Việc sử dụng tiền giả đang ngày một trở nên phổ biến và bất kì khi nào chúng ta cũng có thể trở thành nạn nhân của những tờ tiền giả này. Đây là một hành vi tiêu thụ tiền trái phép mà pháp luật cấm trong giao dịch mua bán hàng hóa hoặc trong bất kỳ giao dịch nào khác. Vậy mức phạt tội phạm tiền giả là như thế nào?
Bài viết dưới đây, Luật Trần và Liên Danh sẽ hỗ trợ cho bạn một cách tường tận nhất.
Quy định của pháp luật về tội phạm tiền giả
Theo quy định tại Điều 207 – Bộ luật hình sự năm 2015 về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả theo Bộ luật hình sự như sau:
“1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
3. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Các yếu tố cấu thành tội phạm tiền giả
Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội này có một trong các dấu hiệu sau:
– Đối với tội làm tiền giả được thể hiện qua các hành vi in, vẽ, photo hoặc bằng các hình thức khác để tạo ra các đối tượng này giống như tiền thật, ngân phiếu thật, công trái thật nhằm làm cho người khác tưởng thật.
– Đối với tội tàng trữ tiền giả. Được thể hiện qua hành vi cất giữ các đối tượng này (một cách trái pháp luật) dưới bất kỳ hình thức nào.
– Đối với tội vận chuyển tiền giả. Được thể hiện qua hành vi đưa đối tượng này từ nơi này đến nơi khác bằng mọi phương thức (đường sông, đường bộ, đường không…) với mọi phương tiện (như tàu, xe, máy bay…).
– Đối với tội lưu hành tiền giả. Được thể hiện qua hành vi đưa tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả vào sử dụng để thanh toán, trao đổi…(như dùng tiền để mua hàng hóa…).
Lưu ý: Việc làm ra tiền giả là nhằm để thu lợi bất chính.
Khách thể:
Hành vi phạm tội đã xâm phạm đến quy định của nhà nước về quản lý tiền tệ.
Mặt chủ quan:
Người phạm tội thực hiện tội phạm nêu trên với lỗi cố ý.
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 là các cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đến độ tuổi luật định. Như vậy người từ đủ 14 tuổi đã phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội này. Tuy nhiên, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 249 đối với tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
“Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”
Khung hình phạt của tội phạm tiền giả
Căn cứ theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015, tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả tùy thuộc theo từng trường hợp có thể bị xử lý như sau:
– Trường hợp 1 (khung 1): Người chuẩn bị phạm tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả
Chuẩn bị phạm tội nghĩa là người phạm tội có thể đang trong giai đoạn chuẩn bị như tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết để thực hiện tội phạm.
Cụ thể trong trường hợp này, người chuẩn bị phạm tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả đang tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm như mua sắm trang thiết bị để làm ra tiền giả, chứ chưa có xuất hiện tiền giả trong thực tế.
Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, người chuẩn bị phạm tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
– Trường hợp 2 (khung 2):
Người có hành vi làm ra tiền giả, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả thì sẽ bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Theo quy định này, người làm ra tiền giả, tàng trữ tiền giả, vận chuyển, lưu hành tiền giả chỉ cần đã có hành vi thực hiện các công việc trên, chưa xác định mức độ thiệt hại hay giá trị tiền giả là, bao nhiêu đã bị xử lý vi phạm về hành vi này.
Ngoài ra, pháp luật không quy định độ tuổi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả mà ” người nào”, tức là bất cứ ai có năng lực hành vi và đến một độ tuổi nhất định thực hiện việc làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả đều có thể là chủ thể của tội phạm này.
– Trường hợp 3 (khung 3): Trị giá tiền giả tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng
Người phạm tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
Khác với quy định trên, trong trường hợp này pháp luật quy định rõ giá trị tiền giả tương ứng trong phạm vi từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng thì sẽ bị phạt tù với mức cao hơn trường hợp thứ nhất với khung hình phạt từ 05 năm đến 12 năm. Việc tăng hình phạt có thể cho thấy mức độ nghiêm trọng của việc làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả đã cao hơn so với trường hợp đầu tiên.
