Nhập siêu là gì

Nhập siêu là gì

Nhập siêu và xuất siêu là gì và có liên hệ gì với cán cân thương mại hàng hóa? Việt Nam là nước nhập siêu hay xuất siêu? nhập siêu là gì?

Nhập siêu là gì? Cán cân thương mại hàng hóa là gì?

Để hiểu nhập siêu là gì thì hãy tìm hiểu trước khái niệm cán cân thương mại hàng hóa.

Theo Nghị định 94/2022/NĐ-CP thì cán cân thương mại hàng hóa là mức chênh lệch giữa trị giá hàng hóa xuất khẩu và trị giá hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam với các nước trong một thời kỳ nhất định.

Cán cân thương mại hàng hóa, trị giá xuất khẩu được tính theo giá FOB, trị giá nhập khẩu được tính theo giá CIF.

CIF (viết tắt của Cost, Insurance, Freight – tiền hàng, bảo hiểm, cước phí). Là điều kiện giao hàng tại cảng xếp dỡ hàng. Trong hợp đồng mua bán quốc tế, điều kiện giao hàng này thường được viết liền với một tên cảng biển nào đó. Ví dụ: CIF Thi Vai Port.

FOB (viết tắt của Freight on Board) là điều kiện giao hàng miễn trách nhiệm của người bán khi hàng đã lên boong tàu. Có nghĩa là khi hàng hóa chưa được đưa lên tàu thì mọi trách nhiệm sẽ thuộc về người bán (seller). Ngược lại, sau khi hàng đã được đưa lên tàu khi mọi rủi ro, trách nhiệm chuyển cho người mua (buyer).

Khi trị giá xuất khẩu lớn hơn trị giá nhập khẩu thì cán cân thương mại mang dấu dương (+) hay còn gọi là thặng dư (xuất siêu); khi trị giá nhập khẩu lớn hơn trị giá xuất khẩu thì cán cân thương mại mang dấu âm (-) hay còn gọi là thâm hụt (nhập siêu); khi trị giá xuất khẩu bằng trị giá nhập khẩu thì cán cân thương mại ở trạng thái “cân bằng”.

Từ những thông tin trên có thể định nghĩa nhập siêu, xuất siêu như sau:

Nhập siêu hàng hóa là khi tổng giá trị nhập khẩu hàng hoá lớn hơn tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá trong một thời kỳ nhất định, phản ánh tình trạng thâm hụt cán cân thương mại hàng hóa.

Xuất siêu hàng hóa là khi tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá lớn hơn tổng giá trị nhập khẩu hàng hoá trong một thời kỳ nhất định, phản ánh tình trạng thặng dư cán cân thương mại hàng hóa.

Xuất siêu, nhập siêu dịch vụ

Theo Nghị định 94/2022/NĐ-CP, xuất siêu dịch vụ phản ánh tình trạng cân đối thương mại dịch vụ khi tổng giá trị xuất khẩu dịch vụ lớn hơn tổng giá trị nhập khẩu dịch vụ của đất nước trong một thời kỳ nhất định.

Còn nhập siêu dịch vụ phản ánh tình trạng cân đối thương mại dịch vụ khi tổng giá trị nhập khẩu dịch vụ lớn hơn tổng giá trị xuất khẩu dịch vụ của đất nước trong một thời kỳ nhất định.

Như vậy thì ngoài thống kê xuất siêu, nhập siêu hàng hóa thì còn có thống kê về xuất siêu, nhập siêu dịch vụ.

Nhập siêu có tốt cho nền kinh tế?

Ở một góc độ nào đó, việc nhập khẩu hàng tiêu dùng tăng cao sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng nội địa, gây tác động tiêu cực cho nền kinh tế như lãng phí ngoại tệ hoặc tác động đến sản xuất trong nước.

Nhưng nếu nhìn tích cực, đối với nền kinh tế đang phát triển, việc nhập khẩu máy móc, trang thiết bị cao cấp giúp nâng cao trình độ khoa học công nghệ, từ đó giúp cho sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh và từng bước phát triển nền kinh tế công nghệ hóa, hiện đại hóa.

