Quy định về tên trùng và tên gây nhầm lẫn theo pháp luật doanh nghiệp

quy định về tên trùng và tên gây nhầm lẫn theo pháp luật doanh nghiệp

Mỗi một doanh nghiệp khi được thành lập thì đều gắn với một cái tên cụ thể. Tên doanh nghiệp thông thường sẽ do chủ doanh nghiệp đặt. Hiện nay, một trong những vấn đề khá quan trọng khi thành lập doanh nghiệp đó là lựa chọn tên doanh nghiệp vừa thỏa mãn yêu cầu của chủ thể thành lập, vừa thỏa mãn quy định của pháp luật. Chỉ khi đó, việc thành lập công ty mới được chấp nhận và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

Pháp luật doanh nghiệp năm 2020 được ban hành đã đưa điều luật cụ thể về tên của công ty, các doanh nghiệp khi muốn thành lập và trong quá trình đặt tên doanh nghiệp cũng có những quy định riêng cần tuân thủ, một trong số đó là quy định về tên trùng và tên gây nhầm lẫn theo pháp luật doanh nghiệp. Bài viết dưới đây Luật Trần và Liên Danh sẽ giúp người đọc tìm hiểu về quy định về tên trùng và tên gây nhầm lẫn theo pháp luật doanh nghiệp.

Quy định về tên doanh nghiệp:

Theo Điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về tên doanh nghiệp có nội dung cụ thể như sau:

“1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

a) Loại hình doanh nghiệp;

b) Tên riêng.

Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39 và 41 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.”

Như vậy, ta nhận thấy, tên doanh nghiệp được quy định như sau:

– Tên doanh nghiệp chia làm ba loại bao gồm các loại cụ thể đó là: Tên tiếng việt (tên thông thường); Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp.

– Tên tiếng việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố cụ thể đó là: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng của doanh nghiệp.

Trong đó:

+ Loại hình doanh nghiệp: pháp luật Việt Nam đã ban hành quy định có năm loại hình doanh nghiệp sau đây: Công ty trách nhiệm hữu hạn (được viết tắt là công ty TNHH); công ty cổ phần (được viết tắt là công ty CP); công ty hợp danh (được viết tắt là công ty HD); doanh nghiệp tư nhân (được viết tắt là DNTN).

+ Tên riêng: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Cần phải lưu ý rằng, pháp luật quy định, các doanh nghiệp khi đặt tên không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ các trường hợp các doanh nghiệp đó được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó. Trước khi các doanh nghiệp đăng ký đặt tên doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có thể tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp.

Tên doanh nghiệp được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền cần phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp sẽ phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành theo đúng quy định.

Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp:

Theo Điều 38 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp có nội dung cụ thể như sau:

“1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật này.

Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.”

Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.”

Như vậy, pháp luật hiện hành quy định về việc đặt tên doanh nghiệp sẽ không được trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, các chủ thể khi đặt tên doanh nghiệp cũng không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó. Đặc biệt, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc xâm phạm đến truyền thống văn hoá quốc gia.

Quy định về tên trùng và tên gây nhầm lẫn theo pháp luật doanh nghiệp:

Theo Điều 41 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về tên trùng và tên gây nhầm lẫn có nội dung cụ thể như sau:

“1. Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.

Các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bao gồm:

a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;

b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

quy định về tên trùng và tên gây nhầm lẫn theo pháp luật doanh nghiệp
quy định về tên trùng và tên gây nhầm lẫn theo pháp luật doanh nghiệp

đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;

e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;

h) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này không áp dụng đối với công ty con của công ty đã đăng ký.”

Theo quy định của pháp luật, ta hiểu tên trùng và tên gây nhầm lẫn có nội dung cụ thể như sau:

Như vậy, ta nhận thấy, pháp luật doanh nghiệp của Việt Nam quy định khi các chủ thể đặt tên công ty, doanh nghiệp không chỉ cần đảm bảo đủ cấu trúc, không dùng từ ngữ cấm, không dùng tên cơ quan chức năng làm tên doanh nghiệp thì tên của công ty khi được đặt sẽ còn phải đảm bảo không được trùng tên với doanh nghiệp khác và tên không được gây nhầm lẫn.

