Hợp đồng giao khoán nhân công

hop dong giao khoan nhan cong

Hợp đồng giao khoán là gì? Hợp đồng giao khoán bao gồm các nội dung gì?. Luật Trần và Liên Danh gửi tới Quý bạn đọc hợp đồng giao khoán nhân công trong lĩnh vực xây dựng.

Hợp đồng giao khoán nhân công xây dựng là gì?

Khoán được hiểu là giao việc và tiến hành trả công theo kết quả hoàn thành. 

Thuê khoán là việc giao một công việc cho người khác thực hiện và hoàn thành công việc đó trong một thời gian, thời vụ nhất định và không mang tính chất ổn định. Hiện nay, hoạt động thuê khoán diễn ra khá thường xuyên, đặc biệt trong các lĩnh vực như giao khoán đất, giao khoán việc, giao khoán công việc xây dựng,… và đều được thể hiện dưới dạng hợp đồng giao khoán.

Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định rằng hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. 

Thông thường, ta sẽ thấy hợp đồng thuê khoán được sử dụng nhiều trong quá trình xây dựng công trình. Hợp đồng giao khoán công việc xây dựng là sự thoả thuận các bên, theo đó bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành thi công một công việc xây dựng nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán, sau khi hoàn thành phải bàn giao lại cho bên giao khoán kết quả công việc; bên giao khoán nhận kết quả công việc và trả cho bên nhận khoán thù lao theo như đã thoả thuận. Như vậy, hợp đồng giao khoán công việc xây dựng là thoả thuận về công việc mang tính chất ngắn hạn, thời vụ và không ổn định.

 Phân loại hợp đồng giao khoán công việc xây dựng

Hiện nay, hợp đồng giao khoán công việc xây dựng được chia thành hai loại hợp đồng:

– Hợp đồng giao khoán việc toàn bộ:

Bên giao khoán trao cho bên nhận khoán toàn bộ chi phí bao gồm cả chi phí vật chất lẫn chi phí lao động có liên quan đến việc hoàn thành công việc xây dựng. Trong khoản tiền bên giao khoán chi trả cho bên nhận khoán sẽ bao gồm chi phí vật chất, tiền công lao động và lợi nhuận từ việc nhận khoán.

– Hợp đồng giao khoán việc từng phần:

Theo đó, bên nhận khoán phải tự lo công cụ, phương tiện lao động để hoàn thành công việc xây dựng. Bên giao khoán sẽ phải trả tiền khấu hao công cụ, phương tiện lao động và tiền công lao động cho bên nhận khoán.

 Nội dung chính của hợp đồng giao khoán công việc xây dựng

Nội dung chính của hợp đồng giao khoán công việc xây dựng phải có những nội dung cơ bản của hợp đồng theo quy định tại Điều 398 Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể: (1) Đối tượng của hợp đồng; (2) Số lượng, chất lượng; (3) Giá, phương thức thanh toán; (4) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; (5) Quyền, nghĩa vụ của các bên; (5) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; (6) Phương thức, giải quyết tranh chấp.

Các nội dung trong hợp đồng giao khoán công việc xây dựng phải phù hợp với các quy định tại Thông tư 09/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 03 năm 2016 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình.

hop dong giao khoan nhan cong
hợp đồng giao khoán nhân công

Mẫu hợp đồng giao khoán nhân công

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN NHÂN CÔNG XÂY DỰNG
(Số: 212/2023/…-…/HDGKNC)

– Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;

– Căn cứ Luật Xây dựng năm 2014;

– Căn cứ sự thoả thuận của hai bên.

Hôm nay, ngày 21 tháng 02 năm 2023 tại trụ sở Công ty …, chúng tôi gồm:

BÊN THUÊ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (sau đây gọi là Bên A)

TÊN CÔNG TY

:

CÔNG TY ……..                                

ĐẠI DIỆN

:

Ông/Bà ………………….      Chức danh: ……………

ĐỊA CHỈ

:

 

MÃ SỐ THUẾ

:

 

SỐ ĐIỆN THOẠI

:

 

EMAIL:

:

 

TÀI KHOẢN SỐ

:

 

BÊN NHẬN THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (sau đây gọi là Bên B)

TÊN CÔNG TY

:

CÔNG TY ……..                                       

ĐẠI DIÊN

:

Ông/Bà …………………        Chức danh: …………  

ĐỊA CHỈ

:

 

MÃ SỐ THUẾ

:

 

SỐ ĐIỆN THOẠI

:

 

EMAIL

:

 

TÀI KHOẢN SỐ

:

 

Hai bên thoả thuận ký kết hợp đồng xây dựng này với các điều khoản sau:

ĐIỀU 1: NỘI DUNG VÀ TIẾN ĐỘ CÔNG VIỆC

1.1. Tên công trình: …

Địa điểm xây dựng công trình: …

Quy mô công trình:

1.2. Tiền độ thi công công trình:

– Ngày bắt đầu thi công: …

– Ngày hoàn thành thi công: …

1.3. Công việc của Bên B bao gồm các công việc sau: …

1.4. Trong trường hợp có khối lượng công việc phát sinh trong thời gian thực hiện hợp đồng thì hai bên …

ĐIỀU 2: CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH

2.1. Bên B chịu hoàn toàn trách nhiệm về kỹ thuật và chất lượng xây lắp toàn bộ công trình, bảo đảm thi công theo thiết kế phù hợp với dự toán đã được duyệt; xây dựng đúng quy trình, quy phạm, yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật trong xây dựng.

