Tội thông đồng bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng là gì? Mức phạt thế nào

Tội thông đồng bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng là gì? Mức phạt thế nào

Tội thông đồng bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng là gì?

Điều 223 Bộ luật hình sự quy định tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng như sau:

“Điều 223. Tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm thất thoát tiền thuế phải nộp từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế, xóa nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt, hoàn thuế không đúng quy định của Luật quản lý thuế và các quy định khác của pháp luật về thuế;

b) Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế không đúng quy định của Luật quản lý thuế và quy định khác của pháp luật về thuế.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:

a) Vì vụ lợi;

b) Có tổ chức;

c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

d) Làm thất thoát tiền thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

3. Phạm tội gây thất thoát tiền thuế 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Dấu hiệu pháp lý của tội thông đồng bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng

Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự quản lý việc thu thuế, nộp ngân sách cho Nhà nước.

Đối tượng tác động của tội phạm này là số tiền thuế mà lẽ ra người phạm tội phải nộp theo quy định của pháp luật.

Dưới góc độ ngôn ngữ, thuế là một khoản tài chính bắt buộc mà cá nhân, tổ chức phải nộp cho Nhà nước.

Dưới góc độ pháp lý, thuế được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019

“Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.”

Có thể hiểu thuế là một khoản đóng góp cho Nhà nước mang tính chất bắt buộc và không được hoàn trả trực tiếp. Thông qua quyền lực của mình, Nhà nước yêu cầu cá nhân, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế để Nhà nước có nguồn thu thực hiện trả lương cho cán bộ, công chức hay xây dựng, phát triển các dịch vụ công miễn phí, hỗ trợ các vùng khó khăn hoặc các vùng gặp thiên tai, lũ lụt,…

Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm gồm hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn và 02 hành vi sau:

a) Thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế, xóa nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt, hoàn thuế không đúng quy định của Luật quản lý thuế và các quy định khác của pháp luật về thuế;

b) Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế không đúng quy định của Luật quản lý thuế và quy định khác của pháp luật về thuế.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn và đã sử dụng chức vụ, quyền hạn đó một cách trái phép nhằm mục đích mà họ đặt ra. Nếu không sử dụng chức vụ, quyền hạn mà mình có thì không thực hiện được hành vi để đạt được mục đích của mình.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thông đồng, bao che cho người nộp thuế là hành vi do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện và hành vi thông đồng, bao che đó có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của người phạm tội, nếu họ không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện được hành vi khách quan; chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện hành vi một cách dễ dàng.

Thông đồng là sự thỏa thuận ngầm giữa người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan quản lý thuế và người phải nộp thuế để thực hiện hành vi miễn thuế, giảm thuế, xóa nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt, hoàn thuế không đúng quy định hoặc xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế không đúng quy định của Luật quản lý thuế.

Bao che là hành vi của người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan quản lý thuế, che chở, che giấu hành vi miễn thuế, giảm thuế, xóa nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt, hoàn thuế trái pháp luật hoặc xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế không đúng quy định của Luật quản lý thuế.

Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hậu quả làm thất thoát tiền thuế phải nộp từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm xảy ra.

Nếu hậu quả của tội phạm chưa nghiêm trọng theo quy định của Điều 223 Bộ luật Hình sự, người phạm tội tuy không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng vẫn phải chịu xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt, chỉ những có chức vụ quyền hạn trong cơ quan quản lý thuế.

Ngoài ra, chủ thể của tội phạm phải đáp ứng điều kiện như sau:

Bộ luật Hình sự không quy định thế nào là năng lực trách nhiệm hình sự nhưng có quy định loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự tại Điều 21 Bộ luật Hình sự. Theo đó, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi có năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình.

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều nhưng không có điều nào thuộc Chương XVIII Bộ luật hình sự. Như vậy chủ thể của tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Chủ thể của tội phạm có thể là cá nhân thực hiện tội phạm một mình nhưng cũng có thể là nhiều người cùng thực hiện tội phạm. Trường hợp nhiều người thực hiện cùng một tội phạm được quy định theo Điều 17 Bộ luật Hình sự:

“Điều 17. Đồng phạm

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”

Mặt chủ quan của tội phạm                    

Người thực hiện tội phạm với lỗi cố ý, có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Tức là người phạm tội hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình là hành vi không được phép nhưng vẫn muốn thực hiện hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc dù không mong muốn nhưng vẫn có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

Động cơ và mục đích không phải dấu hiệu bắt buộc của tội phạm. Thông thường người phạm tội này vì vụ lợi.

Tội thông đồng bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng là gì? Mức phạt thế nào
Tội thông đồng bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng là gì? Mức phạt thế nào

Hình phạt đối với người phạm tội thông đồng bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng

Điều 223 Bộ luật Hình sự quy định 04 Khung hình phạt đối cá nhân như sau:

– Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm thất thoát tiền thuế phải nộp từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế, xóa nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt, hoàn thuế không đúng quy định của Luật quản lý thuế và các quy định khác của pháp luật về thuế;

b) Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế không đúng quy định của Luật quản lý thuế và quy định khác của pháp luật về thuế.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:

a) Vì vụ lợi;

b) Có tổ chức;

c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

d) Làm thất thoát tiền thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

– Phạm tội gây thất thoát tiền thuế 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

– Khung hình phạt bổ sung:Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trên đây là nội dung tội phạm theo tại Điều 223 BLHS năm 2015. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ với Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139