Mẫu đơn kiến nghị phản ánh của cá nhân, tập thể được sử dụng để nêu quan điểm, ý kiến của một cá nhân hay tập thể về một vấn đề nào đó trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Cách viết đơn kiến nghị phản ánh của cá nhân, tập thể sẽ được Luật Trần và Liên Danh hướng dẫn cụ thể trong bài viết dưới đây.
Thế nào là kiến nghị phản ánh?
Điều 2 Luật tiếp công dân 2013 giải thích về hoạt động kiến nghị, phản ánh như sau:
Kiến nghị, phản ánh là việc công dân cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó.
Đơn phản ánh là văn bản thể hiện sự không đồng tình hay cho rằng có tồn tại sự vi phạm quy định pháp luật hoặc đạo đức đối với một cá nhân, tập thể nhất định. Mục đích của phản ánh là nhằm mong muốn cơ quan chủ quản, đơn vị có chức năng, thủ trưởng đơn vị có những biện pháp cứng rắn xử lý hành vi vi phạm.
Đơn kiến nghị là văn bản đưa ra quan điểm dựa trên quá trình làm việc, chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn để yêu cầu cá nhân, cơ quan có thẩm quyền áp dụng trong xử lý một vấn đề nào đó. Đồng thời, người kiến nghị có thể đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện các chủ trương, chính sách trong các lĩnh vực.
Hồ sơ phản ánh, kiến nghị bao gồm:
Đơn phản ánh, kiến nghị;
Căn cứ phản ánh, kiến nghị;
Các văn bản, kết luận của cơ quan thứ ba hay giải trình, video thử nghiệm phương án, ý tưởng;
Các tài liệu chứng minh khác liên quan đến vấn đề kiến nghị, phản ánh.
Mẫu đơn kiến nghị phản ánh của cá nhân.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
…, ngày… tháng… năm…
ĐƠN KIẾN NGHỊ, PHẢN ÁNH
(V/v: Kiến nghị quy định về …)
Kính gửi:
Người kiến nghị, phản ánh là: …………………………
Giấy CMND: …………………. Ngày cấp: …/…. /…Nơi cấp (tỉnh, TP): …………………….
Địa chỉ thường trú: ……………………
Chỗ ở hiện nay: ……………………………………
Điện thoại liên hệ: …………………………………………
Tôi xin trình bày lý do cụ thể vì sao làm đơn này:
………………………………………………
Tôi nhận thấy, quy định về … tại … là gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với thực tiễn hiện nay. Tôi kính đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét và đưa ra những thay đổi để khắc phục trình trạng đó.
1./……………………………………………
2./……………………………………………
Kính mong cơ quan xem xét về những kiến nghị trên và có hướng xử lý tốt hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tôi xin gửi kèm đơn này những văn bản, tài liệu, ảnh chụp sau
Người kiến nghị, phản ánh
Ký tên
(Ghi rõ họ tên)
Mẫu đơn kiến nghị phản ánh của tập thể
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-
….. ngày……tháng……năm……..
ĐƠN KIẾN NGHỊ
(V/v: Kiến nghị quy định về… ….)
Kính gửi: ………………………………………………….
Tên tôi là: ……………Sinh ngày……. tháng……. năm…..
Giấy CMND…………. Ngày cấp: …. /…/…Nơi cấp (tỉnh, TP):……………………..
Địa chỉ thường trú: …………………………
Chỗ ở hiện nay: ……………………………
Điện thoại liên hệ: ……………………………
Là đại diện theo ủy quyền của những cá nhân sau:
1.Ông/Bà…………………………………………..
Sinh ngày…………….. tháng………… năm……………..
Giấy CMND: ……….. Ngày cấp: …/…../……… Nơi cấp (tỉnh, TP):………….
Địa chỉ thường trú: ………………………………………..
Chỗ ở hiện nay: ……………………………………………
Điện thoại liên hệ: …………………………………………
2.Ông/Bà: ……………. Sinh ngày… tháng.…. nă.m……….
