Hợp đồng sửa chữa nhà

Hợp đồng sửa chữa nhà

Hợp đồng sửa chữa nhà ở được sử dụng trong trường hợp cá nhân, gia đình thuê một bên khác để thực hiện công việc sửa chữa nhà khi có nhu cầu. Vậy, hợp đồng sửa chữa nhà ở có mẫu thế nào? Cách soạn thảo ra sao?

Hợp đồng sửa chữa nhà ở là gì?

Là một loại hợp đồng dân sự, do đó Hợp đồng sửa chữa nhà ở cũng mang bản chất của hợp đồng này. Theo đó, Hợp đồng sửa chữa nhà ở là sự thỏa thuận của các bên về thực hiện công việc sửa chữa nhà ở. Trong đó, bên sửa chữa nhà ở sẽ thực hiện những công việc nhất định theo thỏa thuận, sau đó nhận thù lao từ việc sửa chữa nhà ở do bên có nhu cầu sửa chữa nhà ở trả.

Hiện nay, pháp luật chưa quy định mẫu chung của Hợp đồng sửa chữa nhà ở, các bên có thể sử dụng mẫu có sẵn hoặc tự soạn thảo hợp đồng nhưng cần đảm bảo có các nội dung sau:

– Thông tin của các bên ký hợp đồng;

– Nội dung công việc cụ thể;

– Thời gian thực hiện;

– Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán;

– Chất lượng và yêu cầu kỹ thuật;

– Nghiệm thu và bàn giao nhà ở;

– Quyền và nghĩa vụ của các bên;

– Hiệu lực hợp đồng…

Nhà ở và nhu cầu sửa chữa nhà ở hiện nay

Nhà ở được hiểu là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình cá nhân (khoản 1 Điều 3 Luật Nhà ở năm 2014). Nhà ở bao gồm một số loại hình cụ thể:

– Nhà ở riêng lẻ được hiểu là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập

– Nhà chung cư được hiểu là nhà có từ 02 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh

– Nhà ở công vụ được hiêu là nhà ở được dùng để cho các đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ theo quy định thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác

– Nhà ở để phục vụ tái định cư được hiểu là nhà ở để bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà ở theo quy định của pháp luật

– Nhà ở xã hội được hiểu là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định pháp luật

Nhu cầu sửa chữa nhà ở hiện nay vô cùng nhiều, có thể vì một vài lý do như: sửa chữa do nhà cửa xuống cấp, hư hỏng; nới rộng không gian, diện tích nhà ở; thay đổi thiết kế ban đầu của ngôi nhà; sửa nhà do nhu cầu phong thủy để dễ dàng làm ăn, gặp nhiều may mắn; sửa nhà để khang trang hơn, lộng lẫy hơn, nổi bật hơn, …

Hợp đồng sửa chữa nhà ở được hiểu như thế nào?

Hợp đồng sửa chữa nhà ở được hiểu là một loại hợp đồng dân sự, là sự thỏa thuận của các bên về thực hiện công việc sửa chữa nhà ở. Trong đó, bên sửa chữa nhà ở sẽ thực hiện những công việc nhất định theo thỏa thuận, sau đó nhận thù lao từ việc sửa chữa đó từ bên có nhu cầu sửa chữa nhà ở.

Hợp đồng sửa chữa nhà ở do các bên tự biên soạn nhưng cần đảm bảo một số nội dung cụ thể: thông tin của các bên ký hợp đồng; nội dung công việc cụ thể; thời gian thực hiện; giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán; chất lượng và yêu cầu kỹ thuật; nghiêm thu và bàn giao nhà ở; quyền và nghĩa vụ của các bên; hiệu lực của hợp đồng, …

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————-

HỢP ĐỒNG SỬA CHỮA NHÀ Ở

(Số: ……………./HĐSCNO)

Hôm nay, ngày …………. tháng …………. năm …………….., tại ……………

Chúng tôi gồm có:

BÊN CHỦ NHÀ (BÊN A): ………………………………

a) Trường hợp là cá nhân:

Ông/bà: ……………CMND số: …….…… Ngày cấp …….. Nơi cấp …………

Địa chỉ: …………………………………………………………

Điện thoại: ……………………………………………………

Là chủ sở hữu nhà ở: ……………………………………..

BÊN NHẬN KHOÁN (BÊN B): …………………………………..

Địa chỉ: ……………………………………………………….