Việt Nam là nước xuất siêu hay nhập siêu?

Theo Tổng cục Thống kê, số liệu tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2022 như sau:

Đơn vị tính: Triệu USD

Năm

2010

2014

2015

2016

2017

Trị giá nhập khẩu hàng hóa

84.838,60

147.849,10

165.775,90

174.978,40

213.215,30

Trị giá xuất khẩu hàng hóa

72.236,70

150.217,10

162.016,70

176.580,80

215.118,60

Cán cân thương mại

-12.601,90

2.368,00

-3.759,20

1.602,40

1.903,30

Năm

2018

2019

2020

2021

Sơ bộ 2022

Trị giá nhập khẩu hàng hóa

237.241,60

253.696,50

262.791,00

332.969,70

358.901,90

Trị giá xuất khẩu hàng hóa

243.696,80

264.267,20

282.628,90

336.166,80

371.304,20

Cán cân thương mại

6.455,20

10.570,70

19.837,90

3.197,10

12.402,30

Như vậy, nhìn vào cán cân thương mại hàng hóa nêu trên thì hiện nay Việt Nam đang là nước xuất siêu.  

Hành vi vi phạm về xuất nhập khẩu thủy sản sống sẽ bị xử lý như thế nào?

Ngày 05/4/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

Theo đó, kể từ ngày 20/5/2024 những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định về xuất nhập khẩu thủy sản sống sẽ bị xử phạt như sau:

(1) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

– Nhập khẩu thủy sản sống về làm thực phẩm vượt quá khối lượng hoặc không đúng kích cỡ đã được cấp phép;

– Nhập khẩu thủy sản sống về làm thực phẩm không đúng mục đích sử dụng hoặc thời hạn của giấy phép;

– Nhập khẩu thủy sản sống về làm thực phẩm không đúng nhà xuất khẩu hoặc quốc gia xuất khẩu hoặc cửa khẩu nhập khẩu ghi trong giấy phép;

– Nuôi giữ không đúng địa chỉ theo giấy phép đối với thủy sản sống nhập khẩu về làm thực phẩm;

– Sử dụng dụng cụ, thiết bị lưu giữ thủy sản sống nhập khẩu về làm thực phẩm không đúng Kế hoạch kiểm soát;

– Không tuân thủ biện pháp quản lý rủi ro tại kế hoạch kiểm soát thủy sản sống hoặc phương án xử lý đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt sau khi nhập khẩu thủy sản về làm cảnh, giải trí, trưng bày tại hội chợ, triển lãm, nghiên cứu khoa học.

(2) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi để mỗi loài thủy sản sống nhập khẩu về làm thực phẩm thoát ra môi trường tự nhiên hoặc phát tán, phóng sinh hoặc cho sinh sản trái phép đối với thủy sản sống nhập khẩu thủy sản về làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí, trưng bày tại hội chợ, triển lãm, nghiên cứu khoa học.

Nhập siêu là gì
nhập siêu là gì

(3) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam dùng làm thực phẩm, làm cảnh hoặc giải trí hoặc trưng bày tại hội chợ, triển lãm, nghiên cứu khoa học chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định.

(4) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu loài thủy sản sống có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu hoặc Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

**Trên đây là mức phạt đối với cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức vi phạm sẽ phải chịu gấp 02 lần mức phạt này.

(5) Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu lô hàng thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3 và 4 Điều 18 Nghị định 38/2024/NĐ-CP.

(6) Biện pháp khắc phục hậu quả:

– Buộc tái xuất lô thủy sản sống, trường hợp không tái xuất được thì buộc tiêu hủy đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 18 Nghị định 38/2024/NĐ-CP;

– Buộc tái xuất lô thủy sản sống nhập khẩu dùng làm thực phẩm, trường hợp không thể tái xuất được thì buộc tiêu hủy đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định 38/2024/NĐ-CP;

– Buộc vây bắt, tiêu diệt loài thủy sản sống bị thoát ra môi trường tự nhiên hoặc thủy sản được cho sinh sản trái phép từ loài thủy sản sống đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 38/2024/NĐ-CP.

