Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp tri thức và đào tạo nhân tài để giúp phát triển đất nước. Khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về giáo dục ngàng càng cao. Thấu hiểu được điều đó, ngày càng nhiều tổ chức, cá nhân muốn đầu tư vào lĩnh vực này bằng việc thành lập các công ty giáo dục. Tuy nhiên không pháp ai cũng nắm được thủ tục thành lập công ty giáo dục. Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Khái niệm về giáo dục
Giáo dục là cách học tập kiến thức, thói quen và kỹ năng của con người có tính chất truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác qua hình thức đào tạo, nghiên cứu và giảng dạy. Giáo dục có thể do người khác hướng dẫn, có thể do mỗi người tự học. Tức là những trải nghiệm cá nhân của con người với những suy nghĩ, hành đồng và cảm nhận sẽ được coi là giáo dục. Đối với một con người, việc giáo dục sẽ trải qua nhiều giai đoạn tương ứng khác nhau như giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học >> trung học >> đại học.
Công ty giáo dục là gì?
Công ty giáo dục được hiểu là công ty được thành lập bởi tổ chức hoặc cá nhân. Việc thành lập các công ty giáo dục nhằm mục đích đào tạo kinh doanh về mảng giáo dục, hay còn được gọi là giáo dục tư thục. Theo đó, chủ thể thành lập công ty giáo dục có thể thành lập trường mầm non, trường tiểu học (cấp 1), trường THCS (cấp 2), trường THPT (cấp 3), trường đại học, cao đẳng hoặc trung tâm dạy nghề, trung tâm đào tạo ngoại ngữ, trung tâm đào tạo kỹ năng sống, trung tâm dạy kỹ năng mềm và một số loại hình đào tạo liên quan đến giáo dục khác,…
Phần lớn những ngành nghề thuộc lĩnh vực giáo dục sẽ là những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Bởi vậy, bạn cần lưu ý đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật để có thể được cấp cấp phép hoạt động trong lĩnh vực này.
Mục đích của giáo dục đối với con người
Giáo dục có mục tiêu cung cấp, trang bị kiến thức, kỹ năng cũng như rèn luyện đạo đức, nhân cách và lối sống cho con người để hòa nhập với cộng đồng của mình. Có thể nói, mục tiêu giáo dục tương ứng với mỗi thời đại nhất định trong quá trình phát triển xã hội, bao gồm một hệ thống các yêu cầu xã hội cụ thể, các chuẩn mực của một hình mẫu nhân cách cần hình thành ở một người được giáo dục nhất định. Đối với các giai đoạn phát triển xã hội, mục tiêu giáo dục cũng có nhiều thay đổi.
Theo đó, người ta phân chia ra làm 3 loại mục tiêu giáo dục trên thế giới, Dịch vụ thành lập công ty.
Mục tiêu giáo dục tiếp cận truyền thống
Đó là con người được dạy những kiến thức, kỹ năng, thói quen để hình thành nên một mẫu người theo tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Mục tiêu này được xem là lỗi thời vì tính áp đặt, làm thui chột tiềm năng, sự sáng tạo của cá nhân trong mỗi người. Ở Việt Nam, nước ta đang hướng tới mục tiêu giáo dục này, giống như các nước Liên xô cũ trước kia.
Mục tiêu giáo dục tiếp cận cá nhân
Mục tiêu này hướng tới phát triển cá nhân của người học được áp dụng phổ biến ở nước Mỹ, các nước phương Tây trong giai đoạn 1970 – 1980. Mục tiêu này tạo điều kiện cho mỗi người có thể tự do phát triển nhưng mặt trái của nó là quá tự do và buông thả.
Mục tiêu giáo dục truyền thống – cá nhân
Đây là mục tiêu kết hợp giữa truyền thống – cá nhân. Hiện nay, nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đang áp dụng mục tiêu giáo dục này nhằm hạn chế những nhược điểm và phát huy ưu điểm của 2 mục tiêu ở trên. Mục tiêu này đang được áp dụng phổ biến trong giáo dục ở các nước Âu – Mĩ.
Thủ tục đăng ký thành lập công ty giáo dục
Trước tiên, để thực hiện việc thành lập công ty giáo dục bạn cần tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh. Thủ tục bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty giáo dục
Theo quy định hiện hành, hồ sơ đăng ký thành lập công ty giáo dục bao gồm:
Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty được lập theo mẫu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT (bạn cần lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp cũng như đăng ký các mã ngành liên quan đến giáo dục tại Quyết định 27/2018);
Điều lệ công ty giáo dục lập theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và phải có chữ ký của các chủ thể được yêu cầu; thủ tục thành lập công ty.
Danh sách thành viên đối với công ty hợp danh, công ty tnhh 2 thành viên trở lên hợp danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài và cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp thành viên, cổ đông là tổ chức;
Văn bản ủy quyền quản lý phần vốn góp trong trường hợp thành viên/cổ đông góp vốn là tổ chức;
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ có thể chứng thực tư cách cá nhân theo quy định của pháp luật như giấy cmnd/ thẻ cccd đối với các cá nhân là thành viên/cổ đông, người đại diện theo pháp luật của công ty;
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ có thể chứng thực tư cách pháp nhân như QĐ thành lập hoặc GCN đăng ký doanh nghiệp hoặc các loại giấy tờ tương đương khác của thành viên/cổ đông là tổ chức, kèm theo một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân nêu trên của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức đó;
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp công ty giáo dục được thành lập hoặc được tham gia thành lập bởi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký và nhận kết quả
Bước tiếp theo trong thủ tục thành lập công ty giáo dục mà bạn cần thực hiện là nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính qua Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Sau khi tiến hành xem xét về tính hợp lệ của hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho bạn. Quá trình này diễn ra trong khoảng 03 ngày làm việc.