Hiểu một cách đơn giản đó là tên doanh nghiệp của các chủ thể sẽ không được giống với tên doanh nghiệp đã đăng ký thành lập trước đó về cả loại hình lẫn tên riêng nếu không sẽ bị coi là trùng lặp. Tên công ty đăng ký sau cũng không nên có tên riêng giống với công ty đã đăng ký kinh doanh trước đó, nếu không trường hợp này sẽ bị xem là vi phạm tên dễ gây nhầm lẫn theo quy định của pháp luật. Từ đó đã dẫn đến vi phạm điều cấm của pháp luật.

Hiện nay, tại Việt Nam có quy định về tên trùng và tên gây nhầm lẫn theo pháp luật doanh nghiệp rất rõ ràng và cần được các doanh nghiệp đảm bảo thực hiện. Một số quy định cụ thể bao gồm:

– Tên của công ty không được xem là trùng lặp hay dễ gây nhầm lẫn trong trường hợp tên công ty khi được đăng ký không được giống hoàn toàn về loại hình công ty và tên riêng với các công ty đã đăng ký trước đó bời vì nó có thể dễ gây nhầm lẫn.

– Tên của công ty không được xem là trùng lặp hay dễ gây nhầm lẫn trong trường hợp tên riêng của công ty chỉ khác với tên riêng của công ty đã đăng ký trước đó về số thứ tự, số tự nhiên hoặc chữ trong bảng chữ cái Tiếng Việt, cũng có thể là các chữ F, J, Z, W trong trường hợp loại hình doanh nghiệp đã giống nhau.

– Tên của công ty không được xem là trùng lặp hay dễ gây nhầm lẫn trong trường hợp tên theo Tiếng Việt của công ty thực hiện đăng ký đọc lên giống với tên các công ty đã tiến hành đăng ký trước theo quy định.

– Tên của công ty không được xem là trùng lặp hay dễ gây nhầm lẫn trong trường hợp tên tiếng nước ngoài của công ty khi được thực hiện đăng ký giống hoặc trùng với tên tiếng nước ngoài của công ty khác.

– Tên của công ty không được xem là trùng lặp hay dễ gây nhầm lẫn trong trường hợp tên riêng của công ty chỉ khác với tên riêng của các công ty cùng loại hình doanh nghiệp về ký hiệu “+”,” –“, “_”, ”.”, &”.

– Tên của công ty không được xem là trùng lặp hay dễ gây nhầm lẫn trong trường hợp tên riêng của doanh nghiệp đang đề nghị được đăng ký chỉ không giống với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại hình kinh doanh đã đăng ký trước đó bởi một chữ “tân” hay “mới” ngay trước hoặc sau tên riêng của doanh nghiệp đã thành lập trước đó.

– Tên của công ty không được xem là trùng lặp hay dễ gây nhầm lẫn trong trường hợp tên viết tắt của công ty giống và trùng với tên viết tắt của các công ty đã được đăng ký thành lập trước đó.

– Tên của công ty không được xem là trùng lặp hay dễ gây nhầm lẫn trong trường hợp tên riêng công ty chỉ khác với tên các công ty có cùng loại hình đăng ký kinh doanh bằng từ “miền đông”, “miền nam”, “miền trung “hay “miền bắc”, “miền tây”.

– Tên của công ty không được xem là trùng lặp hay dễ gây nhầm lẫn trong trường hợp công ty mở công ty con và lấy tên riêng thêm các chữ cái, ký tự hay từ tân, mới và các vùng bắc, trung, nam, tây, đông đặt sau tên riêng.

Ta nhận thấy, dù pháp luật đã đưa ra các quy định khá rõ ràng, nhưng đôi khi các doanh nghiệp khi đặt tên doanh nghiệp của mình vẫn không tránh khỏi việc nhầm lẫn hay trùng tên do Việt Nam có hàng ngàn doanh nghiệp khác nhau.

Chính bởi vì thế, nếu không muốn nhầm lẫn, các chủ thể cần lên cổng thông tin quốc gia và tiến hành tra cứu tên của công ty mà mình dự định đặt xem có giống hay trùng với công ty khác hay không. Thông qua quá trình đó tiến hành lựa chọn được tên công ty phù hợp và duy nhất cho doanh nghiệp mình theo đúng quy định pháp luật.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về quy định về tên trùng và tên gây nhầm lẫn theo pháp luật doanh nghiệp. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139