Mẫu đơn tố cáo mới nhất và hướng dẫn viết đơn chi tiết

mẫu đơn tố cáo mới nhất và hướng dẫn viết đơn chi tiết

Đơn tố cáo thể hiện quyền của công dân trong việc tố giác hành vi vi phạm pháp luật của người khác xâm phạm trực tiếp quyền lợi hợp pháp của mình hoặc của cộng đồng đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc mẫu đơn tố cáo mới nhất và hướng dẫn viết đơn chi tiết.

Tố cáo là gì?

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật Tố cáo 2018 báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây:

+ Cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

+ Người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

+ Cơ quan, tổ chức.

– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, Luật sư hình sự giỏi.

(khoản 1, 2, 3 Điều 2 Luật Tố cáo 2018)

Những quy định của pháp luật về tố cáo

Nguyên tắc giải quyết tố cáo

Điều 4 Luật tố cáo quy định 2 nguyên tắc giải quyết tố cáo gồm:

Việc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật.

Việc giải quyết tố cáo phải bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo

Theo quy định tại điều 8 Luật Tố cáo năm 2018

Cản trở, gây khó khăn, phiền hà cho người tố cáo.

Thiếu trách nhiệm, phân biệt đối xử trong việc giải quyết tố cáo.

Tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và thông tin khác làm lộ danh tính của người tố cáo.

Làm mất, làm sai lệch hồ sơ, tài liệu vụ việc tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.

Không giải quyết hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết tố cáo để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây phiền hà cho người tố cáo, người bị tố cáo.

Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo.

Can thiệp trái pháp luật, cản trở việc giải quyết tố cáo.

Đe dọa, mua chuộc, trả thù, trù dập, xúc phạm người tố cáo.

Bao che người bị tố cáo.

Cố ý tố cáo sai sự thật; cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; sử dụng họ tên của người khác để tố cáo.

Mua chuộc, hối lộ, đe dọa, trả thù, xúc phạm người giải quyết tố cáo.

Lợi dụng quyền tố cáo để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; gây rối an ninh, trật tự công cộng; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.

Đưa tin sai sự thật về việc tố cáo và giải quyết tố cáo.

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây: Tổ chức việc tiếp nhận và giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm an toàn cho người tố cáo; xử lý nghiêm minh người có hành vi vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo khi chưa có kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo mà không tiếp nhận, không giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật, thiếu trách nhiệm trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo hoặc giải quyết tố cáo trái pháp luật thì phải bị xử lý nghiêm minh; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật, tư vấn luật hình sự chi tiết

Trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc giải quyết tố cáo

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp với người giải quyết tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật; áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo theo thẩm quyền; xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật theo kết luận nội dung tố cáo; xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tố cáo.

mẫu đơn tố cáo mới nhất và hướng dẫn viết đơn chi tiết
mẫu đơn tố cáo mới nhất và hướng dẫn viết đơn chi tiết

Mẫu đơn tố cáo cập nhật mới nhất

Luật Trần và Liên Danh cung cấp mẫu đơn tố cáo cập nhập mới nhất áp dụng theo luật tố cáo hiện nay. Quý khách có thể tải mẫu đơn tố cáo về dựa trên các nội dung gợi ý của mẫu, áp dụng vào hoàn cảnh thực tế để trình bày lại các nội dung trong đơn. Hoặc có thể soạn thảo trực tuyến và in ra để sử dụng đơn tố cáo này:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

          ……ngày …..tháng……..năm 20…

ĐƠN TỐ CÁO

(Về ………. của …………………..)

Kính gửi:         CÔNG AN NHÂN DÂN QUẬN/HUYỆN ………………………………… 

                         VIỆN KIỂM SÁT ……………………………………………………………

Họ và tên tôi: ………………………….……    Sinh ngày: …………………….……………..

Chứng minh nhân dân số: ………………………………………………………………………

Ngày cấp: …./…../20…….                         Nơi cấp: Công an tỉnh ………….

Hộ khẩu thường trú: ……………………………….…………………………………………..

Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………………………….

Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của:

Anh: ……………………………………………Sinh ngày: ……………………………..……..

Chứng minh nhân dân số: ……………………………………………….…………………….

Ngày cấp: ……………………………………Nơi cấp: …………………………..…………….

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………….……………………………..

Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………………………………………

Vì Anh/Chị ……………….. đã có hành vi …………………… của tôi gồm …………

 Sự việc cụ thể như sau:

……………………………………………………………………………………………….……

……………………………………………………………………………………………….……

…………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….……

Từ những sự việc trên, có thể khẳng định Anh/Chị…………………..…….. đã có hành vi gian dối lợi dụng niềm tin nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản nói trên.

