Thông tư hoàn thuế gtgt mới nhất

thông tư hoàn thuế gtgt mới nhất

Thông tư 80/2021/TT-BTC đã hướng dẫn chi tiết những nội dung quan trọng của Luật Quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP. Đồng thời, cũng bổ sung những quy định mới về biểu mẫu hồ sơ khai thuế và quy định rõ ràng hơn về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác của nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.

Theo Công văn số 4384/TCT-CS ngày 12/11/2021 có Tổng cục thuế có đưa ra 27 điểm mới (26 điểm mới về quy định chính sách và 1 quy định về hồ sơ, biểu mẫu khai thuế) của thông tư hoàn thuế gtgt mới nhất. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Những điểm mới của Thông tư 80/2021/TT-BTC

Về đồng tiền khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi (Điều 4)

Điểm mới 1: Sửa đổi, bổ sung quy định về khai, nộp bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi đối với các khoản phí, lệ phí và các khoản thu khác do các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện thu; các khoản phí, lệ phí do các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam được phép thu phí, lệ phí bằng ngoại tệ đã thu quy định tại văn bản về mức thu phí, lệ phí để thuận lợi cho người nộp thuế không phải chuyển đổi từ đồng tiền thu phí, lệ phí sang đồng tiền khai, nộp.

Trước đây: Tại Thông tư số 156/2013/TT-BTC quy định đồng tiền khai, nộp phí, lệ phí là Đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có phát sinh thu phí, lệ phí bằng ngoại tệ thì phải chuyển đổi sang Đồng Việt Nam khi kê khai, nộp phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước.

Điểm mới 2: Sửa đổi quy định về khai, nộp bằng ngoại tệ tự do chuyển đối với các khoản thu từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí là loại ngoại tệ sử dụng trong giao dịch thanh toán (trừ trường hợp dầu thô, condensate, khí thiên nhiên bán tại thị trường Việt Nam hoặc Chính phủ có quy định khác) để phù hợp với quy định của Luật Quản lý thuế và thuận lợi cho người nộp thuế trong việc khai, nộp vì không phải chuyển đổi từ đồng tiền thu được trong thanh toán sang đồng tiền khai, nộp.

Trước đây: Quy định về đồng tiền khai thuế là đồng USD, đồng tiền nộp thuế bằng USD (xuất khẩu) hoặc Việt Nam Đồng (xuất bán tại thị trường Việt Nam hoặc Chính phủ có quy định khác theo hướng dẫn tại các Thông tư của Bộ Tài chính).

Điểm mới 3: Bổ sung quy định về khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đối với các khoản thu của nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam khi có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác tại Việt Nam để phù hợp với quy định mới về kê khai, nộp thuế của nhà cung cấp ở nước ngoài tại Luật Quản lý thuế, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP và Thông tư số 80/2021/TT-BTC.

Nhà cung cấp ở nước ngoài được quyền lựa chọn một loại ngoại tệ trong các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi đang sử dụng trong giao dịch thanh toán để làm đồng tiền khai và nộp thuế tại Việt Nam mà không phải chuyển đổi giữa đồng tiền thu được của khách hàng sang đồng tiền khai thuế, nộp thuế.

Trước đây: Chưa quy định.

Về tỷ giá giao dịch thực tế (Điều 4)

Điểm mới: Bỏ quy định tỷ giá xác định doanh thu, chi phí, giá tính thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước để thực hiện theo quy định của pháp luật về kế toán đảm bảo thống nhất giữa quy định về quản lý thuế với quy định của pháp luật kế toán, tạo thuận lợi cho người nộp thuế trong việc áp dụng tỷ giá để chuyển đối doanh thu, chi phí, giá tính thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ ra Đồng Việt Nam khi kê khai, nộp thuế bằng Đồng Việt Nam.

