Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập, hoạt động trong khu chế xuất hoặc là những doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt động trong các khu công nghiệp, trong khu kinh tế. Cùng Luật Trần và Liên danh tìm hiểu về thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Thanh Hóa trong bài viết sau đây.
Các quy định pháp lý về doanh nghiệp chế xuất
Căn cứ theo Nghị định số 114/2015/NĐ- CP có quy định về hoạt động của khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế thì có một số quy định chung về khu chế xuất phải thực hiện như sau:
Theo đó, khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chế xuất sẽ được áp dụng quy định đối với khu phi thuế quan, trừ các ưu đãi riêng đối với khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu.
Doanh nghiệp chế xuất sẽ được quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc có trong văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền cấp trong trường hợp doanh nghiệp không phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chế xuất sẽ được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống như tường rào, có cổng và cửa ra, vào khu, đáp ứng bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và của các cơ quan chức năng có liên quan theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp chế xuất được mua các vật liệu xây dựng, đồ dùng văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, các mặt hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để xây dựng công trình trong khu, phục vụ cho việc điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của các cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp chế xuất.
Doanh nghiệp chế xuất hoặc người bán hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất sẽ được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu và hải quan đối với các vật liệu xây dựng, đồ dùng văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa của Việt Nam.
Pháp luật Việt Nam cũng quy định rõ, doanh nghiệp chế xuất được bán vào thị trường Việt Nam các tài sản thanh lý của doanh nghiệp và các hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư và thương mại. Tại thời thực hiện điểm bán hoặc thanh lý các tài sản vào thị trường nội địa sẽ không được áp dụng vào các chính sách quản lý hàng hóa về xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp các loại hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu, hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản.
Các cán bộ hoặc công nhân viên làm việc trong khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất khi mang ngoại hối từ nội địa Việt Nam vào trong khu chế xuất và ngược lại sẽ không phải khai báo hải quan.
Doanh nghiệp chế xuất khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến việc mua bán hàng hóa tại Việt Nam sẽ phải mở sổ kế toán hoạch toán riêng về doanh thu và các chi phí liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam, phải bố trí khu lưu giữ hàng hóa ngăn cách với các khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp chế xuất hoặc phải thành lập chi nhánh riêng nằm ngoài khu chế xuất để thực hiện các hoạt động này.
Việc xuất khẩu các loại hàng hóa kinh doanh ra thị trường nước ngoài luôn được Đảng và Nhà nước ta khuyến khích phát triển hàng đầu hiện nay nhằm đem lại sự phát triển cho doanh nghiệp và sự giao lưu đa loại hàng hóa trong nước ra thị trường nước ngoài. Đây là cơ hội tốt cũng như thách thức dành cho các doanh nghiệp để tận dụng và phát triển được hàng hóa của mình đặc biệt khi họ đang được hưởng những ưu đãi hấp dẫn về thuế suất trong việc sản xuất và kinh doanh các loại hàng hóa này.
Thế nào là doanh nghiệp chế xuất?
Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
Doanh nghiệp chế xuất không nằm trong khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Căn cứ pháp lý: Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất
Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế quy định cụ thể về điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất như sau:
– Doanh nghiệp chế xuất phải được ngăn cách với các doanh nghiệp thường bằng hệ thống hàng rào, lối đi riêng.
– Toàn bộ hàng hóa sản xuất phải được xuất khẩu 100% ra nước ngoài.
– Đảm bảo điều kiện kiểm tra giám sát của hải quan và các cơ quan chức năng. Hiện nay có nhiều cục hải quan yêu cầu các doanh nghiệp chế xuất phải lắp camera giám sát được kết nối với hải quan.
– Phải có văn bản đồng ý của hải quan về việc chấp thuận thành lập doanh nghiệp chế xuất.
– Doanh nghiệp chế xuất được mua vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp.
Doanh nghiệp chế xuất, người bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam.
– Thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo pháp luật về hải quan.
– Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất với các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, không phải khu phi thuế quan, là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này và các trường hợp không làm thủ tục hải quan do Bộ Tài chính quy định.
Doanh nghiệp chế xuất được bán vào thị trường nội địa tài sản thanh lý của doanh nghiệp và các hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư và thương mại. Tại thời điểm bán, thanh lý vào thị trường nội địa không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản.
– Cán bộ, công nhân viên làm việc trong khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất khi mang ngoại hối từ nội địa Việt Nam vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất và ngược lại không phải khai báo hải quan.
