Mẫu đơn tố cáo chiếm đoạt đất đai mới nhất

mẫu đơn tố cáo chiếm đoạt đất đai mới nhất

Hiện nay mẫu đơn tố cáo chiếm đoạt đất đai mới nhất được sử dụng khi bạn không phải là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến mảnh đất đấy nhưng phát hiện ra trường hợp có hành vi vi phạm.

Việc tố cáo là cá nhân theo thủ tục quy định của luật báo cho cơ quan chức năng, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây nên hậu quả ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Tố cáo là gì?

Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành về tố cáo là Luật Tố cáo 2018 tại Khoản 1 Điều 2 luật này quy định về khái niệm tố cáo như sau:

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Lấn chiếm đất đai là gì?

– Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới mảnh đất dể mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

– Hành vi chiếm đất thông thường sẽ là hành vi sử dụng đất mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc giao quyền sử dụng đất.

– Một số trường hợp được coi là chiếm đất:

+ Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;

+ Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;

+ Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuâts nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp); Luật sư hình sự giỏi.

+ Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

– Như vậy, lấn chiếm đất là cá nhân, tổ chức sử dụng phần đất chuyển sang, lấn chiếm lấn chiếm sang mốc giới hạn hoặc ranh giới ban đầu của mảnh đất đã được quy định để mở rộng thêm diện tích phần đất đó mà không có sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc không được sự đồng y cho phép của chủ sở hữu mảnh đất đã bị lấn chiếm.

Nội dung đơn tố cáo lấn chiếm đất đai

– Đơn tố cáo đất đai là giấy tờ pháp lý được chủ thể dùng để nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết phần đất của mình đã bị lấn chiếm một cách bất hợp pháp mà không thể giải quyết được với bên kia để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nhằm bảo đảm tài sản mà mình đang có. Việc đó nhằm mục đích giải quyết vấn đề một cách rõ ràng, minh bạch và nhanh gọn giữa các bên trong việc sử dụng đất và đòi lại phần đất bị lấn chiếm.

Một đơn tố cáo về việc lấn chiếm đất bao gồm những nội dung sau:

Quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày/ tháng/ năm

Tên đơn kiện lấn chiếm đất

Kính gửi: Nơi cơ quan tiếp nhận đơn tố cáo lấn chiếm đất

Thông tin của bên đưa đơn tố cáo tố cáo lấn chiếm đất: Họ và tên, năm sinh, địa chỉ, CCCD hoặc CMTND

Thông tin của bên bị tố cáo lấn chiếm đất: Họ và tên, địa chỉ của cá nhân hoặc tổ chức bị tố cáo

Nội dung của đơn tố cáo: Lý do nộp đơn tố cáo, trình bày về hành vi lấn chiếm đất, việc lấn chiếm đất được thực hiện vào thời điểm nào, diện tích đất lấn chiếm là bao nhiêu, mảnh đất đó được đứng tên ai, việc tố cáo này được thực hiện lần nào chưa, hậu quả của việc lấn chiếm đất như nào…

Yêu cầu của chủ thể nộp đơn tố cáo: mong muốn của chủ thể bị lấn chiếm đất mong cơ quan có thẩm quyền xử lý vụ việc một cách nhanh chóng, xác thực, công bằng; giải quyết để đòi lại mảnh đất bị lấn chiếm; bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng về quyền sử dụng mảnh đất đó. 

Cam kết của người làm đơn tố cáo việc lấn chiếm đất.

Chữ ký (ghi rõ họ và tên ) của người làm đơn tố cáo.

Hồ sơ đi kèm theo đơn tố cáo lấn chiếm đất đai

Để giúp cho việc xác nhận việc chứng minh khi nộp mẫu đơn tố cáo lấn chiếm đất đai, khách hàng nên có một số giáy tờ kèm theo như:

Sổ hộ khẩu người tố cáo (bản sao)

CMND/CCCD của người tố cáo (bản sao)

Các bằng chứng về đối tượng, tổ chức thực hiện hành vi lấn chiếm đất (video, giấy tờ, hình ảnh, đoạn chat kèm theo, người làm chứng…)

Văn bản thể hiện tình trạng của tài sản (mảnh đất) bị ảnh hưởng: giá trị mảnh đất, diện tích bị thu hẹp…

Chữ ký xác nhận của các hộ gia đình xung quanh, hàng xóm láng giềng, cơ quan chức năng (UBND xã/ phường…) xác thực về tổn thất và ảnh hưởng của phần đất bị lấn chiếm.