Giấy CMND/thẻ CCCD số: ..…. Ngày cấp: …./…../…..Nơi cấp (tỉnh, TP):………
Địa chỉ thường trú: …………………………………………
Chỗ ở hiện nay: ……………………………………………………………………
Điện thoại liên hệ: …………………………………………
3.(Liệt kê những cá nhân tham gia)
Theo hợp đồng ủy quyền được lập ngày…………ủy quyền vì mục đích gì…………..
Thay mặt các cá nhân trên, tôi xin trình bày lý do cụ thể trong đơn đề nghị này như sau:
………………………………………
Tôi nhận thấy, quy định về ………. tại ….. là gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với thực tiễn hiện nay. Tôi kính đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét và đưa ra những thay đổi để khắc phục trình trạng đó.
1./………………………………………………………….
2./……………………………………………………………..
Kính mong cơ quan xem xét về những kiến nghị trên và có hướng xử lý tốt hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hướng dẫn viết đơn kiến nghị
Một số điểm cần lưu ý khi viết đơn kiến nghị phản ánh:
Ghi rõ ràng, đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân, tập thể hay người đứng ra làm đơn kiến nghị cho tập thể. Đối với đơn kiến nghị tập thể: Ghi tên tổ chức, ghi thông tin của người đại diện. Đối với đơn kiến nghị của các nhân: Ghi rõ họ và tên của cá nhân người xin thông tin, số chứng minh thư nhân nhân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp và quốc tịch.
Về nội dung cần kiến nghị và yêu cầu giải quyết trong đơn: Ghi rõ nội dung thông tin vụ việc, cung cấp đầy đủ thông tin của các bên có liên quan. Trình bày xúc tích, ngắn gọn mà rõ ràng, mạch lạc, chi tiết những vấn đề cá nhân, tập thể cần cơ quan nhà nước xem xét và có thể đưa ra hướng xử lý, đề xuất phù hợp với tình hình thực tế.
Chuẩn bị tài liệu kèm theo đơn kiến nghị: Để nâng cao tính thuyết phục của đơn kiến nghị, cá nhân, tập thể cần chuẩn bị kỹ tài liệu cũng như những bằng chứng cụ thể phản ánh đúng sự việc đang diễn ra. Tài liệu đính kèm nên thể hiện bằng chứng văn bản, hình ảnh cụ thể.
Cam kết của bản thân: Cam kết tất cả những trình bày, tài liệu, bằng chứng là hoàn toàn đúng sự thật. Nếu có sai sót thì bản thân sẵn sàng chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Những lưu ý khi soạn thảo đơn đề nghị
Để khách hàng có thể tự mình hoàn thiện đơn đề nghị một cách nhanh chóng, hiệu quả và có giá trị pháp lý cao công ty Luật Trần và Liên Danh xin tư vấn đến khách hàng các vấn đề cần lưu ý trong quá trình viết Đơn đề nghị cụ thể như sau:
– Tư vấn việc xác định cụ thể các trường hợp nên soạn thảo đơn đề nghị theo đúng quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi tốt nhất đến khách hàng;
– Tư vấn về việc lựa chọn soạn thảo đơn Khiếu nại, đơn kiến nghị, đơn đề nghị thay vì soạn thảo đơn đề nghị để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng;
– Phân tích các ưu điểm, nhược điểm của từng loại đơn tương ứng trong trường hợp cụ thể của khách hàng để khách hàng có thể đưa ra sự lựa chọn phù hợp, chính xác nhất cho mình để đảm bảo giải quyết và bảo vệ đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp của quý khách hàng.
