướng Chính phủ phân công.

Bộ trưởng và các Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện các nhiệm vụ trong ngành, lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm báo cáo với Thủ tướng. Trong đó, có tổng cộng 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ.

Tòa án Nhân dân

Đây là cơ quan có nhiệm vụ thực hiện quyền tư pháp và bảo vệ công lý, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích Nhà nước, bảo vệ lợi ích của công dân… Hệ thống cơ quan Tòa án nhân dân bao gồm: Tòa án Nhân dân tối cao; Tòa án Nhân dân tỉnh/thành phố; Tòa án Nhân dân huyện/quận.

Viện kiểm sát Nhân dân

Đây là cơ quan thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Nhiệm vụ của Viện Kiểm sát Nhân dân là bảo đảm pháp luật được chấp hành một cách nghiêm chỉnh và thống nhất.

Tương tự như Tòa án Nhân dân, Viện kiểm sát Nhân dân có từ Viện kiểm sát Nhân dân tối cao; Viện kiểm sát Nhân dân cấp tỉnh/thành phố đến Viện kiểm sát Nhân dân cấp huyện/quận.

Hội đồng nhân dân

Hội đồng nhân dân là đại biểu do cử tri ở địa phương bầu ra. Cơ quan này đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Chức năng và quyền hạn của Hội đồng nhân dân được quy định trong Luật Tổ chức Chính quyền địa phương.

so do bo may nha nuoc
sơ đồ bộ máy nhà nước

Nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước 

Nguyên tắc tổ chức và chi phối các hoạt động của bộ máy Nhà nước dựa trên những quan điểm, tư tưởng chủ đạo. Theo đó, các nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước Việt Nam đã được quy định trong Hiến pháp 2013. Những nguyên tắc này sẽ tác động lên toàn bộ hoạt động của hệ thống các cơ quan trong bộ máy Nhà nước:

Hiến pháp thể hiện việc phân công quyền lực giữa các cơ quan

Hiến pháp xác định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan trong các hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp. Trong đó, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của bộ máy Nhà nước. Hiến pháp xác định nội dung “tam quyền” là lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong bộ máy.

Phân tích chức năng nhà nước

Chức năng đối nội của nhà nước

Chức năng đối nội là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội bộ đất nước.

Ví dụ: Đảm bảo trật tự xã hội, trấn áp những phần tử chống đối chế độ, bảo vệ chế độ kinh tế … là những chức năng đối nội của các nhà nước.

(i) Chức năng bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Đây là một trong những chức năng căn bản nhất của nhà nước ta. Muốn tiến hành sự nghiệp đổi mới thuận lợi, Nhà nước ta phải bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên toàn bộ đất nước. Nhà nước phải có đủ sức mạnh và kịp thời đập tan mọi âm mưu chống đối của các thế lực thù địch, đảm bảo điều kiện ổn định cho Nhân dân sản xuất kinh doanh. Muốn vậy, Nhà nước phải quan tâm xây dựng các lực lượng an ninh, các cơ quan bảo vệ pháp luật, đồng thời phải “phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, tính tích cực cách mạng của khối đại đoàn kết toàn dân, phối hợp lực lượng quốc phòng và an ninh trong cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb.ST, H1991, tr.87).

(ii) Chức năng bảo vệ quyền tự do, dân chủ của Nhân dân.

Đây là một trong những chức năng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam quan trọng; bởi vì, việc thực hiện chức năng này thể hiện trực tiếp bản chất của nhà nước kiểu mới, nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Đồng thời, việc thực hiện chức năng này sẽ đảm bảo sức mạnh của Nhà nước trong việc thực hiện tất cả các chức năng khác của Nhà nước, quan hệ đến sự tồn tại, phát triển của bản thân Nhà nước và chế độ. Đảng ta nhấn mạnh “Nhà nước có mối liên hệ thường xuyên và chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân. Có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lộng quyền, vô trách nhiệm, xâm phạm quyền dân chủ của nhân dân”(Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb.ST, H.1991, tr19).

