Trước khi tham gia vào thị trường chứng khoán, kiến thức về thị trường chính là nền tảng của việc đầu tư. Nhà đầu tư thông minh sẽ luôn học hỏi để nắm được cách mà thị trường hoạt động. Việc hiểu được cách vận hành và mối liên kết giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp giúp nhà đầu tư tự tin hơn trong việc lên kế hoạch đầu tư của bản thân. Bài viết dưới đây giúp nhà đầu tư hiểu rõ về thị trường sơ cấp là gì.
Khái quát về thị trường sơ cấp là gì
Thị trường chứng khoán hay sàn chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán. Hoạt động đó được thực hiện chủ yếu tại sở giao dịch chứng khoán hoặc thông qua các công ty môi giới chứng khoán. Dựa theo tính chất của chứng khoán mà thị trường chứng khoán được phân thành hai loại đó là thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp.
Thị trường sơ cấp là gì?
Thị trường chứng khoán sơ cấp (Primary market) là nơi diễn ra giao dịch mua, bán các loại cổ phiếu mới phát hành. Thị trường này còn có tên gọi khác là thị trường phát hành, thị trường cấp một.
Các công ty có nhu cầu huy động vốn sẽ bán ra thị trường số cổ phần nhất định, mục đích nhằm tạo ra nguồn vốn cho công ty.
Sau khi giao dịch thành công, vốn của người mua sẽ được chuyển đến nhà phát hành. Nói cách khác, nhà phát hành huy động vốn bằng việc bán các loại chứng khoán mới phát hành cho các nhà đầu tư.
Ví dụ: Một công ty cần có thêm vốn để mở rộng kinh doanh, và phát triển dịch vụ. Thế nên, công ty quyết định bán ra 30% cổ phần (quyền sở hữu công ty). Con số 30% cổ phần này sẽ được bán ra dưới cái tên chứng khoán mới phát hành. Hoạt động mua, bán giữa nhà đầu tư và công ty được xem là giao dịch chứng khoán trên thị trường sơ cấp.
Thị trường thứ cấp là gì?
Thị trường chứng khoán thứ cấp (Secondary market) là nơi mua, bán các loại chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp.
Thị trường chứng khoán thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các cổ phiếu đã phát hành. Đây là nơi giao dịch giữa các chứng khoán đã phát hành. Nhà đầu tư mua đi bán lại tùy thuộc vào mục đích riêng như tích lũy, đầu cơ,…
Sau khi các công ty bán chứng khoán mới phát hành. Loại chứng khoán này thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư và không còn là chứng khoán mới phát hành nữa.
Ví dụ:
Nhà đầu tư mua 30% chứng khoán do công ty A phát hành. Sau một thời gian, giá chứng khoán của A tăng mạnh. Nhà đầu tư quyết định bán cho một nhà đầu tư khác để lấy tiền chênh lệch.
Giao dịch buôn bán này được thực hiện thông qua trung gian là một công ty chứng khoán. Giao dịch này không tạo thêm vốn cho công ty vì 30% chứng khoán này do nhà đầu tư sở hữu. Việc mua bán chứng khoán giữa các nhà đầu tư được diễn ra trên thị trường thứ cấp.
Đặc điểm thị trường chứng khoán sơ cấp
Công ty, doanh nghiệp huy động tiền vốn thông qua thị trường sơ cấp để đáp ứng các yêu cầu về vốn dài hạn của tổ chức/đơn vị mình. Do đó, việc đáp ứng nhu cầu trên là một đặc điểm cơ bản của thị trường chứng khoán sơ cấp.
Thị trường sơ cấp giải quyết những vấn đề mới của chứng khoán. Vì thế tất cả các sản phẩm như: cổ phiếu, trái phiếu hoặc giấy ghi nợ, … đều được giới thiệu lần đầu tiên trên thị trường sơ cấp.
An ninh được thả nổi trên thị trường sơ cấp trước khi đến với thị trường thứ cấp.
Thị trường này hoạt động không liên tục, mà hoạt động chỉ khi các doanh nghiệp phát sinh nhu cầu huy động vốn.
Giá chứng khoán trên thị trường sơ cấp là cố định và được quyết định bởi nhà phát hành. Giá chứng khoán này sẽ được in ngay trên mã chứng khoán. Như vậy nhà đầu tư sẽ được mua trực tiếp cổ phiếu từ công ty phát hành.
Chủ thể trung gian giữa các hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán sơ cấp là ngân hàng.
Hoạt động của thị trường sơ cấp tạo ra một kênh huy động vốn đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế. Ở thị trường này, người phát hành nhận được tiền từ việc bán chứng khoán. Các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức kinh tế, xã hội được chuyển thành vốn đầu tư dài hạn cho người phát hành chứng khoán.
Những thành phần chủ yếu tham gia vào thị trường chứng khoán sơ cấp đó là: nhà đầu tư, nhà phát hành và nhà bảo lãnh.