Điện thoại: …………………………………………………..

Do ông (bà): ……………..…Chức vụ: …………………làm đại diện.

Hai bên cùng thỏa thuận ký hợp đồng với những nội dung sau:

ĐIỀU 1: NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐẶT KHOÁN

Bên A đặt khoán cho bên B những công việc sửa chữa căn nhà số ………………………

theo hồ sơ được chính quyền cho phép (nếu có) bảo đảm các yêu cầu sau:

– Nền móng phải bảo đảm: …………………………………………..

– Vách nhà phải bảo đảm: ………………………………………………..

– Địa điểm và quy cách phần bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh phải bảo đảm: ……………………………………………………………………………….

– Yêu cầu về các lầu nhà (nếu có): …………………………………………..

– Yêu cầu về trần nhà, mái nhà: …………………………………………….

– Yêu cầu về cổng, cửa chính nhà, cửa hậu nhà: …………………………

– Yêu cầu về quét vôi, quét sơn: …………………………………………..

– Các yêu cầu đặc biệt khác cho căn nhà: ………………………………..

ĐIỀU 2: NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ TIỀN VỐN ỨNG TRƯỚC

a) Phần nguyên vật liệu bên A cung ứng gồm: …………………………

b) Phần nguyên vật liệu bên B cung ứng gồm: ……………………………..

c) Chủ nhà ứng trước số tiền mua nguyên vật liệu là ……………………… đồng.

d) Các bên phải chịu mọi trách nhiệm về chất lượng, số lượng và mọi hậu quả do nguyên vật liệu mình cung ứng.

ĐIỀU 3: TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN B

3.1 Tự tổ chức mọi công việc sau khi đã nhận khoán, bảo đảm thời hạn khoán, chất lượng và kỹ thuật xây dựng, sửa chữa nhà theo yêu cầu cụ thể của bên A.

3.2. Bảo quản và sử dụng tiết kiệm các nguyên vật liệu trong thời gian làm việc. Hư hỏng phương tiện hoặc mất mát nguyên vật liệu bên B phải chịu trách nhiệm (nếu bên A ở tại chổ và nhận trách nhiệm bảo quản nguyên vật liệu, công cụ lao động ngoài giờ làm việc thì mất mát vào thời gian nào trách nhiệm thuộc bên đó).

3.3. Khi kết quả công việc chưa bàn giao cho bên A thì bên B phải chịu mọi rủi ro xảy ra, trừ trường hợp bất khả kháng.

3.4. Phải sửa chữa kịp thời những sai sót khi bên A phát hiện mà không được tính thêm tiền công.

ĐIỀU 4: TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN A

4.1. Cung ứng đầy đủ các điều kiện vật chất, nguyên vật liệu, giấy tờ pháp lý, tài liệu, họa đồ …. cho bên B đúng với thỏa thuận.

4.2. Chuẩn bị chổ ở cho ………. người bên B, lo ăn ngày ……. bữa cơm cho ….. người thợ (nếu bên B có yêu cầu).

4.3. Bên đặt khoán phải chịu trách nhiệm trước chính quyền khi kiểm tra các thủ tục pháp lý về xây dựng, sửa chữa phải bồi thường hợp đồng cho bên B khi bị chính quyền đình chỉ công việc.

ĐIỀU 5: THỜI HẠN HỢP ĐỒNG VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

Thời gian sửa chữa căn nhà dự kiến hoàn thành trong thời gian không quá ……….…. ngày (hoặc tháng).

Bên đặt khoán sẽ thanh toán trên cơ sở tiến độ việc.

– Đợt 1: Sau khi ký hợp đồng ……… % giá trị tổng công thợ.

– Đợt 2: Sau khi hoàn thành ……….% căn nhà sẽ thanh toán ………. % giá trị ……. tổng công thợ.

– Đợt cuối sau khi nhận bàn giao toàn bộ việc khoán và quyết toán công nợ.

ĐIỀU 6: ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Các bên cam kết cùng nhau thực hiện hợp đồng. Nếu trong quá trình thực hiện có phát sinh vướng mắc các bên sẽ trao đổi trên tinh thần hợp tác, trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì việc tranh chấp sẽ được phán quyết bởi tòa án.

Hợp đồng được lập thành ………. (………..) bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị như nhau.