(iii) Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Đây là chức năng, nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa quan trọng, liên quan trực tiếp đến việc thực hiện tất cả các chức năng khác của Nhà nước. Pháp luật là phương tiện quan trọng để Nhà nước tổ chức thực hiện có hiệu quả tất cả các chức năng của mình, do đó, bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là hoạt động thường xuyên, có ý nghĩa quyết định đối với việc nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước. Mục đích của chức năng này là nhằm bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm chỉnh và thống nhất, thực hiện quản lý trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng pháp luật.

(iv) Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế.

Tổ chức và quản lý nền kinh tế đất nước, xét đến cùng là chức năng hàng đầu và là cơ bản nhất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng mọi xã hội dựa trên cơ sở vật chất và kỹ thuật phát triển cao.

Nhà nước ta là người đại diện cho ý chí, quyền lực của Nhân dân lao động, là người chủ sở hữu đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu; là người nắm trong tay các công cụ, phương tiện quản lý (chính sách, kế hoạch, pháp luật, tài chính, ngân hàng…) và quản lý việc sử dụng tài sản quốc gia. Trên cơ sở đó, Nhà nước có đủ điều kiện để tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế trong nước cũng như hợp tác quốc tế.

(v) Chức năng tổ chức và quản lý văn hóa, khoa học, giáo dục.

Xã hội mới mà Nhân dân ta đang xây dựng là xã hội do Nhân dân lao động làm chủ; có nền kinh tế phát triển trên cơ sở một nền khoa học và công nghệ tiên tiến; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi sự áp bức, bóc lột, bất công, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân. Muốn xây dựng xã hội đó, Nhà nước ta phải tổ chức, quản lý sự nghiệp giáo dục đào tạo, văn hóa, phát triển khoa học và công nghệ. Đó là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người, phát huy vai trò then chốt của khoa học và công nghệ. Đó là những động lực trực tiếp của sự phát triển, tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các chức năng khác của Nhà nước vừa nhằm tổ chức quản lý văn hóa, khoa học, giáo dục vừa nhằm thực hiện những nhiệm vụ kinh tế xã hội. Trước mắt, cần chuẩn bị cho đất nước bước vào những giai đoạn phát triển tiếp theo trong tương lai, hòa nhập với sự phát triển của nền văn minh thế giới.

Chức năng đối ngoại của nhà nước

Chức năng đối ngoại thể hiện vai trò của nhà nước trong quan hệ với các nhà nước và dân tộc khác.

Ví dụ: Phòng thủ đất nước, chống xâm lược từ bên ngoài, thiết lập các mối bang giao với các quốc gia khác …

Nhà nước ta thực hiện chức năng đối ngoại nhằm tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, mở rộng hợp tác quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời làm tròn nghĩa vụ quốc tế đối với phong trào cách mạng thế giới. Đảng ta nhấn mạnh: “Mục tiêu của chính sách đối ngoại là tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân loại thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb.ST, H.1991, tr19).

(i) Chức năng bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Tất cả chức năng đối nội của nhà nước chỉ có thể được triển khai thực hiện tốt khi Tổ quốc được bảo vệ vững chắc. Vì vậy, bảo vệ Tổ quốc là chức năng cực kỳ quan trọng nhằm giữ gìn thành quả cách mạng, bảo vệ công cuộc xây dựng hòa bình của nhân dân, tạo điều kiện ổn định triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

(ii) Chức năng củng cố, tăng cường tình hữu nghị và hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa, đồng thời mở rộng quan hệ với các nước khác theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Tư tưởng chỉ đạo thực hiện chức năng này của Nhà nước ta là, trên cơ sở kiên trì đường lối độc lập tự chủ và đoàn kết quốc tế, “nhiệm vụ đối ngoại bao trùm trong thời gian tới là giữ vững hòa bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”

 (iii) Chức năng ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản, chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chống chính sách gây chiến và chạy đua vũ trang, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của mỗi nước phụ thuộc vào nhiều vào cộng đồng thế giới. Vì vậy, bất cứ nhà nước tiến bộ nào cũng đều có nghĩa vụ ủng hộ phong trào cách mạng và tiến bộ trên thế giới. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam không tách rời sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của nhân dân thế giới. Ngày nay, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trên đây là tư vấn của Luật Trần và Liên Danh về vấn đềsơ đồ bộ máy nhà nước và  đặc trưng của nhà nước. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139