Khối lượng và nhịp độ giao dịch chứng khoán sơ cấp thấp hơn nhiều so với thị trường chứng khoán thứ cấp.
Đặc điểm thị trường chứng khoán thứ cấp
Cùng tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản của thị trường thứ cấp sau đây:
Thị trường chứng khoán thứ cấp cung cấp thanh khoản cho các nhà đầu tư. Vì thế mà nhà đầu tư có thể giao dịch mua và bán cổ phiếu bất cứ lúc nào.
Trên thị trường chứng khoán thứ cấp có lượng giao dịch lớn nên chi phí giao dịch thấp.
Khuyến khích đầu tư mới giữa các nhà đầu tư trong thị trường chứng khoán thứ cấp.
Thị trường chứng khoán thứ cấp đảm bảo sự an toàn và giao dịch công bằng, minh bạch để bảo vệ quyền và lợi ích của các nhà đầu tư.
Giúp các công ty, doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thanh khoản ngắn hạn. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tính thanh khoản và khả năng thị trường của cổ phiếu hiện có.
Thị trường chứng khoán thứ cấp là thị trường hoạt động liên tục thông qua các phiên giao dịch.
Các khoản thu từ việc bán chứng khoán trên thị trường thứ cấp thuộc về các nhà đầu tư chứ không phải tổ chức phát hành.
Thị trường thứ cấp giúp tính thanh khoản của các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp được đảm bảo và nhà đầu tư có thể chuyển đổi chứng khoán mà họ đang sở hữu thành tiền mặt.
Hoạt động của thị trường thứ cấp không làm tăng thêm lượng vốn đầu tư cho nền kinh tế mà chỉ làm thay đổi quyền sở hữu các chứng khoán đã được phát hành.
Chứng khoán sau khi phát hành thường được mua đi hoặc bán lại nhiều lần trên thị trường thứ cấp, đặc biệt là cổ phiếu. Việc thực hiện giao dịch mua bán này có thể nhằm mục đích cất giữ tài sản, tài chính, nhận một khoản thu nhập cố định hàng năm (thông qua cổ tức, trái tức, …) hoặc để hưởng phần chênh lệch giá.
Giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán thứ cấp là không cố định mà phụ thuộc và cung và cầu của loại chứng khoán được giao dịch. Các nhà đầu tư không được mua trực tiếp cổ phiếu từ công ty phát hành mà phải thực hiện giao dịch mua bán trao đổi lại với các nhà đầu tư khác trên thị trường.
So sánh thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp
STT |
Nội dung |
Thị trường chứng khoán sơ cấp |
Thị trường chứng khoán thứ cấp |
1 |
Định nghĩa |
Thị trường sơ cấp là thị trường trong đó chứng khoán được tạo ra cho các nhà đầu tư lần đầu |
Thị trường thứ cấp là nơi mua bán cổ phiếu đã phát hành giữa các nhà đầu tư |
2 |
Đơn vị, tổ chức có quyền can thiệp vào quá trình hoạt động của thị trường chứng khoán |
Công ty phát hành cổ phiếu và chính phủ |
Không có đơn vị, tổ chức nào can thiệp |
3 |
Loại thị trường |
Thị trường phát hành mới |
Thị trường hậu mãi |
4 |
Hoạt động giao dịch diễn ra với các tổ chức, cá nhân nào |
Giao dịch diễn ra giữa các nhà đầu tư và các công ty |
Giao dịch được diễn ra giữa các nhà đầu tư |
5 |
Tài chính |
Cung cấp vốn cho các doanh nghiệp công ty muốn mở rộng phát triển và đa dạng hóa |
Không cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp, công ty |
6 |
Tổ chức/các nhân tham gia vào quá trình trung gian |
Người bảo lãnh |
Các nhà môi giới |
7 |
Giá cả trên thị trường |
Giá cố định |
Giá cả biến động do nhiều cung-cẩu |
8 |
Các sản phẩm trong thị trường |
Sản phẩm bị hạn chế, gồm có 2 loại là IPO và FPO |
Cổ phiếu, giấy ghi nợ, chứng quyền, các sản phẩm phát sinh, … |
9 |
Quá trình mua hàng |
Diễn ra trực tiếp trên thị trường |
Công ty phát hành cổ phiếu không tham gia vào quá trình mua hàng |
10 |
Tần suất mua và bán |
Bị hạn chế, nhà đầu tư chỉ có thể đầu tư một lần vào thị trường |
Tần suất mua và bán khá cao, nhà đầu tư có thể giao dịch nhiều lần |
11 |
Đơn vị/tổ chức/cá nhân hưởng lợi ích |
Công ty |
Nhà đầu tư |
12 |
Mô hình hoạt động |
Không có tổ chức |
Được thiết lập có tổ chức |
13 |
Nghĩa vụ của các đơn vị/tổ chức/cá nhân |
Công ty phát hành cổ phiếu và giấy ghi nợ phải tuân theo tất cả các quy định |
Nhà đầu tư phải tuân theo các quy tắc của sở giao dịch chứng khoán và chính phủ |
14 |
Nhược điểm/ bất lợi |
Mất nhiều chi phí và thời gian |
Nếu có biến động giá nhà đầu tư có thể bị thiệt hại lớn |
15 |
Sự khác biệt về tổ chức |
Không bắt nguồn từ bất kỳ vị trí cụ thể hoặc vị trí địa lý |
Nó có sự tồn tại vật lý |
16 |
Số lượng một bảo mật có thể được bán |
Chỉ một lần |
Nhiều lần |
Mối quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp
Thị trường chứng khoán sơ cấp giữ một vị trí quan trọng trong sự vận hành của thị trường. Đây là cơ sở và tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của thị trường thứ cấp. Vì đó là nơi cung cấp chứng khoán như một dạng hàng hóa cho thị trường thứ cấp hoạt động.
