Muốn thành lập công ty thì bạn cần phải có sự tìm hiểu kỹ các vấn đề liên quan đến giấy tờ, thủ tục, quy định,… Trong đó, thành lập công ty phải đóng những thuế gì là mối quan tâm hàng đầu của các chủ đầu tư, những người có mong muốn thành lập doanh nghiệp riêng cho mình.. Hiện nay sau khi thành lập công ty phải đóng những thuế gì? sau khi thành lập công ty, đối với các công ty không sử dụng tài nguyên thiên nhiên, không thuê đất của nhà nước, không trực tiếp thực hiện xuất nhập khẩu sẽ phải đóng các loại thuế cơ bản như sau:
Cơ sở pháp lý:
– Luật doanh nghiệp năm 2020;
– Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016;
– Luật thuế thu nhập 2008;
– Luật thuế thu nhập cá nhân 2007;
Luật sư tư vấn:
Các loại thuế bắt buộc sau khi thành lập công ty phải đóng không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp của bạn phải đóng 4 loại thuế sau:
– Thuế môn bài
Thuế môn bài là thuế bắt buộc doanh nghiệp phải đóng hằng năm, sau khi có GPKD thì Doanh nghiệp phải nộp Tờ khai lệ phí môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Căn cứ Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC quy định về mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
1 Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3 triệu đồng /1 năm.
2 Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2 triệu đồng /1năm.
3 Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1triệu đồng/1năm.
Ví dụ: Công ty thành lập được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp ngày 20/5/2019, thì phải nộp thuế môn bài năm 2019 là 2.000.000 đồng (vì thành lập 06 tháng đầu năm).
+ Việc khai lệ phí môn bài được thực hiện một lần khi người nộp lệ phí mới ra hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Trường hợp người nộp lệ phí mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thuế.
+ Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm. Trường hợp người nộp phí mới ra hoạt động hoặc mới thành lập thì thời hạn nộp chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí.
– Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng hay còn nói dễ hiểu là thuế bán hàng, là phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán sản phẩm, hàng hóa.
Thuế giá trị gia tăng phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, có thể là: 0%; 5%; 10%
Có 2 phương pháp tính thuế:
Phương pháp tính trực tiếp:
Thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa * Thuế suất GTGT của hàng hóa đó
Phương pháp tính khấu trừ
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
– Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế TNDN là loại thuế thu trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp, sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý. Tất cả cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN.
Thuế suất của doanh nghiệp phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, dao động từ 20 – 25% doanh thu. Tuy nhiên 1 số ngành như giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường: 10%.
Thuế thu nhập doanh nghiệp = Thuế suất (%) * Doanh thu
– Thuế thu nhập cá nhân
Doanh nghiệp khi thuê lao động và chi trả thu nhập cho người lao động, có thực hiện khấu trừ thuế phải có trách nhiệm khai thuế và nộp tờ khai cho cơ quan thuế.
Thu nhập chịu thuế của cá nhân lao động trong doanh nghiệp gồm:
Tiền lương, tiền công
Trợ cấp, phụ cấp (trừ 1 số trường hợp theo quy định Luật thuế thu nhập cá nhân 2007)
Tiền thù lao lao động nhận dưới các hình thức
Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, …
Phần trăm thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau:
Dưới 5 triệu/ tháng: 5%
Từ 5 – 10 triệu/ tháng: 10%
Từ 10 – 18 triệu/ tháng: 15%
Từ 18 – 32 triệu/ tháng: 20%
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN * Thuế suất
Tuy nhiên cá nhân được giảm trừ gia cảnh: 9.000.000 VNĐ/ người/ tháng với bản thân và 3.600.000 VNĐ/ người/ tháng với người phụ thuộc.
Ngoài ra doanh nghiệp có thể phải đóng thuế vãng lai, thuế hải quan, … tùy theo ngành nghề sản xuất, kinh doanh.
Hạch toán chi phí hợp lý?
Trả lời:
Điều 4, Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều luật cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế doanh nghiệp.
Về nguyên tắc:
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải được cấp giấy phép lao động trừ các trường hợp không phải cấp giấy phép lao động thì sẽ bị trục xuất.
Như vậy, trường hợp công ty bạn trả lương cho người lao động thuộc diện phải cấp giấy phép nhưng bên mình lại không thực hiện thì việc sử dụng người lao động này là không đúng với quy định pháp luật và các khoản chi phí nêu trên không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập thuế TNDN.
Các khoản thu không được tính vào thu nhập chịu thuế?
Trả lời:
Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung Điều 6 Nghị định 78/2014/TT-BTC quy định:
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
.…2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:
– Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;
– Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;
– Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;
– Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;
– Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;
– Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm)…..
Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê và được tính vào chi phí được trừ.
Các khoản chi phí này không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Tổn thất có được tính vào chi phí được trừ?
Chào công ty Luật Trần và Liên Danh, anh, chị cho em hỏi giá trị tổn thất do thiên tai hoặc hàng hóa hư hỏng có được tính vào chi phí được trừ? Cần những giấy tờ gì ạ. Em cảm ơn!
Trả lời:
Các hoàng hóa đấy nếu đủ giấy tờ vẫn được trừ vào thu nhập tính thuế.
Căn cứ Điểm 4 của CV2512/TCT-CS ngày 26/05/2015:
Hồ sơ gồm:
– Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất do doanh nghiệp lập (số lượng, chủng loại, giá trị hàng hóa, hàng hóa có thể thu hồi lại (nếu có)…..);
– Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp thuận bồi thường (nếu có);
– Hồ sơ quy định cá nhân tổ chức có trách nhiệm bồi thường (nếu có).
Đối tượng không chịu thuế Giá trị gia tăng (GTGT) là những hàng hóa, dịch vụ nào?
Trả lời:
Đối tượng không chịu thuế GTGT bao gồm 5 nhóm sau:
Nhóm 1: Các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ sơ chế thông thường do các tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu. Các loại giống vật nuôi, giống cây trồng, phân bón, thức ăn gia súc và các máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp, dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và thu hoạch sản phẩm nông nghiệp …
Nhóm 2: Các sản phẩm, dịch vụ không mang tính kinh doanh hoặc các dịch vụ công cộng bảo đảm cung cấp tối thiểu cho tiêu dùng: Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm học sinh; bảo hiểm vật nuôi cây trồng, bảo hiểm nông nghiệp khác; bảo hiểm tàu thuyền trang thiết bị phục vụ đánh bắt thủy sản; tái bảo hiểm; phát sóng phát thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước; xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo chí; vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện; dạy học, dạy nghề; một số dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán …
Nhóm 3: Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh; hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại, quà tặng cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội… quà tặng cho cá nhân theo mức quy định của Chính phủ, hàng hóa mang theo người trong tiêu chuẩn miễn thuế …
Nhóm 4: Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập; hàng hóa, dịch vụ mua bán giã nước ngoài với khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau; nguyên vật liệu nhập khẩu để gia công hàng xuất khẩu theo hợp đồng gia công xuất khẩu với nước ngoài; hàng hóa xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản chưa qua chế biến thành thành phẩm …
Nhóm 5: Hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về câu hỏi sau khi thành lập công ty phải đóng những thuế gì? Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.