Bước 3: Thủ tục cần làm sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty phải treo biển tại trụ sở. Tiếp đó tiến hành các thủ tục như khắc con dấu, bố cáo thông tin doanh nghiệp. Ngoài ra, công ty còn cần mở tài khoản ngân hàng, mua chữ ký số điện tử, đăng ký chữ ký số điện tử và thực hiện kê khai, nộp thuế điện tử, đặt hóa đơn điện tử và thông báo phát hành hóa đơn. Việc kê khai và nộp thuế môn bài phải được thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thủ tục đề nghị kinh doanh giáo dục tại Sở Giáo dục và Đào tạo
Ngoài việc đăng ký thành lập doanh nghiệp tại phòng đăng ký kinh doanh, Thủ tục thành lập công ty giáo dục còn bao gồm việc thực hiện thủ tục đề nghị kinh doanh giáo dục tại Sở Giáo dục và Đào tạo.
Tùy thuộc vào loại hình giáo dục mà công ty giáo dục muốn kinh doanh mà bạn sẽ cần chuẩn bị trang thiết bị, bằng cấp cho phù hợp để có thể xin cấp phép hoạt động trong ngành giáo dục. Có thể lấy ví dụ như để thành lập trường mẫu giáo tư thục thì bạn cần phải có đề án thành lập trường mẫu giáo đáp ứng các quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước phê duyệt đồng thời đề án cần phải xác định rõ được nhiệm vụ, mục tiêu, chương trình và các nội dung giáo dục; đất đai, thiết bị, cơ sở vật chất, địa điểm dự kiến xây dựng trường; nguồn lực và tài chính; tổ chức bộ máy, phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển.
Tiếp đó, công ty của bạn phải được Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo cho phép để thành lập trường mẫu giáo. Hồ sơ xin cấp phép được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 46/2017/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 135/2018/NĐ-CP, cách thành lập công ty.
Có thể đăng ký ngành nghề nào khi thành lập công ty giáo dục?
Hiện nay, doanh nghiệp có thể tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Theo đó, khi mở công ty giáo dục, bạn có thể lựa chọn một hoặc một số ngành nghề sau đây để kinh doanh:Giáo dục Mầm non (Mã số 8510); Giáo dục Tiểu học (Mã số 8520); Giáo dục Trung học cơ sở và Trung học phổ thông (Mã số 8531); Giáo dục nghề nghiệp (Mã số 8532); Đào tạo Cao đẳng (Mã số 8541); Đào tạo Đại học và sau đại học (Mã số 8542); Giáo dục Thể thao & Giải trí (Mã số 8551); Giáo dục Văn hóa nghệ thuật (Mã số 8552); Giáo dục khác (Mã số 8559).
Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, để được Sở Giáo dục và Đào tạo cấp phép kinh doanh những ngành nghề cụ thể này, bạn cần phải thực hiện những thủ tục rất phức tạp, bởi vậy chúng tôi khuyên bạn chỉ nên đăng ký những ngành nghề mà công ty mình thực hiện kinh doanh.
Vai trò của giáo dục đối với mỗi con người trong xã hội ngày nay
Giáo dục có vai trò rất quan trọng đối với mỗi con người, có thể nói làm nên sự tiến bộ, tiến hóa của loài người so với các loài động vật khác. Có giáo dục, con người sẽ có trí tuệ, có thể học những kiến thức, kỹ năng để làm tốt một việc nào đó. Giáo dục không chỉ giúp tạo ra một con người mà còn góp phần đổi mới xã hội thông qua những hoạt động, suy nghĩ của các cá nhân trong đó. Tóm lại, giáo dục giúp một người có thể hòa nhập vào cộng đồng thông qua các mối quan hệ, hoạt động của bản thân, qua công việc làm.
Thông qua việc trang bị những kiến thức, kỹ năng cho con người, giáo dục giúp một người sống có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và xã hội. Với giáo dục của mình, con người có khả năng giải quyết vấn đề, có kiến thức về khoa học – xã hội để thích ứng với hoàn cảnh tự nhiên và xã hội tốt nhất.
Trên đây là những thông tin hữu ích có thể giúp bạn trong việc thực hiện thủ tục thành lập công ty giáo dục một cách nhanh chóng, dễ dàng cũng như thuận tiện nhất mà Luật Trần và Liên Danh gửi đến bạn đọc. Tuy nhiên, có thể thấy việc thực hiện thủ tục này sẽ khá khó khăn và mất thời gian nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Bởi Luật Trần và Liên Danh khuyên bạn nên sử dụng dịch vụ thành lập của chúng tôi. Đến với dịch vụ của Luật Trần và Liên Danh, bạn có thể tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Nếu có bất kỳ vấn đề phát sinh liên quan đến các vấn đề được nêu trên, vui lòng liên hệ với Công ty luật để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.