Trước đây: Tại Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015, Thông tư số 56/2008/TT-BTC ngày 23/6/2008, Thông tư số 22/2010/TT-BTC, Thông tư số 176/2014/TT-BTC ngày 17/11/2014, Thông tư số 36/2016/TT-BTC ngày 16/02/2016 của Bộ Tài chính mặc dù có quy định cụ thể về tỷ giá xác định doanh thu, chi phí, giá tính thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước nhưng vẫn như quy định tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp nên khi pháp luật về kế toán có thay đổi thì vẫn phải thực hiện theo quy định tại các Thông tư nêu trên dẫn đến không thống nhất giữa quy định về quản lý thuế và quy định về kế toán.

Về phân bổ nghĩa vụ thuế của người nộp thuế hạch toán tập trung có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác nơi có trụ sở chính (Điều 12)

Điểm mới 1: Bổ sung quy định chung về nguyên tắc phân bổ, nguyên tắc khai thuế, tính thuế, quyết toán thuế của các loại thuế được phân bổ đối với người nộp thuế có hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh khác với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính và thực hiện hạch toán tập trung tại trụ sở chính theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP và theo quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19 Thông tư số 80/2021/TT-BTC.

Trước đây: Tại Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung mặc dù đã có quy định nguyên tắc phân bổ, nguyên tắc khai thuế, tính thuế, quyết toán thuế nhưng quy định vẫn còn phân tán, rải rác tại các Điều, Khoản về khai thuế của từng loại thuế có khoản thu phân bổ.

Điểm mới 2: Sửa đổi quy định về nộp các khoản thuế có phân bổ theo quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19 Thông tư số 80/2021/TT-BTC vào ngân sách nhà nước (NSNN) của các địa phương nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh theo hướng người nộp thuế chỉ lập một chứng từ nộp tiền đê nộp tiền vào NSNN cho từng tỉnh. Kho bạc Nhà nước nơi tiếp nhận chứng từ nộp NSNN của người nộp thuế có trách nhiệm hạch toán thu ngân sách cho từng địa bàn cấp tỉnh nơi có khoản thu phân bổ.

Trước đây: Tại Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung quy định người nộp thuế lập mỗi tỉnh một chứng từ nộp thuế, đồng thời nộp tiền vào ngân sách nhà nước của từng tỉnh.

Điểm mới 3: Bổ sung quy định cụ thể trường hợp qua thanh tra, kiểm tra cơ quan thuế phát hiện người nộp thuế kê khai không đúng quy định, cơ quan thuế xác định lại số thuế phải phân bổ cho các tỉnh nơi được hưởng nguồn thu phân bổ theo đúng quy định nhằm xác định đúng nguồn thu cho từng tỉnh và xử lý vi phạm (nếu có).

Về phân bổ thuế giá trị gia tăng (GTGT) phải nộp, trừ nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh (Điều 13)

Điểm mới 1: Sửa đổi quy định về khai thuế GTGT đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản tại tỉnh khác với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính (trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ- CP), cụ thể:

Giảm tỷ lệ khai thuế GTGT từ 2% xuống 1% trên doanh thu chưa có thuế GTGT đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản tại từng tỉnh nhằm tạo thuận lợi cho người nộp thuế.

Thay đổi cách thức bù trừ số thuế GTGT đã nộp của hoạt động chuyển nhượng bất động sản tại tỉnh khác nêu trên với số thuế GTGT phải nộp của trụ sở chính theo hướng người nộp thuế không phải kê khai số thuế GTGT đã nộp vào tờ khai thuế mà các cơ quan thuế tự thực hiện luân chuyển chứng từ nộp tiền của người nộp thuế để bù trừ giữa số thuế GTGT đã nộp của hoạt động chuyển nhượng bất động sản tại tỉnh khác với số thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính.

Trước đây: Theo quy định tại điểm e khoản 1 và khoản 6 Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung thì tỷ lệ khai thuế GTGT đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản tại tỉnh khác với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính là 2% trên doanh thu chưa có thuế GTGT đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản tại từng tỉnh.

Người nộp thuế kê khai số thuế GTGT đã nộp của hoạt động chuyển nhượng bất động sản tại tỉnh khác theo chứng từ nộp tiền vào hồ sơ khai thuế GTGT tại trụ sở chính để bù trừ với số phải nộp hoặc chuyển khấu trừ tiếp kỳ sau nếu không phát sinh số thuế phải nộp của kỳ đó.

