Nguyên tắc điều chỉnh hợp đồng

Nguyên tắc điều chỉnh hợp đồng

Bảo đảm thực hiện hợp đồng là gì? Giá trị bảo đảm hợp đồng được quy định ra sao? Nguyên tắc điều chỉnh hợp đồng được quy định như thế nào? Nguyên tắc điều chỉnh hợp đồng? 

Bảo đảm thực hiện hợp đồng là gì?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 có quy định về khái niệm Bảo đảm thực hiện hợp đồng như sau:

“Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nhà đầu tư.”

Bảo đảm thực hiện hợp đồng được áp dụng đối với nhà thầu được lựa chọn, trừ nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện và tham gia thực hiện của cộng đồng.

Bên cạnh đó, nhà thầu được lựa chọn phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực (theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 66 Luật Đấu thầu 2013) như sau:

“Điều 66. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

Bảo đảm thực hiện hợp đồng được áp dụng đối với nhà thầu được lựa chọn, trừ nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện và tham gia thực hiện của cộng đồng.

Nhà thầu được lựa chọn phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực.”

Bảo đảm thực hiện hợp đồng là gì?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 có quy định về khái niệm Bảo đảm thực hiện hợp đồng như sau:

“Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nhà đầu tư.”

Bảo đảm thực hiện hợp đồng được áp dụng đối với nhà thầu được lựa chọn, trừ nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện và tham gia thực hiện của cộng đồng.

Bên cạnh đó, nhà thầu được lựa chọn phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực (theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 66 Luật Đấu thầu 2013) như sau:

“Điều 66. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

Bảo đảm thực hiện hợp đồng được áp dụng đối với nhà thầu được lựa chọn, trừ nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện và tham gia thực hiện của cộng đồng.

Nhà thầu được lựa chọn phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực.”

Giá trị bảo đảm hợp đồng được quy định ra sao? Có thể gia hạn thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng hay không?

Giá trị bảo đảm hợp đồng được quy định tại khoản 3 Điều 66 Luật Đấu thầu 2013 như sau:

“Điều 66. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 2% đến 10% giá trúng thầu.”

Căn cứ vào quy mô, tính chất của gói thầu, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 2% đến 10% giá trúng thầu theo quy định tại khoản 3 Điều 66 Luật Đấu thầu 2013 như trên.

Bên cạnh đó, khoản 4 Điều 66 Luật Đấu thầu 2013 cũng có quy định về gia hạn bảo đảm thực hiện hợp đồng như sau:

“Điều 64. Điều kiện ký kết hợp đồng

Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngày chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành đối với trường hợp có quy định về bảo hành. Trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, phải yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng”.

Như vậy, trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng thì phải yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Nên theo quan điểm của người viết thì không có một quy định cụ thể nào về gia hạn bảo lãnh mà nó phụ thuộc vào quá trình thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng của các bên.

Trường hợp không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng, được ghi nhận tại khoản 5 Điều 66 Luật Đấu thầu 2013 với nội dung sau:

“Điều 66. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

Nhà thầu không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:

a) Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực;

b) Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;

c) Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng”.

Nguyên tắc điều chỉnh hợp đồng được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 67 Luật Đấu thầu 2013 có nêu:

“Điều 67. Nguyên tắc điều chỉnh hợp đồng

Việc điều chỉnh hợp đồng phải được quy định cụ thể trong văn bản hợp đồng, văn bản thỏa thuận về điều kiện của hợp đồng (nếu có).

Việc điều chỉnh hợp đồng chỉ được áp dụng trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực.

Việc điều chỉnh giá hợp đồng chỉ được áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh và hợp đồng theo thời gian.

Giá hợp đồng sau khi điều chỉnh phải bảo đảm không vượt giá gói thầu hoặc dự toán được phê duyệt. Trường hợp dự án, dự toán mua sắm gồm nhiều gói thầu, tổng giá hợp đồng sau khi điều chỉnh phải bảo đảm không vượt tổng mức đầu tư, dự toán mua sắm được phê duyệt.

Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, việc điều chỉnh đơn giá được thực hiện từ thời điểm phát sinh yếu tố làm thay đổi giá và chỉ áp dụng đối với khối lượng được thực hiện theo đúng tiến độ ghi trong hợp đồng hoặc tiến độ được điều chỉnh theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều này.

Tiến độ thực hiện hợp đồng chỉ được điều chỉnh trong trường hợp sau đây:

a) Trường hợp bất khả kháng, không liên quan đến vi phạm hoặc sơ suất của các bên tham gia hợp đồng;

b) Thay đổi phạm vi công việc, thiết kế, biện pháp thi công do yêu cầu khách quan làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng;

c) Việc bàn giao mặt bằng không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng mà không do lỗi của nhà thầu gây ra.

Trường hợp điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng mà không làm kéo dài tiến độ hoàn thành dự án thì các bên tham gia hợp đồng thỏa thuận, thống nhất việc điều chỉnh. Trường hợp điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng làm kéo dài tiến độ hoàn thành dự án thì phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định.”

Như vậy, nguyên tắc điều chỉnh hợp đồng được quy định như trên.

Nguyên tắc điều chỉnh hợp đồng
Nguyên tắc điều chỉnh hợp đồng

Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và phạm vi bảo lãnh thực hiện hợp đồng?

Theo quy định tại Điều 44 Nghị định 21/2021/NĐ-CP thì nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh phát sinh khi bên được bảo lãnh có những hành vi sau:

– Không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn;

– Không thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn theo thỏa thuận;

– Thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ;

– Thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ;

– Không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.

Trường hợp có căn cứ phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh thông báo cho bên bảo lãnh biết để thực hiện nghĩa vụ và bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ này trong thời hạn đã thỏa thuận. Nếu các bên không thỏa thuận về thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện trong thời gian hợp lý.

Đối với các nghĩa vụ không thuộc phạm vi cam kết bảo lãnh, bên bảo lãnh có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ.

Khi bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ thì bên nhận bảo lãnh phải thông báo cho bên được bảo lãnh biết.

Lưu ý: Bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên nhận bảo lãnh hoàn trả cho mình tài sản đã nhận hoặc giá trị tương ứng phần nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện nếu bên được bảo lãnh vẫn thực hiện nghĩa vụ.

Phạm vi bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Căn cứ theo quy định tại Điều 336 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phạm vi bảo lãnh thực hiện hợp đồng như sau:

– Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.

– Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

– Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.

Bảo đảm thanh toán hợp đồng xây dựng theo quy định pháp luật

Tại Điều 17 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định bảo đảm thanh toán hợp đồng xây dựng như sau:

– Bảo đảm thanh toán hợp đồng xây dựng là việc bên giao thầu thực hiện các biện pháp nhằm chứng minh khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng xây dựng đã ký kết với bên nhận thầu thông qua các hình thức như kế hoạch bố trí vốn được phê duyệt, bảo đảm của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng, hợp đồng cung cấp tín dụng hoặc thỏa thuận cho vay vốn với các định chế tài chính.

– Trước khi ký kết hợp đồng xây dựng, bên giao thầu phải có bảo đảm thanh toán phù hợp với tiến độ thanh toán đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nghiêm cấm bên giao thầu ký kết hợp đồng xây dựng khi chưa có kế hoạch vốn để thanh toán theo thỏa thuận thanh toán trong hợp đồng, trừ các công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp.

Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139