Mẫu đơn tố cáo bạo hành gia đình

mẫu đơn tố cáo bạo hành gia đình

Gia đình vốn dĩ là tổ ấm của mỗi con người. Mỗi một gia đình được xem là một tế bào của xã hội. Ở trong gia đình ấy, chúng ta được yêu thương, được chăm sóc. Những người trong gia đình đùm bọc lẫn nhau, bảo vệ lẫn nhau. Nhưng đáng buồn thay, không phải gia đình nào cũng có được sự hạnh phúc như vậy. Thực tế cuộc sống đã cho thấy có không ít những gia đình mà vì một lý do nào đó họ thường xuyên để xảy ra những mâu thuẫn, cãi vã và thậm chí là đánh đập nhau. Chính vì thế bạo lực gia đình là một vấn đề lớn của xã hội. Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây ra tổn hại với các thành viên khác trong gia đình.

Hiện nay, khi chúng ta đang xây dựng xã hội văn minh tiến bộ, gia đình hạnh phúc nhưng tình trạng bạo lực gia đình vẫn diễn ra phức tạp dưới nhiều hình thức, do đó chúng ta cần phải đấu tranh để hạn chế từng bước xóa bỏ hanh vi này trong đời sống xã hội. Trong bài viết dưới đây Chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc mẫu đơn tố cáo bạo hành gia đình, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Mẫu đơn tố cáo hành vi bạo hành gia đình là gì?

Mẫu đơn tố cáo hành vi bạo hành gia đình là đơn tố cáo hành vi bạo lực gia đình, bạo lực trẻ em, bạo lực với phụ nữ gửi đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đây là văn bản quan trọng để cơ quan có thẩm quyền giải quyết hành vi của người bạo hành theo quy định của pháp luật. Để đơn được giải quyết nhanh chóng thì nội dung phải đảm bảo đầy đủ và chính xác.

Đơn tố cáo hành vi bạo hành gia đình:

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

————–o0o————–

…. , ngày …  tháng … năm….

ĐƠN TỐ CÁO HÀNH VI PHẠM TỘI

(Đối với hành vi bạo hành/bạo lực gia đình của ……)

– Căn cứ Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2017;

– Căn cứ Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007;

Kính gửi: CÔNG AN XÃ/PHƯỜNG ……….

Tôi là: ……                                                   Sinh ngày: ….

Chứng minh nhân dân số: …..    Ngày cấp: ……Nơi cấp: ……

Hộ khẩu thường trú: …….

Chỗ ở hiện tại:……

Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành tạm giữ, xác minh và xử lý đối với hành vi phạm tội của:

Anh/chị: ……                                                Sinh ngày:……

Chứng minh nhân dân số: …     Ngày cấp: …..       Nơi cấp: …

Hộ khẩu thường trú: ……

Chỗ ở hiện tại: …….

Là: Chồng/con/bố/……

Tôi xin trình bày sự việc như sau:…..

 (Ví dụ: Chồng bạo hành vợ và vợ là người tố cáo:

Tôi và anh …… kết hôn năm ……. Hai vợ chồng sống hòa thuận đến khoảng năm …. thì xảy ra mâu thuẫn. Từ thời điểm ……., Anh … đã nhiều lần ăn chơi say xỉn ở bên ngoài và về chửi bới, xúc phạm, lăng mạ kèm đánh đập tôi.  Tần suất và mức độ sau mỗi lần anh ta đi chơi với bạn bè về rồi đánh tôi ngày càng nhiều khiến tôi không thể chịu đựng được và có ý định ly hôn. Tuy nhiên, biết được ý định đó, anh ta lại tiếp tục đánh tôi thậm chí còn dọa nếu tôi làm thủ tục ly hôn thì sẽ giết chết tôi. Gần đây nhất, ngày …. tháng ….. năm 2018, sau một lần đi chơi với bạn bè về và say xỉn, vợ chồng đã lời ra tiếng vào và anh ta lại một lần nữa đánh đập tôi khiến tôi ….(hậu quả)

Nhận thấy, hành vi của …… đã cấu thành tội hành hạ vợ chồng quy định tại Điều 185 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:

Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình

Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.”

Cho nên, Nay tôi viết đơn này kính đề nghị Quý cơ quan:

– Có biện pháp ngăn chặn và bảo vệ tôi ngay sau khi nhận được thông tin vụ việc;

– Xác minh và tạm giữ (nếu cần thiết) để ngăn chặn hành vi tiếp tục xảy ra; Luật sư hình sự giỏi.

– Truy cứu trách nhiệm hoặc xử lý đúng theo quy định pháp luật;

……

Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.

Kính mong quý cơ quan nhanh chóng xem xét và giải quyết. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn

(ký và ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn soạn thảo đơn tố cáo bạo lực gia đình mới nhất:

Bước 1: Đầu tiên phải có tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Thẩm quyền giải quyết tố cáo bạo hành gia đình được xác định tại (Điều 18 Luật chống bạo hành gia đình 2007).

Bước 2: Tiếp theo là ghi tên, nơi cư trú của người làm đơn (người tố cáo).

Bước 3: Trình bày nội dung tố cáo: lý do, mục đích, yêu cầu giải quyết chi tiết để cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

– Tóm tắt diễn biến, hành vi bạo hành của người bị tố cáo (các sự việc diễn ra theo trình tự thời gian như các hành vi xúc phạm, đánh đập phụ nữ, trẻ em trong gia đình).

– Hành vi bạo hành của người bị tố cáo vi phạm quy định pháp luật nào (điểm, khoản, điều của Luật chống bạo hành gia đình 2007 chẳng hạn như chồng đánh bạc đánh đập vợ, chửi bới và bôi nhọ vợ con,…)

– Hậu quả của hành vi bạo hành đối với người tố cáo (tổn thương tinh thần, vật chất,…) và chứng minh thiệt hại (giấy khám bệnh của bệnh viện, hồ sơ bệnh án, hóa đơn tiền thuốc,…)

– Yêu cầu giải quyết tố cáo (yêu cầu xử lý người bị tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường,…)

mẫu đơn tố cáo bạo hành gia đình
mẫu đơn tố cáo bạo hành gia đình

Bước 4: Cuối đơn là chữ ký cũng như họ tên đầy đủ của người làm tố cáo, tư vấn luật hình sự chi tiết

Bước 5: Trình bày danh mục tài liệu, chứng cứ liên quan kèm theo đơn tố cáo chứng minh nhân dân, hình ảnh, clip chứng minh hành vi bạo hành,… nhằm thuận lợi cho công tác điều tra và đảm bảo quyền và lợi ích cho các bên.

Quy định của pháp luật về bạo lực gia đình:

Căn cứ vào Luật phòng, chống bạo lực gia đình

Các hành vi bạo lực gia đình

Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

g) Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; 

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ

Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình

a) Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hòa giải phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

b) Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

c) Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ.

d) Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Biện pháp ngăn chặn, bảo vệ

Các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ được áp dụng kịp thời để bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, chấm dứt hành vi bạo lực gia đình, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gây ra, bao gồm:

a) Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình;

b) Cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình; Luật sư bào chữa hình sự chi tiết. 

c) Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình;

d) Cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân; sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân (sau đây gọi là biện pháp cấm tiếp xúc).

Người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực gia đình tùy theo tính chất, mức độ của hành vi bạo lực và khả năng của mình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.

Thẩm quyền, điều kiện áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự.

Việc áp dụng biện pháp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Luật này.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua địa chỉ hotline của Công ty luật  để được giải đáp và tư vấn hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139