Điểm mới 2: Sửa đổi quy định về khai thuế GTGT đối với hoạt động xây dựng tại tỉnh khác với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính (hoạt động xây dựng được xác định theo quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế quốc dân và quy định của pháp luật chuyên ngành), cụ thể:

Sửa đổi về đối tượng khai thuế, nộp thuế là nhà thầu hoặc nhà thầu phụ trực tiếp ký hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng với chủ đầu tư để thi công công trình xây dựng tại tỉnh khác với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính.

Giảm tỷ lệ khai thuế GTGT từ 2% xuống 1% trên doanh thu của công trình, hạng mục công trình xây dựng tại từng tỉnh hoặc công trình, hạng mục công trình xây dựng liên quan tới nhiều tỉnh mà không xác định được doanh thu của công trình tại từng tỉnh.

Thay đổi cách thức bù trừ số thuế GTGT đã nộp của hoạt động xây dựng tại tỉnh khác nêu trên với số thuế GTGT phải nộp của trụ sở chính theo hướng người nộp thuế không phải kê khai số thuế GTGT đã nộp vào tờ khai thuế mà các cơ quan thuế tự thực hiện luân chuyển chứng từ nộp tiền của người nộp thuế để bù trừ giữa số thuế GTGT đã nộp của hoạt động xây dựng tại tỉnh khác với số thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính.

Trước đây: Theo quy định tại điểm e khoản 1 và khoản 6 Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung thì tỷ lệ khai thuế đối với hoạt động xây dựng tại tỉnh khác với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính là 2% trên doanh thu của công trình, hạng mục công trình xây dựng tại từng tỉnh hoặc công trình, hạng mục công trình xây dựng liên quan tới nhiều tỉnh mà không xác định được doanh thu của công trình tại từng tỉnh.

Người nộp thuế kê khai số thuế GTGT đã nộp của hoạt động xây dựng tại tỉnh khác theo chứng từ nộp tiền vào hồ sơ khai thuế GTGT tại trụ sở chính để bù trừ với số phải nộp hoặc chuyển khấu trừ tiếp kỳ sau nếu không phát sinh số thuế phải nộp của kỳ đó.

Điểm mới 3: Bỏ quy định khai thuế GTGT phải nộp đối với hoạt động bán hàng tại tỉnh khác với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính nhưng không thành lập đơn vị trực thuộc tại tỉnh đó (hoạt động bán hàng vãng lai ngoại tỉnh).

Trước đây: Theo quy định tại điểm e khoản 1 và khoản 6 Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung thì người nộp thuế có hoạt động bán hàng tại tỉnh khác với nơi đóng trụ sở chính nhưng không thành lập đơn vị trực thuộc tại tỉnh đó thì phải nộp hồ sơ khai thuế GTGT mẫu số 05/GTGT và nộp tiền cho địa phương nơi có hoạt động bán hàng vãng lai ngoại tỉnh.

Điểm mới 4: Bỏ tiêu thức phân bổ thuế GTGT phải nộp của cơ sở sản xuất là đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh khác tỉnh với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính trong trường hợp cơ sở sản xuất điều chuyển thành phẩm hoặc bán thành phẩm cho đơn vị khác trong nội bộ để bán ra là doanh thu của sản phẩm cùng loại tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất đế thống nhất thực hiện.

Trước đây; Tại điểm d khoản 1 Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính quy định việc xác định doanh thu của sản phẩm sản xuất ra được xác định trên cơ sở giá thành sản phẩm hoặc doanh thu của sản phẩm cùng loại tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất.

Điểm mới 5: Sửa đổi quy định đơn vị phụ thuộc khác tỉnh với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính phải khai thuế GTGT riêng và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý đơn vị phụ thuộc là đơn vị phụ thuộc trực tiếp bán hàng, sử dụng hoá đơn do đơn vị phụ thuộc đăng ký hoặc do người nộp thuế đăng ký với cơ quan thuế quản lý đơn vị phụ thuộc, theo dõi hạch toán đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu ra, đầu vào.