Qua thủ đoạn và hành vi như trên, Anh/Chị ………………. đã chiếm đoạt là có giá trị là …………….triệu đồng của tôi.

Hành vi của Anh/Chị ………………. có dấu hiệu phạm tội “…….” – qui định  của Bộ luật hình sự năm 2015 tại khoản … Điều …. Tội ……. Cụ thể được quy định như sau:

“1.…..…” 

“2.…..…” 

“3.…..…” 

Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nay tôi viết đơn này tố cáo anh ………………….. Kính đề nghị Quí cơ quan giải quyết cho những yêu cầu sau đây:

– Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử anh ……………….. về hành vi ………………..

– Buộc anh ………………….. phải trả lại tiền cho tôi.

Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.

Kính mong được xem xét và giải quyết. Xin chân thành cảm ơn.        

Người tố cáo

(ký và ghi rõ họ tên)

Gửi đơn tố cáo cho ai, ở đâu?

Mỗi vụ việc tố cáo các cá nhân, tổ chức khác nhau, hành vi vi phạm khác nhau, Đơn tố cáo sẽ được gửi đến một cơ quan có thẩm quyền khác nhau. Chúng tôi thông tin đến các bạn một số trường hợp cụ thể như sau:

Nếu phát giác cán bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hay thi hành công vụ thì người tố cáo gửi Đơn tố cáo đến người đứng đầu cơ quan, tổ chức hiện đang quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó.

Trường hợp cá nhân vi phạm là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì người tố cáo sẽ gửi đơn đến người đứng đầu của cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó.

Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức thì người tố cáo sẽ gửi đơn đến người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cá nhân này.

Phát hiện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác (không phải cán bộ, công chức, viên chức trong khi thi hành nhiệm vụ, thừa hành công vụ) thì người tố cáo sẽ gửi Đơn tố cáo đến cơ quan có chức năng quản lý nội dung tố cáo (địa chính, giáo dục, thuế…).

Trường hợp nội dung tố cáo liên quan đến chức năng quản lý của nhiều cơ quan thì người tố cáo có thể gửi Đơn tố cáo đến 1 hoặc tất cả các cơ quan này. Trường hợp nội dung tố cáo liên đới thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan thì thẩm quyền giải quyết là cơ quan thụ lý đầu tiên.

Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thông thường sẽ có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật thuộc phạm vi mà cơ quan được giao quản lý. Trong trường hợp, cá nhân, tổ chức vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết Đơn tố cáo là Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát, Luật sư bào chữa hình sự chi tiết. 

Những thông tin cơ bản cần phải có trong một mẫ đơn tố cáo

– Phần đầu Đơn tố cáo cần ghi đầy đủ Quốc hiệu, tiêu ngữ; địa điểm, ngày tháng năm viết Đơn tố cáo.

– Phần kính gửi: Ghi rõ tên cá nhân đứng đầu, tên cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức hoặc cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo.

– Ghi rõ thông tin của người tố cáo: Họ và tên; Ngày tháng năm sinh; Số chứng minh nhân dân; Nơi cư trú. Nếu có nhiều người cùng tố cáo thì cần ghi đủ thông tin của tất cả những người cùng tố cáo đồng thời ghi rõ họ và tên người đại diện nhóm tố cáo.

– Ghi rõ thông tin của cá nhân, tổ chức có hành vi vi pháp luật bị tố cáo.

– Ghi cụ thể nội dung tố cáo đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi pháp luật: Mô tả càng chi tiết càng tốt về sự việc vi phạm xảy ra, hành vi trái quy định đã làm; hậu quả của những hành vi đó, căn cứ pháp lý xác định hành vi phạm pháp…

– Các tài liệu đính kèm Đơn tố cáo chứng minh hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức: ảnh chụp tài sản bị hư hại, hóa đơn khai khống giá, sản phẩm nhập kém chất lượng…

– Cá nhân (nhóm) viết Đơn tố cáo ghi rõ các yêu cầu, kiến nghị nhằm xử lý cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm: phạt hành chính, yêu cầu bồi thường, xử lý hình sự…

– Người viết đơn tố cáo cam kết toàn bộ thông tin, nội dung trình bày trong đơn là hoàn toàn đúng sự thật; cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin và nội dung đó.

– Phần cuối đơn, người viết ký và ghi đầy đủ họ tên vào Đơn tố cáo. Nếu có nhiều người cùng viết đơn thì tất cả các thành viên trong nhóm đều phải ký tên.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua địa chỉ hotline của Công ty luật để được giải đáp và tư vấn hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139