Những hành vi xuất nhập khẩu đối với thủy sản sống được cho phép hiện nay

Theo Điều 98 Luật Thủy sản 2017 cá nhân, tổ chức được phép xuất nhập khẩu thủy sản sống nếu:

– Không có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu;

– Có tên trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện khi đáp ứng các điều kiện quy định trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện;

– Có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu hoặc không đáp ứng điều kiện quy định trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện vì mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

Các phương thức giám sát hải quan

Theo Điều 38 Luật Hải quan 2014 quy định đối tượng, phương thức và thời gian giám sát hải quan như sau:

– Đối tượng giám sát hải quan gồm hàng hóa, phương tiện vận tải, phương tiện vận tải nội địa vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan.

– Giám sát hải quan được thực hiện bằng các phương thức sau đây:

+ Niêm phong hải quan;

+ Giám sát trực tiếp do công chức hải quan thực hiện;

+ Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật.

– Căn cứ kết quả phân tích, đánh giá rủi ro và các thông tin khác có liên quan đến đối tượng giám sát hải quan, cơ quan hải quan quyết định phương thức giám sát phù hợp. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa.

– Thời gian giám sát hải quan:

+ Hàng hóa nhập khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi tới địa bàn hoạt động hải quan đến khi được thông quan, giải phóng hàng hóa và đưa ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan;

+ Hàng hóa xuất khẩu miễn kiểm tra thực tế hàng hóa chịu sự giám sát hải quan từ khi thông quan đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan. Trường hợp phải kiểm tra thực tế, hàng hóa xuất khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi bắt đầu kiểm tra thực tế hàng hóa đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan;

+ Hàng hóa quá cảnh chịu sự giám sát hải quan từ khi tới cửa khẩu nhập đầu tiên đến khi ra khỏi cửa khẩu xuất cuối cùng;

+ Thời gian giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định tại Điều 68 Luật Hải quan 2014.

Theo Điều 68 Luật Hải quan 2014 quy định tuyến đường, thời gian chịu sự giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải như sau:

– Phương tiện vận tải thương mại nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh phải di chuyển theo đúng tuyến đường quy định, chịu sự giám sát hải quan từ khi đến địa bàn hoạt động hải quan, quá trình di chuyển cho đến khi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

– Phương tiện vận tải thương mại Việt Nam nhập cảnh chịu sự giám sát hải quan từ khi tới địa bàn hoạt động hải quan cho đến khi toàn bộ hàng hóa nhập khẩu chuyên chở trên phương tiện vận tải được dỡ hết khỏi phương tiện để làm thủ tục nhập khẩu.

Phương tiện vận tải thương mại Việt Nam xuất cảnh chịu sự giám sát hải quan từ khi bắt đầu xếp hàng hóa xuất khẩu cho đến khi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

– Phương tiện vận tải không nhằm mục đích thương mại nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan khi làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập cảnh, xuất cảnh hoặc địa điểm khác theo quy định của pháp luật.

– Khi có căn cứ cho rằng trên phương tiện vận tải có cất giấu hàng hóa trái phép, có dấu hiệu khác vi phạm pháp luật thì thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải, Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan quyết định tạm hoãn việc khởi hành hoặc dừng phương tiện vận tải để khám xét. Việc khám xét phải thực hiện theo quy định của pháp luật; người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Cơ quan hải quan có trách nhiệm gì trong hoạt động giám sát hải quan?

Căn cứ Điều 39 Luật Hải quan 2014 quy định trách nhiệm của cơ quan hải quan trong hoạt động giám sát hải quan như sau:

– Thực hiện các phương thức giám sát phù hợp tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và bảo đảm quản lý hải quan đối với hàng hóa theo quy định của Luật Hải quan 2014.

– Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật bảo đảm giám sát hải quan theo quy định của Luật Hải quan 2014.

– Hướng dẫn, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về giám sát hải quan của người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu và các bên có liên quan.

Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về câu hỏi nhập siêu là gì? Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139