Trước đây: Tại điểm c khoản 1 Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính quy định các đơn vị trực thuộc khác tỉnh với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính phải nộp hồ sơ khai thuế GTGT cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc (trừ đơn vị trực thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của người nộp thuế).

thông tư hoàn thuế gtgt mới nhất
thông tư hoàn thuế gtgt mới nhất

Điểm mới 6: Quy định về phân bổ số thuế giá trị gia tăng phải nộp đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán khác tỉnh.

Trước đây: Người nộp thuế thực hiện phân bổ số thuế giá trị gia tăng phải nộp đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán khác tỉnh theo hướng dẫn tại công văn số 4311/TCT-DNL ngày 03/10/2014 của Tổng cục Thuế.

Điểm mới 7: Sửa đổi quy định về Kho bạc nhà nước (KBNN) thực hiện khấu trừ tiền thuế GTGT của các nhà thầu khi thực hiện thủ tục thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách nhà nước (NSNN) cho chủ đầu tư, cụ thể:

Sửa đổi các nội dung về KBNN không thực hiện khấu trừ thuế GTGT.
Thay đổi quy định về tỷ lệ khấu trừ thuế GTGT của KBNN là 1% trên doanh thu chưa có thuế GTGT của công trình, hạng mục công trình xây dựng cơ bản. Trường hợp công trình, hạng mục công trình xây dựng nằm trên nhiều tỉnh mà không xác định được doanh thu của công trình ở từng tỉnh thì sau khi xác định tỷ lệ 1% trên doanh thu chưa có thuế GTGT của công trình, hạng mục công trình xây dựng, căn cứ vào tỷ lệ (%) giá trị đầu tư của công trình tại từng tỉnh trên tổng giá trị đầu tư để xác định số thuế GTGT phải nộp cho từng tỉnh.

Trước đây: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 28 Thông tư số 156/2013/TT- BTC của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung thì tỷ lệ khấu trừ thuế GTGT của KBNN là 2% trên số tiền thanh toán khối lượng các công trình, hạng mục công trình xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN, các khoản thanh toán từ nguồn NSNN cho các công trình xây dựng cơ bản của các dự án sử dụng vốn ODA thuộc diện chịu thuế GTGT (phần vốn đối ứng trong nước thanh toán tại KBNN cho các công trình xây dựng cơ bản của các dự án ODA).

Về khai thuế, tính thuế, quyết toán thuế, phân bổ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, trừ nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh (Điều 17)

Điểm mới 1: Sửa đổi tiêu thức phân bố số thuế TNDN tạm nộp quý và số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán năm của người nộp thuế hạch toán tập trung tại trụ sở chính có cơ sở sản xuất là đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác với nơi đóng trụ sở chính, cụ thể:
Sửa đổi tỷ lệ phân bổ theo tỷ lệ (%) giữa chi phí của từng cơ sở sản xuất trên tổng chi phí của người nộp thuế (không bao gồm chi phí của hoạt động được hưởng ưu đãi thuế TNDN). Chi phí để xác định tỷ lệ phân bổ là chi phí thực tế phát sinh của kỳ tính thuế.

Sửa đổi tiêu thức xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của hoạt động sản xuất, kinh doanh không bao gồm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của hoạt động được hưởng ưu đãi được xác định theo kết quả sản xuất kinh doanh của hoạt động được hưởng ưu đãi và mức ưu đãi được hưởng.

Trước đây: Theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính thì tỷ lệ phân bổ được xác định theo tỷ lệ chi phí của cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc với tổng chi phí của doanh nghiệp căn cứ vào số liệu quyết toán thuế thu nhập của doanh nghiệp năm trước liền kề năm tính thuế hoặc số liệu quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 (đối với doanh nghiệp thành lập trước năm 2008) hoặc theo tỷ lệ chi phí cho kỳ tính thuế đầu tiên do doanh nghiệp tự xác định (đối với doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp đang hoạt động có thành lập thêm hoặc thu hẹp các cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc ở các địa phương).