– Trường hợp 4: Trị giá tiền giả tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên
Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên thì người làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả sẽ bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Đây là khung hình phạt nặng nhất đối với tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, cho thấy mức độ phạm tội khi tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên có thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội.
Mức phạt tù thấp nhất là 10 năm được áp dụng cho người phạm có tội nhiều tình tiết giảm nhẹ như phạm tội lần đầu; tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả; tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án…Ngược lại, hình phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân áp dụng cho người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng khi phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, phạm tội lần thứ 02 trở lên…
Ngoài hình phạt chính như trên, người phạm tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả thuộc một trong bốn trường hợp trên còn thể chịu hình phạt bổ sung như sau: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. So với “Bộ luật hình sự năm 2005” thì hình phạt bổ sung với tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả trong Bộ luật hình sự năm 2015 không có sự thay đổi.
Việc áp dụng hình phạt bổ sung theo hình thức phạt tiền hay tịch thu tài sản tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội. Chẳng hạn, người chuẩn bị phạm tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả thì mức độ và hậu quả gây ra chưa nghiệm trọng như trường hợp đã làm ra tiền giả, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả mà trị giá tiền giả tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng thì hình phạt bổ sung có thể chỉ áp dụng phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
– Hình phạt bổ sung
Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị:
+ Phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.
+ Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Lưu hành tiền giả có bị phạt không?
Theo Điều 207 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định cụ thể: Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Như vậy đối với 04 hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển và lưu hành tiền giả đều sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều này.
Đối với lưu hành tiền giả (tiêu tiền giả) sẽ bị truy cứu theo từng mức khi tiêu. Cụ thể:
Phạt tù từ 03 – 07 năm khi tiền giả có giá trị dưới 5.000.000 đồng
Phạt tù từ 05 – 12 năm khi tiền giả có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng
Phạt tù từ 10 – 20 năm hoặc chung thân khi tiền giả có giá trị trên 50.000.000 đồng
Vô ý sử dụng tiền giả có vi phạm pháp luật không?
Hành vi vi phạm trong luật hình sự để được cấu thành tội phạm thì một trong các yếu tố chính đó chính là lỗi cố ý hoặc vô ý. Theo đó, lỗi cố ý được quy định tại Điều 10 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 trong những trường hợp sau:
- Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
- Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Lỗi vô ý được quy định tại Điều 11 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như sau:
- Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;
- Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Như vậy, cho dù cố ý hay vô ý thì người phạm tội vẫn có lỗi. Do đó, hành vi vô ý sử dụng tiền giả nếu như có chứng cứchứng minh được người thực hiện không hề có lỗi trong việc sử dụng thì người đó có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
” alt=”” aria-hidden=”true” />
Người mua tiền giả có bị xử lý theo quy định của pháp luật không?
Đối với hành vi mua tiền giả thì được chia làm hai trường hợp:
- Hành vi mua bán chưa hoàn thành và người mua chưa nhận được tiền giả: Điều 207 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 chỉ quy định về hành vi làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả. Do đó, nếu như hành vi mua bán chưa hoàn thành và người mua chưa nhận được tiền giả thì vẫn chưa đủ căn cứ để truy tố tội tàng trữ tiền giả. Vì vậy, trong trường hợp này có thể không bị truy tố trách nhiệm hình sự.
- Hành vi mua bán đã hoàn thành và người mua đã nhận được tiền giả: trong trường hợp này, người mua tiền giả đã nhận được tiền giả và đã hoàn thành giao dịch mua bán tiền giả, do đó theo Điều 207 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì đây chính là hành vi tàng trữ tiền giả và người mua có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự.
Trên đây là một số nội dung về tội phạm tiền giả, nếu có bất kỳ thắc mắc gì về nội dung này, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.