Luật sư bào chữa hình sự có vai trò quan trọng đối với các bị can, bị cáo, bị hại…trong các vụ án hình sự. Việc có luật sư bào chữa giỏi sẽ ảnh hưởng lớn đến việc quyết định có bị kết án hay không, mức án nặng hay nhẹ, mức bồi thường cao hay thấp, có bị oan sai hay không, có bỏ lọt tội phạm hay không… đồng thời là cơ sở đảm bảo cao nhất để bản chất vụ án và các tình tiết khách quan của vụ án được làm sáng tỏ. Luật sư bào chữa vụ án hình chi tiết sự sẽ có cái nhìn, sự phán đoán đồng thời bằng kinh nghiệm của mình, họ sẽ phát hiện những mâu thuẫn, những tình tiết cần phải làm sáng tỏ của vụ án.
Dịch vụ luật sư bào chữa hình sự
Luật sư bào chữa án hình sự
Dịch vụ luật sư bào chữa án hình sự bao gồm:
Luật sư bào chữa tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người: Các vụ án giết người, đe doạ giết người, cố ý gây thương tích, các vụ án về hiếp dâm, cưỡng dâm, mại dâm…
Luật sư bào chữa các tội hình sự liên quan đến người chưa thành niên phạm tội;
Luật sư bào chữa tội xâm phạm sở hữu tài sản: Các vụ án cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản,…;
Luật sư bào chữa tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình;
Luật sư bào chữa tội xâm phạm về trật tự công cộng: Tội gây rối trật tự công cộng, tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, tội hành nghề mê tín, dị đoan, tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, tội rửa tiền…;
Luật sư bào chữa tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế;
Luật sư bào chữa các tội phạm về môi trường;
Luật sư bào chữa các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính;
Luật sư bào chữa tội phạm về tham nhũng; Luật sư hình sự giỏi.
Luật sư bào chữa tội về tham ô, nhận hối lộ;
Luật sư bào chữa tội phạm về chức vụ.
Luật sư bào chữa vụ án hình sự
Vụ án hình sự là gì? Vụ án hình sự là vụ việc phạm pháp có dấu hiệu là tội phạm đã được quy định trong bộ Luật Hình sự đã được cơ quan điều tra ra lệnh khởi tố về hình sự để tiến hành điều tra, truy tố, xét xử theo trình tự, thủ tục Luật định.
Dịch vụ luật sư bào chữa trong các vụ án hình sư:
Tư vấn thời hiệu, thời gian giải quyết vụ án hình sự;
Tư vấn, phân tích dấu hiệu tội phạm, mức bồi thường; tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, án treo…
Bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong giai đoạn điều tra tại Cơ quan cảnh sát điều tra các cấp;
Bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong giai đoạn truy tố tại Viện kiểm sát nhân dân các cấp;
Bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong phiên xét xử tại Tòa án nhân dân các cấp;
Đại diện đương sự đàm phán thỏa thuậ bồi thường thiệt hại, bãi nại;
Bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự trong phiên họp giám đốc thẩm, tái thẩm;
Đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong giai đoạn thi hành án.
Quyền hạn của luật sư trong quá trình tố tụng hình sự
Khởi tố vụ án hình sự
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên trong quá trình tố tụng hình sự. Trong giai đoạn này, Luật sư bào chữa có các quyền hạn sau:
Gặp gỡ, trao đổi với người bị buộc tội;
Thu thập, đánh giá các tài liệu, chứng cứ khách quan;
Đại diện theo ủy quyền cho người bị buộc tội làm việc với cơ quan điều tra.
Điều tra vụ án hình sự
Điều tra hình sự là giai đoạn quan trọng trong một vụ án hình sự. Theo đó, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát thực hiện các biện pháp nghiệp vụ nhằm thu thập và nghiên cứu các chứng cứ của vụ án. Trong giai đoạn này, Luật sư bào chữa có các quyền hạn sau:
Gặp gỡ, trao đổi với người bị buộc tội;
Kiến nghị thay đổi điều tra viên, cán bộ điều tra;
Kiến nghị thay đổi người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu được điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can;
Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói;
Đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án;
Đề nghị cơ quan cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thẩm tra, đánh giá;
Đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản.
Truy tố vụ án hình sự
Giai đoạn truy tố bắt đầu từ khi Viện kiểm sát nhận được các tài liệu của vụ án hình sự do Cơ quan điều tra chuyển đến và kết thúc bằng việc Viện kiểm sát ra một trong ba quyết định sau: (i) Truy tố bị can trước Toà bằng bản cáo trạng; (ii) Trả lại hồ sơ điều tra bổ sung; (iii) Đình chỉ hay tạm đình chỉ vụ án hình sự. Trong giai đoạn truy tố vụ án hình sư, luật sư bào chữa có các quyền hạn sau:
Tiến hành nghiên cứu hồ sơ, tổng hợp, xem xét và đánh giá chứng cứ;
Nếu phát hiện có tình tiết chưa được làm rõ gây bất lợi cho bị can, bị cáo, luật sư tiến hành trao đổi và đề xuất với Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra làm rõ các vấn đề liên quan đến vụ án;
Kiến nghị Cơ quan điều tra áp dụng, thay đổi hay hủy bỏ biện pháp ngăn chặn;
Đề nghị Viện kiểm sát ra các quyết định tố tụng cần thiết như Quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung hoặc Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án (nếu có chứng cứ),…;
Liên hệ với Viện kiểm sát để được đọc ghi chép hoặc sao chụp bản cáo trạng.
Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự quan trọng và mở đầu trong hoạt động xét xử. Trong giai đoạn này, Luật sư bào có các quyền hạn sau:
Quyền thu thập tài liệu, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ bị cáo, người thân thích của người này hoặc từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác và đưa ra các tài liệu, đồ vật cần để chứng minh sự vô tội hoặc làm giảm nhẹ tính chất, mức độ phạm tội của bị cáo;
Quyền gặp mặt mặt bị cáo đang bị tạm giam, quyền đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật;
Kiến nghị thay đổi kiểm sát viên, kiểm tra viên, thẩm phán, hội thẩm; tư vấn luật hình sự chi tiết
Đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (điều tra viên, cán bộ điều tra,…); yêu cầu đưa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét;
Yêu cầu hoãn phiên tòa nếu có người tham gia tố tụng vắng mặt hoặc tuy có mặt nhưng vì lý do sức khỏe không thể tham gia tố tụng;
Có quyền tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa. Phiên toà là cuộc điều tra công khai nhằm kiểm tra tính hợp pháp của các chứng cứ qua việc xét hỏi bị cáo, người làm chứng,… nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án để Hội đồng Xét xử có phán quyết chính xác. Xét hỏi và tranh luận là những hoạt động quan trọng trong quá trình xét xử vụ án tại phiên toà.
Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Xét xử phúc thẩm là việc Toà án cấp trên trực tiếp của Toà án cấp sơ thẩm xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo kháng nghị. Trong giai đoạn này, luật sư bào chữa có quyền hạn sau:
Quyền được ghi chép, sao chụp hồ sơ vụ án, tìm kiếm tài liệu căn cứ phục vụ cho hoạt động bào chữa;
Gặp gỡ trao đổi với bị cáo: Tìm hiểu thêm các tình tiết vụ án và tâm trạng của thân chủ; giải thích cho bị cáo những việc mà luật sư sẽ làm, thống nhất với bị cáo về nội dung kháng cáo;
Trao đổi đề xuất với Tòa án, Viện kiểm sát cấp phúc thẩm: Đề xuất, đánh giá tính hợp pháp của các chứng cứ, việc áp dụng pháp luật liên quan đến tội danh, mức hình phạt và các quyết định khác của bản án sơ thẩm;
Tham gia hỏi, tranh luận tại Tòa.
Thi hành bản án quyết định của Tòa án
Thi hành án là giai đoạn bảo đảm cho bản án và quyết định có hiệu lực của Tòa án được đưa ra thi hành. Vì vậy, quyền hạn luật sư bào chữa trong giai đoạn này:
Đại diện cho đương sự để tham gia giải quyết việc thi hành án;
Theo dõi các bước tổ chức thi hành án của cơ quan thi hành án; Luật sư bào chữa hình sự chi tiết.
Kiến nghị, đề xuất hoặc khiệu nại nếu phát hiện chấp hành viên thiếu sót, sai phạm (nếu có) của chấp hành viên cơ quan thi hành án, tòa án, viện kiểm sát và các cơ quan khác có liên quan để đảm bảo quá trình tổ chức thi hành án diễn ra khách quan, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho thân chủ.
Giám đốc thẩm, tái thẩm
Khi nhận thấy bản án, quyết định của Tòa án có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng trong việc giải quyết hoặc có tình tiết mới làm thay đổi nội dung bản án, Luật sư bào chữa thực hiện kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Lợi ích mà luật sư bào chữa hình sự có thể đem đến cho thân chủ
Luật sư tư vấn các quy định pháp luật về hình sự cho thân chủ, phân tích và xác định rõ tình trạng pháp lý của thân chủ. Từ đó, đưa ra những lời khuyên để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ.
Tư vấn và giúp thân chủ tìm chứng cứ ngoại phạm hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự, các lỗi trong tố tụng hình sự giúp thân chủ minh oan hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự;
Tư vấn và giúp thân chủ hiểu rõ quyền và trách nhiệm của mình, hướng dẫn thân chủ khai khi bị hỏi cung trước các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc trước phiên Tòa tránh tình trạng bị ép cung, mớm cung, dụ cung;
Tư vấn và hướng dẫn thân chủ lập thủ tục bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm để khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra cho người khác trong trường hợp gia đình người bị hại đồng ý hoặc không đồng ý nhận bồi thường.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về Luật sư Bào chữa Hình sự. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác hãy liên hệ ngay với Công ty luật Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn tận tình và nhanh chóng nhất.