– Tư vấn, hướng dẫn khách hàng soạn thảo cụ thể, chi tiết nội dung vụ việc cần kiến nghị, nguyên nhân và lý do viết đơn đề nghị;
– Tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ các vấn đề pháp lý cho khách hàng để xác định cụ thể từng yêu cầu của khách hàng trong đơn kiến nghị cần soạn thảo để đảm bảo các quyền lợi hợp pháp của khách hàng được thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật;
– Tư vấn các căn cứ pháp lý liên quan đến vụ việc cụ thể của khách hàng để điền các điều khoản, quy định của pháp luật liên quan trong đơn đề nghị;
– Hướng dẫn khách hàng soạn thảo đơn đề nghị đúng, đủ, chính xác theo quy định của pháp luật hiện hành để hạn chế rủi ro đơn bị từ chối;
– Tư vấn giải quyết các vấn đề pháp lý có liên quan đến quy trình, thủ tục nộp đơn đề nghị theo đúng quy định của pháp luật.
Hướng dẫn mẫu đơn kiến nghị, phản ánh gửi xã, phường, thị trấn
Để viết được một lá đơn kiến nghị, trước hết người làm đơn phải xác định được nội dung kiến nghị, ví dụ: Đơn kiến nghị về việc Ông Nguyễn Văn A chứng thực sai giấy tờ.
Người làm đơn gửi đơn tới Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) nơi mình sinh sống, nếu cụ thể hơn có thể viết cả chủ thể có thẩm quyền giải quyết, ví dụ:
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) Bến Hải.
Ông: Nguyễn Văn B- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) Bến Hải.
Người làm đơn ghi đầy đủ thông tin:
– Đối với cá nhân: người làm đơn ghi học và tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp, thường trú tại, theo giấy chứng minh nhân dân do cơ quan có thẩm quyền cấp; hiện đang làm gì, ở đâu (thông tin này có ý nghĩa trong việc xác định ủy ban nhân dân đó có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý đơn hay không)
– Đối với tổ chức: người làm đơn ghi các thông tin về tên công ty, địa chỉ trụ sở chính, số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngày cấp nơi cấp theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; các thông tin về người đại diện theo pháp luật được viết giống với người kiến nghị là cá nhân.
Ở phần trình bày sự việc cần trình bày trung thực, khách quan, rõ ràng không bịa đặt, ở phần này phải nêu được các nội dung sau: Người bị kiến nghị là ai, tại sao lại kiến nghị, thời gian địa điểm xảy ra sự việc,…
ở phần kiến nghị xử lý cần tìm hiểu về kiến thức pháp luật để đưa ra kiến nghị hợp lý hơn. (ví dụ như xin lỗi cá nhân, bồi thường,..)
Cuối cùng người làm đơn ghi địa danh, ngày tháng năm làm đơn và ký, ghi rõ họ tên.
Quy chế tiếp nhận, xử lý phán ảnh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với Ủy ban nhân dẫn xã, phường, thị trấn
Khái niệm kiến nghị được hiểu là việc công dân hoặc tổ chức đề nghị với cá nhân, hoặc cơ quan quản lý hành chính nhà nước (cụ thể là Ủy ban nhân dân xã phường thị trấn) có thẩm quyền cần xử lý, điều chỉnh, sửa đổi hoặc có các giải pháp, biện pháp và hình thức quản lý, điều chỉnh, điều hành một lĩnh vực chuyên môn nào đó đã được triển khai thực hiện trong quá trình quản lý hành chính nhà nước; mà các giải pháp, biện pháp và hình thức quản lý đó chủ thể kiến nghị cho rằng sẽ không hiệu quả, không phù hợp, không khả thi, có thể gây hoặc đã gây hậu quả xấu đến hoạt động bình thường và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và tập thể.
Còn khái niệm phản ánh được hiểu là việc công dân, tổ chức nêu lên và đề xuất với cá nhân, đơn vị có thẩm quyền (cụ thể là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn) xem xét, xử lý kịp thời những sự việc phát sinh làm ảnh hưởng xấu đến các hoạt động bình thường hoặc gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp trong các lĩnh vực của đời sống xã hội của cá nhân, tổ chức và tập thể.
Nội dung phản ánh, kiến nghị
– Các vướng mắc cụ thể do hành vi, thái độ của cán bộ, công chức, cơ quan hành chính nhà nước gây chậm trễ, phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng với các quy định pháp luật trong việc thực hiện các quy định hành chính.