     ĐẠI DIỆN BÊN A                                                  ĐẠI DIỆN BÊN B

Chức vụ                                                               Chức vụ

(Ký tên, đóng dấu)                                                (Ký tên, đóng dấu)

Hợp đồng sửa chữa nhà
hợp đồng sửa chữa nhà

Hướng dẫn soạn Hợp đồng sửa chữa nhà ở

Khi soạn thảo Hợp đồng sửa chữa nhà ở, cần lưu ý:

– Nêu rõ thông tin của các bên trong hợp đồng:

+ Họ và tên chủ nhà, người đại diện.

+ Địa chỉ thường trú.

+ Số chứng minh nhân dân, căn cước công dân.

– Thông tin bên nhận sửa nhà:

+ Tên đơn vị, người đại diện nhận sửa nhà.

+ Địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ liên hệ.

+ Mã số doanh nghiệp, mã số thuế.

+ Thông tin liên hệ: Số điện thoại, email, fax…

+ Số tài khoản ngân hàng.

+ Người đại diện cho đơn vị, nhóm người, chức danh, địa chỉ cư trú.

– Phương thức thanh toán cần nêu rõ là tiền mặt hay chuyển khoản? Thanh toán chia nhỏ thành các đợt hay 01 lần? Mệnh giá là ngoại tệ hay VNĐ?…

– Chất lượng và yêu cầu kỹ thuật trong quá trình sửa chữa.

– Nghiệm thu và bàn giao nhà ở đã sửa chữa xong: Các bên tiến hành thỏa thuận về việc nghiệm thu và bàn giao nhà ở, theo đó bên chủ nhà sẽ theo dõi, giám sát, kiểm tra chất lượng sau khi thực hiện xong toàn bộ công đoạn sửa chữa hay một phần công đoạn nào đó.

– Quyền và nghĩa vụ của các bên như:

+ Bên A cung cấp đủ tài liệu, nội dung sửa chữa, kế hoạch, mục tiêu sửa chữa.

+ Yêu cầu bên B sửa lại cho phù hợp nội dung như đã thỏa thuận.

+ Thanh toán đủ số tiền cho bên B như đã thỏa thuận khi hoàn thành công việc .….

+ Bên B đảm bảo thực hiện công việc đúng tiến độ….

– Khối lượng công việc, chi phí phát sinh khi thực hiện sửa chữa nhà ở: Nêu rõ khối lượng công việc cụ thể; thỏa thuận rõ về việc bên B phải trả thêm chi phí trong trường hợp nào?

– Tiến độ thực hiện: Nêu rõ thời gian cụ thể để thực hiện sửa chữa; thời gian hoàn thiện công việc…

– Trường hợp chấm dứt hợp đồng:

+ Sau khi hoàn thành xong công việc đã thỏa thuận;

+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng và trách nhiệm bồi thường (nếu có)

– Các sự kiện bất khả kháng như thiên tai, bão lũ,… mà không thể tiến hành được công việc như đúng thời hạn đã thỏa thuận.

– Hiệu lực hợp đồng: Nêu rõ ngày có hiệu lực của hợp đồng.

Một số lưu ý khi làm hợp đồng sửa chữa nhà ở

Cần lưu ý một số điều khi làm hợp đồng sửa chữa nhà ở cụ thể: 

– Nêu rõ thông tin các bên: họ tên chủ nhà, người đại diện, địa chỉ trường trú, số CCCD

– Thông tin bên nhận sửa nhà: tên đơn vị, người đại diện, địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ liên hệ, mã số doanh nghiệp, mã số thuế, thông tin liên hệ, số tài khoản ngân hàng

– Phương thức thanh toán: nêu rõ phuong thức tiền mặt chuyển khoản, thời gian, đợt, mệnh giá.

– Chất lượng và yêu cầu kỹ thuật trong quá trình sửa chữa

– Nghiệm thu và bàn giao: thỏa thuận thời điểm nghiệm thu, ban giao, giám sát, đánh giá

– Quyền vè nghĩa vụ các bên: ghi cụ thể về từng công việc và quyền lợi cho các bên

– Khối lượng công việc, chi phí phát sinh, tiến độ thực hiện: được thỏa thuận và ghi cụ thể trong hợp đồng

– Nếu chấm dứt hợp đồng: bồi thường nếu gây thiệt hại, ghi các sự kiện bất khả kháng và hiệu lực hợp đồng

Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về hợp đồng sửa chữa nhà. Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139