Mẫu đơn tố cáo lấn chiếm đất đai

Quý khách hàng có thể tải mẫu đơn tố cáo lấn chiếm đất đai, chiếm đoạt đất đai ở dưới đây để sử dụng hoặc soạn thảo trực tuyến mẫu đơn này, in ra để sử dụng trực tiếp.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

……., ngày … tháng … năm …

ĐƠN TỐ CÁO CHIẾM ĐOẠT RUỘNG ĐẤT

Kính gửi: Ủy ban nhân dân phường/ xã …….. quận/ huyện …… (hoặc Cơ quan có thẩm quyền giải quyết)

Tôi tên là: ……………………………………………

Thẻ căn cước/CMND/số: …………………..  Cấp ngày: ….. / …..  /……  Cấp bởi: …………. 

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………………………….. 

Tôi làm đơn này để tố cáo …………………………………………..(Ông bà/ Cơ quan/ Tổ chức)

Địa chỉ: …………………………………………..

Nội dung vụ việc như sau:( Ví dụ) …………………………………………..

Tôi có một mảnh đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ……………….. 

Trước mặt nhà tôi một mảnh đất thuộc đường mòn được người dân  và mảnh đất này không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhưng vậy, mảnh đất đó là đất công thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Tuy nhiên có một số hộ dân gần đó đã dựng rào chắn trên mảnh đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Hàng rào đó đã chặn lối đi lại và gây khó khăn cho việc đi lại của gia đình tôi …………………………………………..

Vì vậy, tôi làm đơn này kính mong cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng điều tra, xác minh và giải quyết vấn đề này

Tôi cam đoan về nội dung tố cáo trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. 

Kính mong cơ quan xem xét và bảo vệ quyền lợi chính đáng của tôi.

Tôi xin trân thành cảm ơn!

Tài liệu kèm theo:

– Bằng chứng về hành vi lấn chiếm đất…

Người tố cáo

(ghi rõ họ và tên)

 

mẫu đơn tố cáo chiếm đoạt đất đai mới nhất
mẫu đơn tố cáo chiếm đoạt đất đai mới nhất

Nguyên tắc giải quyết tố cáo chiếm đoạt đất đai

Điều 4 Luật tố cáo quy định về các nguyên tắc chung khi giải quyết tố cáo

Việc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật.

Việc giải quyết tố cáo phải bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáom, tư vấn luật hình sự chi tiết

Theo đó, mỗi cá nhân, tổ chức, cơ quan khi tham gia giải quyết tố cáo hoặc tố cáo phải thực hiện đúng theo quyền hạn, nghĩa vụ của mình, trên cơ sở tôn trọng tinh thần của luật pháp.

Người tố cáo có quyền và nghĩa vụ gì?

Người tố cáo cần biết rõ quyền, nghĩa vụ của mình để thực hiện, nhằm tự bảo vệ cho chính mình đồng thời tuân thủ đúng nguyên tắc về tố cáo.

Người tố cáo có các quyền sau đây:

Thực hiện quyền tố cáo theo quy định

Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;

Được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo;

Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;

Rút tố cáo;

Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;

Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

Cung cấp thông tin cá nhân, gồm: ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan

Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;

Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo;

Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu;

Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.

Câu hỏi thường gặp

Việc giải quyết tố cáo chiếm đoạt đất đai được thực hiện theo trình tự thế nào?

Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;

Xác minh nội dung tố cáo;

Kết luận nội dung tố cáo; Luật sư bào chữa hình sự chi tiết. 

Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo;

Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.

Hồ sơ cần chuẩn bị khi tố cáo chiếm đoạt đất đai?

Sổ hộ khẩu người tố cáo (bản sao y);

Chứng minh nhân dân người tố cáo (bản sao y);

Các bằng chứng về hành vi chiếm đoạt đất đai (video, tin nhắn đe dọa, hình ảnh kèm theo, người làm chứng,…);

Văn bản thể hiện tình trạng hiện tại của tài sản bị ảnh hưởng do hành vi chiếm đoạt đất đai gây ra (giá trị, mức độ tổn thất,…)

Chữ ký xác nhận của các hộ gia đình lân cận, hàng xóm láng giềng, cơ quan chức năng (UBND huyện/phường, xã,…) xác thực cho việc tồn tại hành vi chiếm đoạt đất đai.

Ngoài đơn tố cáo chiếm đoạt đất đai thì còn cách nào không?

Việc tố cáo có thể bằng đơn hoặc tố cáo trực tiếp.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua địa chỉ hotline của Công ty luật để được giải đáp và tư vấn hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139