– Các quy định hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước không phù hợp với thực tế; không đồng bộ, không thống nhất; không hợp pháp; trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập và những vấn đề khác liên quan đến quy định hành chính.
– Phương án xử lý những phản ánh, nêu trên; các sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống Nhân Dân.
Nguyên tắc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị
– Tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật có liên quan.
– Đảm bảo tính công khai, minh bạch.
– Quy trình thực hiện phải cụ thể, rõ ràng, thống nhất, đảm bảo phối hợp xử lý, phản ánh, kiến nghị của cơ quan hành chính Nhà nước.
– Thủ tục tiếp nhận đơn giản, thuận tiện.
– Tiếp nhận, xử lý đúng thẩm quyền quy định.
Trường hợp cá nhân, tổ chức trực tiếp đến cơ quan hành chính các cấp khác để phản ánh, kiến nghị thì cơ quan hành chính các cấp có trách nhiệm cung cấp mẫu phiếu phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính hướng dẫn cá nhân, tổ chức điền đầy đủ thông tin vào mẫu phiếu phản ánh, kiến nghị. Nếu phản ánh, kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết thì cơ quan hành chính các cấp phải kiểm tra, xác minh, xử lý theo thẩm quyền và báo cáo kết quả xử lý về UBND tỉnh thông qua Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh. Nếu phản ánh, kiến nghị không thuộc thẩm quyền giải quyết thì cơ quan hành chính các cấp gửi phiếu phản ánh, kiến nghị đến cơ quan có trách nhiệm, thẩm quyền tiếp nhận phản ánh, kiến nghị theo Quy chế này.
Đối với phản ánh, kiến nghị trong thực hiện quy định hành chính do hành vi, thái độ chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, công chức:
– Cán bộ, công chức thuộc các sở, ban, ngành (kể cả các đơn vị trực thuộc): Văn bản chuyển phản ánh, kiến nghị gửi đến các sở, ban, ngành đó để kiểm tra, xác minh xử lý;
– Cán bộ, công chức, cơ quan hành chính nhà nước thuộc UBND cáp huyện: Văn bản chuyển phản ánh, kiến nghị gửi đến UBND cấp huyện để kiểm tra, xác minh xử lý;
– Cán bộ, công chức thuộc UBND cấp xã: Văn bản chuyển phản ánh, kiến nghị gửi đến UBND cấp huyện để chỉ đạo UBND cấp xã kiểm tra, xác minh xử lý.
Đối với các phản ánh, kiến nghị về nội dung quy định hành chính:
– Quy định hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương: Văn bản đề nghị xử lý phản ánh, kiến nghị gửi đến các Bộ, ngành liên quan để kiến nghị xử lý;
– Quy định hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh: Văn bản đề nghị xử lý phản ánh, kiến nghị gửi đến các sở, ban, ngành theo lĩnh vực liên quan để nghiên cứu, tham mưu và báo cáo, đề xuất UBND tỉnh phương án xử lý;
– Quy định hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND, UBND cấp huyện: Văn bản đề nghị xử lý phản ánh, kiến nghị gửi đến UBND cấp huyện để xử lý;
– Quy định hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND, UBND cấp xã: Văn bản đề nghị xử lý phản ánh, kiến nghị gửi đến UBND cấp huyện để chỉ đạo UBND cấp xã xử lý.
Trường hợp những phản ánh, kiến nghị về nội dung quy định hành chính liên quan đến hai hay nhiều cơ quan hành chính Nhà nước khác nhau mà các cơ quan đó không thống nhất được phương án xử lý; những phản ánh, kiến nghị đã được các sở chuyên ngành, UBND cấp huyện xử lý hoặc chỉ đạo xử lý nhưng cá nhân, tổ chức vẫn tiếp tục phản ánh, kiến nghị thì giao Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh chủ trì, tham mưu xử lý.