Thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty cổ phần

thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty cổ phần

Thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty cổ phần là một trong những nghiệp vụ khó nhất trong các vấn đề thủ tục từ thành lập đến vận hành doanh nghiệp của công ty cổ phần. Nếu bạn không nắm vững những quy định của pháp luật thì chắc chắc bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức, chi phí và ảnh hưởng đến cả hoạt động kinh doanh.

Người địa diện theo pháp luật công ty cổ phần là người đại diện cho công ty thực hiện những giao dịch, hành vi hành chính vì lợi ích của công ty và được trao quyền tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động doanh nghiệp.

Người đại diện theo pháp luật được ghi nhận trong GPKD khi thành lập doanh nghiệp. Vậy thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty cổ phần như thế nào?

Đại diện là gì?

 Theo Khoản 1 Điều 134 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.

Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được.

Quy định này có thể hiểu, trong trường hợp pháp luật không quy định, người đại diện không nhất thiết phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự, hay nói cách khác, người vô năng có thể là đại diện

 Phân loại đại diện theo Bộ luật dân sự 2015

Bản chất của hành vi đại diện, bao gồm cả đại diện cho thương nhân, đại diện thương mại là việc người đại diện xác lập, thực hiện giao dịch với danh nghĩa và vì lợi ích của người được đại diện. Do đó, quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch thuộc về người được đại diện

Trước hết, quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật), (Theo Điều 135 Bộ luật dân sự 2015)

Đại diện theo pháp luật của cá nhân bao gồm:

–  Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

–  Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.

– Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

– Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.”

Đại diện theo pháp luật của pháp nhân

– Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm:

+  Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;

+  Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;

+  Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

–  Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 và Điều 141 của Bộ luật dân sự.

Đại diện theo ủy quyền

Đại diện theo ủy quyền bao gồm:

– Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

– Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo uỷ quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

Người đại diện theo pháp luật của công ty là gì?

Người đại diện theo pháp luật của công ty là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Có thể hiểu người đại diện theo pháp luật của công ty là:

– Phải là cá nhân, khác với thành viên hay chủ sở hữu công ty có thể là một cá nhân hay tổ chức thì người đại diện theo pháp luật bắt buộc phải là cá nhân.

– Người đại diện theo pháp luật có thể là cá nhân mang quốc tịch trong hoặc ngoài nước.

– Công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật, tuy nhiên phải thể hiện rõ trong điều lệ, nội quy công ty.

– Luôn phải đảm bảo có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam.

– Người đại diện theo pháp luật có thể đồng thời là chủ sở hữu, thành viên công ty, hoặc cổ đông sáng lập của công ty.

thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty cổ phần
thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty cổ phần

Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần là gì?

Người đại diện theo pháp luật của công ty là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Có thể hiểu người đại diện theo pháp luật của công ty là:

– Phải là cá nhân, khác với thành viên hay chủ sở hữu công ty có thể là một cá nhân hay tổ chức thì người đại diện theo pháp luật bắt buộc phải là cá nhân

– Người đại diện theo pháp luật có thể là cá nhân mang quốc tịch trong hoặc ngoài nước.

– Công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật, tuy nhiên phải thể hiện rõ trong điều lệ, nội quy công ty

– Luôn phải đảm bảo có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam

– Người đại diện theo pháp luật có thể đồng thời là chủ sở hữu, thành viên công ty, hoặc cổ đông sáng lập của công ty.

Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty cổ phần như thế nào?

Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật Công ty cổ phần sẽ được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty

Cũng giống như với việc thành lập công ty, khi thực hiện thủ tục thay đổi người đại diện, doanh nghiệp cũng phải chuẩn bi một bộ hồ sơ đầy đủ để nộp lên cơ quan Nhà nước thụ lý, giải quyết. Tuy nhiên khác với hồ sơ thành lập, Hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần bao gồm những giấy tờ sau:

– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

– Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật

– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật làm thay đổi nội dung Điều lệ công ty;

– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng quản trị về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật trường hợp không làm thay đổi nội dung của Điều lệ công ty ngoài nội dung họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (Chứng minh nhân dân, căn cước công dân , Hộ chiếu,….) của người đại diện theo pháp luật mới của công ty;

– Văn bản ủy quyền cho tổ chức/ cá nhân thực hiện thủ tục với cơ quan nhà có thẩm quyền.

Lưu ý: Khi doanh nghiệp tiến hành thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật nếu trên đăng ký doanh nghiệp chưa có thông tin số điện thoại, kế toán công ty hoặc chưa cập nhật thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc chưa phân mã ngành theo hệ thống mã ngành kinh tế theo quy đinh Quyết định 27/2019/Qđ-Ttg doanh nghiệp cần thực hiện, bổ sung để tiến hành thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật công tyy cổ phần lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý

Hiện nay, việc nộp hồ sơ thành lập công ty được thực hiện qua 2 bước là nộp online và nộp hồ sơ giấy đến cơ quan Nhà nước.

Nộp hồ sơ qua mạng: Doanh nghiệp Nộp hồ sơ qua mạng trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp “Dangkykinhdoanh.gov.vn”

– Tiến hành đăng ký tài khoản kinh doanh (trong trường hợp chưa có tài khoản đăng ký kinh doanh và đăng ký lần đầu)

– Doanh nghiệp nhập thông tin doanh nghiệp thành lập trên tài khoản;

– Tiến hành scan hồ sơ dạng pdf rồi gắn lên tài khoản và ấn nộp hồ sơ vào phòng đăng ký kinh doanh

Phòng đăng ký kinh doanh xem xét xử lý hồ sơ trong vòng 3 ngày làm việc

Trường hợp hồ sơ chưa chính xác, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo sửa đổi bổ sung hồ sơ theo yêu cầu.

Nếu hồ sơ bị thông báo, doanh nghiệp sửa hồ sơ theo ý chuyên viên và nộp lại hồ sơ qua mạng. Thời gian nộp hồ sơ được tính lại từ đầu.

Nếu hồ sơ hợp lệ thì doanh nghiệp tiến hành in Giấy biên nhận và Thông báo nộp hồ sơ qua mạng điện tử hợp lệ và nộp lên Phòng đăng ký kinh doanh

Nộp hồ sơ bản giấy: Doanh nghiệp mang toàn bộ các giấy tờ kể trên đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.

Việc nộp hồ sơ bản giấy để đối chiếu thông tin giữa bản scan và bản giấy đã chính xác và trùng khớp hay chưa. Nếu có sự sai sót, công ty phải sửa đổi và nộp lại.

Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau khi thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty và thực hiện các thủ tục sau khi thay đổi

Trường hợp hồ sơ giấy và online trùng khớp, đầy đủ, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới có thông tin thay đổi người đại diện theo pháp luật

Một số lưu ý khi thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần

– Sau khi thực hiện thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật Công ty cần thực hiện đăng bố cáo việc thay đổi tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

– Khi thay đổi người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp cần lưu ý việc đăng ký thông tin chủ tài khoản tại ngân hàng;

– Thay đổi người ký trong chữ ký số điện tử

– Trường hợp đại diện pháp luật cũ là trưởng chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh nếu có nhu cầu thay đổi thì cần làm thủ tục thay đổi;

– Thông báo với bạn hàng, đối tác, cơ quan bảo hiểm, các cơ quan liên quan khác về việc thay đổi.

Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin và nội dung tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh liên quan đến thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty cổ phần. Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Hotline: 0969 078 234 để được giải đáp tận tình và đạt hiệu quả tối đa nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139