Thay đổi người đại diện theo pháp luật thuế

Tội thao túng thị trường chứng khoán

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện thực hiện các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của công ty. Vì thế, khi có sự thay đổi người đại diện pháp luật, doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện thông báo sự thay đổi này đến cơ quan đăng ký kinh doanh.

Hôm nay, chúng tôi đến các bạn hồ sơ thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật thuế mới nhất.

Người đại diện theo pháp luật là gì ?

Người đại diện theo pháp luật là người đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định mà không phải do các bên thoả thuận.

Người đại diện theo pháp luật là những người trong các trường hợp sau: cha, mẹ đối với con chưa thành niên; người giám hộ đối với người được giám hộ; người được Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người đứng đầu của pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với pháp nhân; chủ hộ đối với hộ gia đình trong các giao dịch vì lợi ích chung của hộ, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả hộ gia đình; tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác; những người khác theo quy định của pháp luật.

Thời hạn đại diện theo quy định luật dân sự

Thời hạn đại diện là khoảng thời gian mà trong đó người đại diện nhân danh và vì lợi ích của người được đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Thời hạn đại diện được xác định theo những căn cứ sau:

Thứ nhất, thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, nếu văn bản ủy quyền, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, điều lệ của pháp nhân… có ấn định một thời hạn cụ thể thì thời hạn đại diện sẽ được xác định theo thời hạn đó.

Thứ hai, trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo căn cứ nêu trên thì thời hạn đại diện được xác định như sau:

Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó.

Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được ấn định một khoảng thời gian cố định. Đơn cử trong Bộ luật Dân sự hiện hành, lần đầu tiên ghi nhận thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.

Việc ấn định một khoảng thời gian cụ thể được áp dụng cho các quan hệ đại diện mà các bên không có thoả thuận về thời hạn, pháp luật cũng không có quy định, cũng không theo một giao dịch cụ thể thì sẽ tạo điều kiện để các bên ý thức được việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đại diện cũng như tạo điều kiện để những người thứ ba ý thức trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là gì?

Căn cứ vào điều 12 Luật Doanh Nghiệp 59/2020/QH14, người đại diện theo pháp luật là cá nhân đại diện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Người địa diện pháp luật sẽ đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết các vụ việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn. Là người có các quyền và nghĩa vụ liên quan tại Tòa Án, trọng tài kinh tế.

Quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Do là người nắm giữ vị trí quan tọng trong doanh nghiệp, nên để trở thành người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu tại điều 17 Luật Doanh Nghiệp 2020. Sau đây là các trường hợp không được làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước

Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng hoặc công an

Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước

Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự

Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù hoặc người bị Tòa Án cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý doanh nghiệp

Quy trình thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật

Ngay sau đây, Luật Trần và Liên Danh sẽ gửi đến quý doanh nghiệp trình tự, thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ tùy thân của người đại diện theo pháp luật mới

Căn cứ khoản 1 điều 4 Luật Doanh Nghiệp 2020, giấy tờ tùy thân của người địa diện theo pháp luật phải là giấy tờ được sao từ sổ gốc, có chứng thực bởi cơ quan nhà nước (bản sao y, công chứng). Doanh nghiệp nên chuẩn bị bản sao y, công chứng từ 6 tháng trở lại.

Bước 2: Soạn và ký bộ hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật

Căn cứ vào nghị định 01/2021/NĐ-CP và Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT, doanh nghiệp sẽ chuẩn bị các loại hồ sơ tương ứng và ký hồ sơ. Chúng tôi có liệt kê chi tiết thành phần hồ sơ thay đổi người đại diện pháp luật ở nội dung bên dưới, mời quý doanh nghiệp tham khảo.

Bước 3: Nộp hồ sơ thay đổi người địa diện theo pháp luật

Doanh nghiệp tiến hành nộp bộ hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật tại phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Thay đổi người đại diện theo pháp luật thuế
thay đổi người đại diện theo pháp luật thuế

Bước 4: Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới

Căn cứ vào thông tin trên bộ hồ sơ thay đổi đại diện pháp luật mà doanh nghiệp đã nộp, Sở KH-ĐT sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với thông tin mới (nếu hồ sơ hợp lệ)

Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Sở KH-ĐT sẽ ra thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ, doanh nghiệp sẽ tiến hành chỉnh sửa hồ sơ theo yêu cầu và nộp lại hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Bước 5: Thực hiện các thủ tục liên quan đến việc thay đổi người ĐDPL

Sau khi hoàn tất thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh và nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới, doanh nghiệp tiến hành các thủ tục sau đây:

Thay đổi thông tin người đại diện pháp luật tại Ngân hàng (nơi doanh nghiệp mở tài khoản)

Thông báo việc thay đổi đại diện pháp luật của doanh nghiệp đến khách hàng/nhà cung cấp

Thay đổi thông tin người đại diện theo pháp luật trên chữ ký số

Hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật

Hồ sơ thay đổi người đại diện pháp luật đã được quy định và hướng dẫn chi tiết trong thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT. Cụ thể, sẽ bao gồm các mẫu biểu sau:

Phụ lục II-1 – Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, mẫu bắt buộc. Bạn có thể tải mẫu.

Phụ lục II-1 – Thay đổi thông tin đăng ký thuế (Ghi rõ thông tin người đại diện theo pháp luật mới của doanh nghiệp). Mẫu biểu chi tiết.

Giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo pháp luật mới – Bản sao y, công chứng không quá 6 tháng

Biên bản họp hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên); Biên bản họp đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần) về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp => Mẫu tự soạn

Quyết định của chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH MTV); Quyết định của hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2TV); Quyết định của đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần) về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty => Mẫu tự soạn

Giấy ủy quyền nếu người thực hiện việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp không phải là đại diện pháp luật của công ty.

Chấm dứt đại diện theo pháp luật

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, thông thường, đại diện theo pháp luật sẽ chấm dứt trong những trường hợp sau đây:

Một là, người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục. Cụ thể, nếu con đã thành niên, đủ 18 tuổi thì cha mẹ không còn là người đại diện theo pháp luật cho con.

Nếu người được đại diện là người bị mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi nhưng nay những căn cứ để tuyên bố người đó bị mất, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự… không còn, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, quyết định tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì những người này không cần đến người giám hộ nữa. Đồng nghĩa, người giám hộ không còn là người đại diện theo pháp luật cho những người này nữa;

Hai là, người được đại diện là cá nhân chết, người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại. Tương tự như đại diện theo ủy quyền, trong trường hợp người được đại diện là cá nhân chết, người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại do bị giải thể hoặc phá sản thì đại diện theo pháp luật cũng sẽ chấm dứt; và Ba là, các trường hợp riêng biệt khác nếu được các luật khác có quy định. Đại diện theo pháp luật chấm dứt cũng làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên chủ thể trong quan hệ đại diện đó và được giải quyết hậu quả theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật như thế nào?

Đối với quy định về trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật thì tại Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể như sau:

Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;

b) Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

c) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật này.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này.

Trên đây là nội dung tư v

ấn của chúng tôi về thay đổi người đại diện theo pháp luật thuế. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác hãy liên hệ ngay với Công ty luật uy tín Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn tận tình và nhanh chóng nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139