2.2. Bên A có trách nhiệm cử người giám sát tại công trình để theo dõi chất lượng vật liệu, cấu kiện bê tông, chất lượng xây lắp. Trường hợp phát hiện có phần xây lắp chưa đạt yêu cầu, Bên A có quyền không ký vào biên bản nghiệm thu, không nhận bàn giao và yêu cầu Bên B thi công lại.

2.3. Bên A có trách nhiệm xác nhận công tác phát sinh để làm cơ sở cho việc nghiệm thu và thanh toán.

2.4. Khi Bên B muốn thay đổi loại vật liệu xây lắp hoặc thiết kế nào đều phải được sự chấp thuận của Bên A và cơ quan thiết kế.

2.5. Bên B có trách nhiệm bảo hành chất lượng công trình trong thời gian … năm kể từ ngày kết thúc bàn giao kết quả.

ĐIỀU 3: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN

3.1. Trách nhiệm của Bên A:

3.1.1. Bàn giao toàn bộ mặt bằng công trình.

3.1.2. Bàn giao mọi hồ sơ, tài liệu cần thiết trong quá trình thi công cho Bên B.

3.1.3. Cung cấp bản vẽ kỹ thuật công trình cho Bên B.

3.1.3. Bàn giao vật tư, thiết bị, phương tiện thi công cho Bên B tại địa điểm …, bao gồm: …

3.1.4. Cung cấp đảm bảo nguồn điện, nước đến công trình.

3.1.5. Đình chỉ thi công nếu xét thấy không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, an toàn lao động hoặc lãng phí vật tư.

3.2. Trách nhiệm của Bên B:

3.2.1. Quản lý thống nhất mặt bằng xây dựng sau khi được Bên B bàn giao;

3.2.2. Tổ chức bảo đảm an ninh trật tự và an toàn lao động bên công trình;

3.2.3. Tiếp nhận và bảo quản các loại tài liệu, vật tư, kỹ thuật được Bên A bàn giao.

3.2.4. Đảm bảo đủ số lượng thợ chính và thợ phụ trong quá trình xây dựng.

3.2.5. Thi công theo thiết kế và các yêu cầu cụ thể của Bên A; đảm bảo chất lượng, kỹ thuật và mỹ thuật của công trình.

3.2.6. Sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguyên vật liệu. Nếu làm sai, làm hỏng, lãng phí, Bên B phải làm lại không tính tiền công và bồi hoàn vật liệu.

ĐIỀU 4: TRỊ GIÁ CÔNG XÂY LẮP VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

4.1. Trị giá hợp đồng căn cứ vào dự toán được duyệt là …. VNĐ (Bằng chữ: … đồng)

4.2. Trong quá trình thực hiện hợp đồng này, nếu có quy định mới của nhà nước ban hành thì phần trị giá công xây lắp được điều chỉnh theo.

4.3. Bên A thanh toán cho Bên B …% giá trị hợp đồng là: … VNĐ (Bằng chữ … đồng) trong … lần ngay ….

4.4. Phương thức thanh toán: Tiền mặt.

ĐIỀU 5: NGHIỆM THU VÀ BÀN GIAO CÔNG TRÌNH

5.1. Bên A có trách nhiệm thành lập và chủ trì hội đòng nghiệm thu theo quy định của Nhà nước (có lập biên bản ghi rõ thành phần).

5.2. Hội đồng nghiệm thu sẽ tiến hành nghiệm thu theo … đợt theo từng hạng mục công trình:

Đợt 1: …

Đợt 2: …

Đợt 3: …

5.3. Bên B có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện cần thiết để nghiệm thu.

5.4. Sau khi thực hiện xong việc nghiệm thu Bên B có trách nhiệm bàn giao hạng mục công trình cùng với hồ sơ hoàn thành công trình cho Bên A vào ngày … Bên A có trách nhiệm nộp lưu trữ hồ sơ đầy đủ theo đúng quy định pháp luật.

ĐIỀU 6: TRƯỜNG HỢP BẤT KHẢ KHÁNG

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra mang tính chất khách quan và nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên như động vật, bão lụt, lốc, sóng thần, lở đất, hoả hoạn, chiến tranh hoặc nguy cơ xảy ra chiến tranh… và các thảm hoạ khác chưa lường hết được, sự thay đổi chính sách hoặc ngăn cấm của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Trong trường hợp xày ra sự kiện bất khả kháng, thời gian thực hiện hợp đồng sẽ được kéo dài bằng thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng mà bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng của mình.

ĐIỀU 7: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Mọi tranh chấp liên quan đến Hợp đồng này trước hết sẽ được giải quyết thông qua thương lượng và hoà giải giữa các bên. Nếu tranh chấp không giải quyết được thông qua hoà giải thì các bên nhất trí rằng một trong các bên có quyền đưa ra giải quyết tại Toà án có thẩm quyền.

ĐIỀU 8: HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày … đến ngày … 

Hợp đồng này được lập thành …. bản, mỗi bản … trang bằng tiếng Việt, có giá trị như nhau và mỗi Bên giữ một (01) bản.

ĐẠI DIỆN BÊN A

 

ĐẠI DIỆN BÊN B

 

Trên đây là bài viết hợp đồng giao khoán nhân công của Luật Trần và Liên Danh gửi tới Quý bạn đọc các vấn đề liên quan đến hợp đồng giao khoán công việc xây dựng. Mọi vướng mắc vui lòng liên hệ tới số tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến  hoặc gửi yêu cầu tư vấn qua email  để được đội ngũ Luật sự, chuyên viên hỗ trợ tư vấn và giải đáp nhanh chóng. Trân trọng./.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139