Như vậy, nếu không có thị trường sơ cấp thì sẽ không có thị trường thứ cấp.
Cũng giữ một vị trí quan trọng không kém trong sự vận hành của thị trường. Thị trường chứng khoán thứ cấp chính là động lực và điều kiện để thị trường cơ sở có thể phát triển.
Vậy nên, cả 2 loại thị trường đều không thể hoạt động nếu thiếu nhau. Mối liên kết chặt chẽ này được thể hiện qua các điều sau:
Thị trường thứ cấp làm tăng sự ưa chuộng của các nhà đầu tư đối với chứng khoán. Cùng với đó giúp họ giảm rủi ro. Các nhà đầu tư có thể dễ dàng sàng lọc, lựa chọn và thay đổi danh mục đầu tư.
Trên cơ sở đó, doanh nghiệp giảm được chi phí huy động và sử dụng vốn, làm tăng hiệu quả quản lý doanh nghiệp.
Thị trường thứ cấp được xem là thị trường định giá các công ty. Điều này giúp xác định giá cả của chứng khoán dựa vào giá trị công ty trên thị trường sơ cấp.
Từ việc xác định giá, thị trường thứ cấp cung cấp danh mục chi phí vốn với từng mức độ rủi ro khác nhau. Tạo cơ sở tham chiếu cho các nhà phát hành, cũng như các nhà đầu tư giao dịch trên thị trường chứng khoán cơ sở.
Phân loại thị trường bất động sản
Thị trường BĐS là gì?
Thị trường bất động sản là tập hợp những sắp xếp để người mua và bán các sản phẩm BĐS có thể trao đổi, tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng BĐS được thực hiện.
Căn cứ theo Điều 181 Bộ luật Dân sự, Bất động sản là tài sản không di dời được, bao gồm:
Đất đai
Nhà ở và các công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản khác gắn với nhà ở và các công trình xây dựng trước đó
Các tài sản khác gắn liền với đất
Các tài sản khác được pháp luật quy định
Tuy nhiên, không phải tất cả các bất động sản nêu trên đều được tham gia giao dịch trên thị trường hay được phân loại thị trường thứ cấp là gì. Sản phẩm BĐS muốn được giao dịch cần phải có đầy đủ các điều kiện tham gia giao dịch theo đúng quy định của Nhà nước. Ví dụ như đất đai sử dụng phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không xảy ra tranh chấp,…
Phân loại thị trường bất động sản thứ cấp và sơ cấp
Trong lĩnh vực bất động sản, có nhiều cách khác nhau để phân loại thị trường. Trong đó, căn cứ theo thời gian BĐS tham gia thị trường có thể phân loại thành các loại như sau:
Thị trường cấp 1: (Hay còn được gọi là thị trường sơ cấp) Đây là thị trường chuyển nhượng giao hoặc cho thuê quyền sử dụng đất.
Thị trường cấp 2: Thị trường xây dựng công trình để bán lại hoặc để cho thuê
Thị trường cấp 3: Thị trường bán hoặc cho thuê các công trình sau khi đã được mua hoặc cho thuê.
Từ các kết quả nghiên cứu cùng các nhận định của các chuyên gia, có thể thấy thị trường BĐS Việt Nam gồm có thị trường sơ cấp và thứ cấp.
Thị trường BĐS sơ cấp được hình thành khi nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất. Chủ thể tham gia thị trường này là Nhà nước, với tư các đại diện chủ sở hữu với nhà đầu tư hoặc người có nhu cầu sử dụng đất.
Thị trường BĐS thứ cấp là giai đoạn từ sau khi nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất lúc này tiến hành đầu tư tạo lập bất động sản như xác định vị trí công trình, xác lập quyền sở hữu hoặc sử dụng, xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình kiến trúc,…. Sau đó tiến hành các giao dịch về hàng hóa bất động sản như mua, bán, chuyển nhượng, cho thuê hoặc thế chấp, bảo hiểm…
Trên đây, Luật Trần và Liên Danh đã giúp bạn thị trường sơ cấp là gì? phân biệt rõ thị trường thứ cấp là gì, sự khác biệt giữa thị trường bất động sản thứ cấp và sơ cấp.