Điểm mới 2: Sửa đổi quy định về tiêu thức xác định số thuế TNDN tạm nộp quý và số thuế TNDN phải nộp phân bổ cho từng tỉnh theo quyết toán năm đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản tại tỉnh khác với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính thống nhất theo tỷ lệ 1% doanh thu tính thuế TNDN.
Cuối năm khi quyết toán chung tại trụ sở chính, người nộp thuế xác định số thuế TNDN phải nộp theo kết quả hoạt động kinh doanh thực tế của toàn bộ hoạt động chuyển nhượng bất động sản trong năm và số thuế TNDN phải nộp cho từng tỉnh. Số thuế TNDN đã tạm nộp trong năm tại các tỉnh (không bao gồm số thuế đã tạm nộp cho doanh thu thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng hoặc cho thuê mua, có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ mà doanh thu này chưa được tính vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm) được trừ vào số thuế TNDN phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản của từng tỉnh trên mẫu số 03-8A/TNDN, nếu chưa trừ hết thì tiếp tục trừ vào số thuế TNDN phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo quyết toán tại trụ sở chính trên mẫu số 03/TNDN.

Trước đây: Tại Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính quy định doanh nghiệp không phát sinh thường xuyên hoạt động chuyển nhượng bất động sản khai thuế TNDN theo từng lần phát sinh hoạt động chuyển nhượng bất động sản; Doanh nghiệp phát sinh thường xuyên hoạt động chuyển nhượng bất động sản thực hiện nộp thuế TNDN tạm tính hàng quý hoặc khai thuế TNDN theo từng lần phát sinh tại nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản. Kết thúc năm tính thuế, doanh nghiệp làm thủ tục quyết toán thuế TNDN cho toàn bộ hoạt động chuyển nhượng bất động sản đã tạm nộp thuế TNDN theo quý hoặc theo từng lần phát sinh tại trụ sở chính.

Điểm mới 3: Quy định về phân bổ số thuế TNDN phải nộp đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán khác tỉnh.

Trước đây: Người nộp thuế thực hiện phân bổ số thuế TNDN phải nộp đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán khác tỉnh theo tỷ lệ doanh thu tiêu thụ trên địa bàn theo hướng dẫn tại công văn số 4311/TCT-DNL ngày 03/10/2014 của Tổng cục Thuế.

Về khai thuế, tính thuế, phân bổ thuế thu nhập cá nhân (Điều 19)

Điểm mới: Quy định về phân bổ số thuế TNCN phải nộp đối với thuế TNCN từ tiền lương, tiền công và thuế TNCN từ trúng thưởng của cá nhân trúng thưởng xổ số điện toán.

Trước đây: Người nộp thuế thực hiện phân bổ số thuế TNCN phải nộp đối với thuế TNCN từ tiền lương, tiền công theo hướng dẫn tại công văn số 1754/TCT- TNCN ngày 27/4/2016 của Tổng cục Thuế và phân bổ số thuế TNCN từ trúng thưởng phải nộp đối với thuế TNCN của cá nhân trúng thưởng xổ số điện toán theo quy định tại điểm b, Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 122/2017/NĐ-CP ngày 13/11/2017 của Chính phủ.

Khai thuế, tính thuế, phân bổ và nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (Điều 14)

Điểm mới 1: Quy định về phân bổ số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán khác tỉnh.

Trước đây: Người nộp thuế thực hiện phân bổ số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán khác tỉnh chưa được hướng dẫn cụ thể trong Thông tư mà chỉ được hướng dẫn trong Công văn số 4311/TCT-DNL ngày 03/10/2014 của Tổng cục Thuế.
1.8 Về khai thuế, tính thuế, phân bổ và nộp thuế bảo vệ môi trường (Điều 16)

Điểm mới 2: Bổ sung tiêu thức phân bổ số thuế bảo vệ môi trường (BVMT) phải nộp đối với xăng dầu cho từng tỉnh nơi có đơn vị phụ thuộc của thương nhân đầu mối hoặc đơn vị phụ thuộc của công ty con theo quy định tại Luật Doanh nghiệp của thương nhân đầu mối mà đơn vị phụ thuộc không hạch toán kế toán để khai riêng được thuế bảo vệ môi trường như sau:

Số thuế BVMT phải nộp đối với xăng dầu cho từng tỉnh nơi có đơn vị phụ thuộc bằng tổng số thuế BVMT phải nộp phân bổ cho từng tỉnh của các mặt hàng xăng dầu.
Số thuế BVMT phải nộp phân bổ cho từng tỉnh theo từng mặt hàng xăng dầu = số thuế BVMT phải nộp của từng mặt hàng xăng dầu trên tờ khai thuế nhân (x) với tỷ lệ (%) giữa sản lượng của từng mặt hàng xăng dầu do đơn vị phụ thuộc bán ra thuộc đối tượng phải kê khai, tính thuế BVMT trên tổng sản lượng của từng mặt hàng xăng dầu bán ra thuộc đối tượng phải kê khai, tính thuế BVMT của người nộp thuế.

Về khai thuế, tính thuế, phân bổ thuế thu nhập cá nhân (Điều 19)

Điểm mới: Quy định về phân bổ số thuế TNCN phải nộp đối với thuế TNCN từ tiền lương, tiền công và thuế TNCN từ trúng thưởng của cá nhân trúng thưởng xổ số điện toán.

Trước đây: Người nộp thuế thực hiện phân bổ số thuế TNCN phải nộp đối với thuế TNCN từ tiền lương, tiền công theo hướng dẫn tại công văn số 1754/TCT- TNCN ngày 27/4/2016 của Tổng cục Thuế và phân bổ số thuế TNCN từ trúng thưởng phải nộp đối với thuế TNCN của cá nhân trúng thưởng xổ số điện toán theo quy định tại điểm b, Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 122/2017/NĐ-CP ngày 13/11/2017 của Chính phủ.

Về xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế (Điều 21)

Về thời gian tính tiền chậm nộp

Điểm mới: Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp đến ngày liền kề trước ngày người nộp thuế nộp tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước. So với trước đây, thời gian tính tiền chậm nộp giảm 02 ngày.

Trước đây: Thời gian tính tiền chậm nộp được tính từ ngày liền kề sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế đến ngày người nộp thuế nộp số tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

Về điều chỉnh giảm tiền chậm nộp

Điểm mới: Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền qua thanh tra, kiểm tra phát hiện số tiền thuế phải nộp giảm hoặc cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định, thông báo giảm số tiền thuế phải nộp thì người nộp thuế được điều chỉnh giảm số tiền chậm nộp đã tính tương ứng với số tiền thuế chênh lệch giảm.

Trước đây: Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp thì NNT vẫn phải nộp đủ tiền chậm nộp đến ngày khai bổ sung làm giảm số tiền thuế phải nộp.

Về trình tự, thủ tục, hồ sơ không tính tiền chậm nộp (Điều 22)

Điểm mới: So với quy định tại Thông tư 26/2015/TT-BTC thì đã bỏ quy định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế khi cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý hồ sơ không tính tiền chậm nộp của người nộp thuế.

Trước đây: Người nộp thuế thuộc trường hợp không phải nộp tiền chậm cung cấp cho cơ quan thuế văn bản xác nhận của đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước về việc người nộp thuế chưa được thanh toán. Cơ quan thuế ban hành quyết định về việc kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế, thời gian kiểm tra tối đa là 03 ngày làm việc. Sau khi kiểm tra, cơ quan thuế xác định người nộp thuế thuộc hoặc không thuộc trường hợp được không tính tiền chậm nộp.

Về hồ sơ đề nghị hoàn thuế theo pháp luật thuế (Điều 28, Điều 29, Điều 30)

Điểm mới 1: Sửa đổi các tài liệu có liên quan theo trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo pháp luật thuế giá trị gia tăng theo hướng người nộp thuế phải nộp thêm các tài liệu xác định về đối tượng, trường hợp được hoàn thuế để phù hợp với Khoản 1 Điều 72 Luật Quản lý thuế và các pháp luật có liên quan, cụ thể:

Hoàn thuế đối với dự án đầu tư: Bổ sung các giấy tờ pháp lý liên quan đến hồ sơ dự án đầu tư xây dựng như: Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư (nếu có); Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất hoặc hợp đồng cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền; Bản sao giấy phép xây dựng; Bản sao chứng từ góp vốn điều lệ; Bản sao Giấy phép liên quan đến việc đầu tư, kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định; Bảng kê hóa đơn chứng từ mua vào; Quyết định thành lập Ban Quản lý dự án, Quyết định giao quản lý dự án đầu tư của chủ dự án đầu tư, Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh hoặc Ban quản lý dự án đầu tư (nếu chi nhánh, Ban quản lý dự án thực hiện hoàn thuế).

Hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu: Bổ sung Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào (trừ trường hợp người nộp thuế đã gửi hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế); Danh sách tờ khai hải quan đã thông quan (đối với hàng hóa xuất khẩu);

Hoàn thuế đối với chương trình, dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại: Bổ sung quy định về thành phần hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng phù hợp với quy định tại Khoản 2 Điều 80 Nghị định số 56/2020/NĐ- CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ và mô hình hoạt động của các chương trình, dự án ODA, tạo thuận lợi cho người nộp thuế trong việc lập và gửi hồ sơ hoàn thuế đến cơ quan thuế;

Hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ mua trong nước bằng nguồn tiền viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức: Bổ sung quy định về thành phần hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng phù hợp với quy định tại Khoản 2 Điều 24 Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08/07/2020 của Chính phủ.

Hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ mua trong nước bằng nguồn tiền viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam: Bổ sung quy định về thành phần hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua trong nước bằng nguồn tiền viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam phù hợp với quy định tại Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ.

Hoàn thuế đối với ưu đãi miễn trừ ngoại giao: Bổ sung thành phần hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng gồm Bảng kê viên chức ngoại giao thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 01-3b/HT; Bỏ quy định nộp Bảng kê thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng cho viên chức ngoại giao tại Việt Nam theo mẫu số 01-3/ĐNHT và Bản gốc kèm theo 02 (hai) bản chụp hóa đơn GTGT có đóng dấu của cơ quan đại diện.
Hoàn thuế đối với trường hợp hoàn theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật: Bổ sung thành phần hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng gồm Quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Trước đây: Hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT thực hiện theo quy định của Thông tư số 99/2016/TT-BTC, Thông tư số 156/2013/TT-BTC, người nộp thuế phải gửi Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu NSNN và các tài liệu khác theo quy định tại các điều từ Điều 50 đến Điều 56 (trừ Điều 53, Điều 54 của Thông tư số 156/2013/TT- BTC).

Điểm mới 2: Bổ sung thành phần hồ sơ hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng khoáng nguyên liệu dùng để sản xuất, pha chế xăng sinh học gồm bản sao Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc người nộp thuế được sản xuất xăng sinh học, nộp theo hồ sơ hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt lần đầu.

Trước đây: Tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 14/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ quy định về hồ sơ hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng khoáng nguyên liệu dùng để sản xuất, pha chế xăng sinh học chỉ gồm Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01a/ĐNHT.

Quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác của nhà cung cấp ở nước ngoài (NCCNN) không có cơ sở thường trú tại Việt Nam

– Cơ quan thuế quản lý trực tiếp đối tượng này là Tổng cục Thuế.
– Việc đăng ký, kê khai, nộp thuế của NCCNN sẽ bằng phương thức điện tử, trong đó sử dụng mã xác thực giao dịch điện tử để thay chữ ký, không cần cung cấp bản giấy.
– NCCNN có thể trực tiếp hoặc ủy quyền đăng ký, kê khai, nộp thuế với Tổng cục Thuế.
– Việc đăng ký, kê khai, nộp thuế được thực hiện kể từ thời điểm có thông báo của Tổng cục Thuế về hệ thống đăng ký, kê khai, nộp thuế của nhà cung cấp ở nước ngoài trên cổng Thông tin điện tử đi vào hoạt động.
– Việc kê khai, khấu trừ, nộp thay và theo dõi số tiền chuyển cho các NCCNN của ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được thực hiện kể từ khi Tổng cục Thuế gửi thông báo cho Hội sở chính của ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về thông tư hoàn thuế gtgt mới nhất Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139