– Doanh nghiệp chế xuất khi được phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam phải mở sổ kế toán hạch toán riêng doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam và bố trí khu vực lưu giữ hàng hóa ngăn cách với khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp chế xuất hoặc thành lập chi nhánh riêng nằm ngoài doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất để thực hiện hoạt động này.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Thanh Hóa
Căn cứ vào định nghĩa doanh nghiệp chế xuất tại khoản 10 Điều 2 Nghị định 82/2018 thì Doanh nghiệp sản xuất muốn thành lập trong khu chế xuất thì ngoài các điều kiện như một doanh nghiệp thông thường thì còn đảm bảo loại hình hoạt động là sản xuất. Chỉ công ty sản xuất mới được thành lập ở khu chế xuất.
- Doanh nghiệp chế xuất phải được ngăn cách với các doanh nghiệp thường bằng hệ thống hàng rào, lối đi riêng.
- Toàn bộ hàng hóa sản xuất phải được xuất khẩu 100% ra nước ngoài
- Đảm bảo điều kiện kiểm tra giám sát của Hải Quan và các cơ quan chức năng.
- Phải có văn bản đồng ý của Hải Quan về việc chấp thuận thành lập doanh nghiệp chế xuất.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất
Trường hợp có vốn đầu tư nước ngoài, quý khách thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư. Sau đó tiến hành xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam thì quý khách chỉ cần làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư khi thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Thanh Hóa
Căn cứ vào khoản 1 Điều 39 Luật đầu tư quy định thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp chế xuất như sau:
Điều 39. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này”
Như vậy Ban quản lý khu chế xuất có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp chế xuất.
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Thanh Hóa của Luật Trần và Liên danh
Trong hơn 10 năm hành nghề, các Luật sư LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH luôn tâm niệm nghề nghiệp của mình sinh ra để cống hiến cho khách hàng và cho xã hội. Với từng vụ việc cụ thể, chúng tôi đều hướng đến việc đem lại kết quả bền vững cho khách hàng, giúp môi trường pháp luật ngày càng công chính hơn. Bằng việc nắm chắc cơ sở pháp ý của vụ việc, hiểu rõ cơ chế phối hợp làm việc, cơ chế giám sát của Đ ảng Cộng Sản Việt Nam và Nhà nước, Luật sư LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH nắm rõ con đường để đạt được mục tiêu cho vụ việc pháp lý mình đảm nhận. Các Luật sư của chúng tôi đã thực hiện hơn 4.500+ vụ, và hơn 1.500+ khách hàng với những kết quả đáng tự hào.LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH cung cấp các dịch vụ tư vấn như:
- Mã số thuế.
- Tư vấn pháp lý.
- Soạn thảo, trực tiếp thực hiện các thủ tục cấp giấy phép, giấy chứng nhận, giấy đăng kiểm, giấy đăng ký lưu hành thuốc và các giấy tờ, thủ tục hành chính khác.
- Đại diện ủy quyền doanh nghiệp thực hiện thủ tục.
- Hỗ trợ tư vấn các quy định khác trong quá trình kinh doanh.
- Hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo, người già, trẻ vị thành niên, các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.
LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH hoạt động với 4 tiêu chí:
Kết quả bền vững: Để được nhận kết quả tốt, theo đúng quy định pháp luật, nhận giá trị lâu dài mà không phải làm điều sai trái, không hối lộ, không e ngại sợ hãi cơ quan công quyền.
Sự tử tế: Được chăm sóc như người thân, ân cần, chân thành, giải thích cặn kẽ, liên tục, luôn bên cạnh trong suốt quá trình thực hiện công việc. Chúng tôi luôn bên bạn lúc thăng hay trầm.
Chuyên môn vững: Luật sư nhiều kinh nghiệm, hiểu rõ cách vận hành pháp luật của cơ quan nhà nước, hiểu rõ quy luật vận hành của các mối quan hệ trong xã hội để giải quyết vụ việc trọn vẹn.
Khách hàng 0 Đồng: LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH sẵn sàng phục vụ khách hàng khó khăn về tài chính với chất lượng tốt nhất, giá không liên quan đến chất lượng, không phải mua sự tử tế, sự đúng đắn bằng tiền.
Những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Thanh Hóa
Doanh nghiệp chế xuất được cấp giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa. Và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam. Phải mở sổ kế toán hạch toán riêng doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam. Và bố trí khu lưu giữ hàng hóa ngăn cách với khu vực lưu giữ hàng hóa. Phục vụ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp chế xuất. Hoặc thành lập chi nhánh riêng nằm ngoài khu chế xuất để thực hiện hoạt động này.
Trên đây là bài viết tư vấn về thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Thanh Hóa của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.